1.2.2 .Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam
2.2. Thực trạng vấn đề văn hóakinh doanh tại công ty cổ phần công nghiệp và thương mạ
2.2.3. Đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp của công ty cổ phần công nghiệp và thương
nghiệp và thương mại Funico
Đạo đức kinh doanh là một vấn đề cần thiết trong việc kinh doanh của công ty. Để đảm bảo thực hiện đạo đức kinh doanh, công ty đã tuân thủ theo đúng pháp luật bởi nó đảm bảo cho quyền lợi của công ty và người tiêu dùng. Công ty cổ phần công nghiệp và thương mại Funico đã thực hiện các vấn đề đạo đức như sau:
Đạo đức kinh doanh đối với người lao động: Doanh nghiệp luôn coi trọng người lao động là tài sản lớn nhất của mình, chăm lo cho cuộc sống, vật chất và tinh thần của người lao động, đảm bảo cho người lao động không chỉ tái sản xuất sức lao động, chăm lo sức khỏe cho người lao động. Đổi lại họ đã được một đội ngũ công nhân viên luôn hết lòng vì công ty, đồng cam cộng khổ với chủ doanh nghiệp. Chính sự cảm thông, đối đãi của doanh nghiệpvới người lao động bằng sự tôn trọng nên những nhà quản lý đã có được đội ngũ người lao động gắn bó, sẵn sàng cống hiến cho doanh nghiệp.
Đạo đức kinh doanh đối với khách hàng: Thông qua đó em đã làm bảng
câu hỏi cho công ty cổ phần công nghiệp và thương mại Funico, công ty cũng mong muốn biết được mức độ thảo mãn hay chưa thỏa mãn của khách hàng để công ty không ngừng cải tiến nhằm phục vụ khách hàng được tốt.
Thông qua khảo sát 112 khách hàng của công ty cổ phần công nghiệp và thương mại Funico đã thu được một số thông tin như sau:
Bảng 2.9:Kết quả điều tra mức độ hài lòng của khách hàng về trách nhiệm của doanh nghiệp
Cảm nhận của khách hàng Tiêu chí
Mức độ đánh giá của Khách hàng
Hài lòng Bình thường Không hài lòng Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % Chất lượng sản phẩm được giao theo hợp đồng đã ký
92 82,14 14 12,50 6 5,36
Thời gian giao hàng theo
hợp đồng đã ký 106 94,64 6 5,36 0 0
Thông tin phản hồi và giải
quyết khiếu nại 80 71,43 25 23,21 6 5,36
Thái độ của nhân viên trong giao dịch kinh doanh
98 87,50 14 12,50 0 0
Độ chính xác của các chứng từ giao hàng được xuất trình khi thanh toán
102 91,07 10 8,93 0 0
(Nguồn:Dữ liệu điều tra tại công ty,2020)
Qua thực tế, cho thấy mức độ hài lòng của khách hàng về trách nhiệm của doanh nghiệp thông qua bảng 2.9 như sau:
Chất lượng sản phẩm được giao theo hợp đồng đã ký: được đánh giá “hài lòng” là 82,14%, “bình thường” là 12,50%, “không hài lòng” là 5,36%. Có được kết quả đó là do công ty lấy “chữ tín” lên hàng đầu vì thế mục tiêu chất lượng sản phẩm được công ty đặt lên hàng đầu. Công ty không ngừng đầu tư máy móc, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, môi trường đảm bảo cung
cấp một cách ổn định về số lượng và chất lượng theo nhu cầu của khách hàng. Thời gian giao hàng theo hợp đồng đã ký kết: Được đánh giá ở mức độ “hài lòng” là 94,64%, “bình thường” là 5,36%, không có khách hàng nào đánh giá là không hài lòng. Đây cũng là một trong những mục tiêu để nâng cao uy tín của công ty đối với khách hàng. Tuy số lượng sản xuất lớn và có rất nhiều khách hàng nhưng hầu hết các chuyến hàng đều giao đúng hạn. Trong năm tới sự phối hợp giữa các bộ phận cần phải tốt hơn nữa để đảm bảo thời hạn giao hàng, đạt được mục tiêu không có chuyến hàng nào bị trễ.
Thông tin phản hồi và giải quyết khiếu nại: Được đánh giá ở mức độ “hài lòng” là 71,43%, “bình thường” là 23,21%, “không hài lòng” là 5,36%. Do đó công ty cần kiểm tra kĩ lưỡng và chăm sóc khách hàng tốt hơn nữa, lắng nghe ý kiến khách hàng và nhanh chóng giải quyết các khiếu nại của họ để đạt kết quả tốt hơn.
Công ty nên phát huy những nội dung được khách hàng đánh giá tốt để nó trở thành thế mạnh của công ty và nâng tỷ lệ khách hàng hài lòng ngày một cao hơn. Mặc dù đa số các nội dung đánh giá thu được kết quả khá khả quan nhưng công ty không được xem đó là thành công, là đã thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Những chỉ tiêu và nội dung đánh giá ngày một khắt khe hơn, chi tiết hơn nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của công ty đồng thời tạo cho khách hàng sự tín nhiệm đối với công ty. Còn đối với những nội dung mà kết quả không được tốt công ty cần tìm ra nguyên nhân và biện pháp để khắc phục sớm nhất có thể.
Đặc biệt, đạo đức kinh doanh còn thể hiện ở sự chia sẻ những thành quả lao động của doanh nghiệp vào đóng góp cho xã hội. Đây chính là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như một sự cam kết về tinh thần đạo đức. Công ty có các quỹ từ thiện ủng hộ các em học sinh nghèo vượt khó cho các trường thuộc địa bàn hoạt động của công ty, đóng góp vào quỹ chữ thập đỏ của tỉnh, chia sẻ với đồng bào gặp khó khăn trên cả nước, làm các công tác từ thiện….
Để đánh giá được về mức độ hài lòng của lãnh đạo và nhân viên địa phương về mức độ đóng góp của công ty cổ phần công nghiệp và thương mại Funico với cộng đồng và trách nhiệm xã hội. Đã làm phiếu điều tra với tổng số phiếu điều tra phát ra là 54 phiếu, thu về 54 phiếu hợp lệ.
Biểu đồ 2.4: Mức độ hài lòng của lãnh đạo và nhân viên về mức độ đóng góp của công ty với cộng đồng và trách nhiệm xã hội
(Nguồn:Dữ liệu điều tra tại công ty,2020)
Qua thực tế, ta thấy các lãnh đạo và nhân viên địa phương đưa ra nhận xét khách quan về mức độ đóng góp của công ty với cộng động và trách nhiệm xã hội. Mức độ hài lòng của các lãnh đạo và nhân viên địa phương chiếm 94% trong tổ số 54 các lãnh đạo và nhân viên địa phương. Các lãnh đạo và nhân viên địa phương thấy mức độ đóng góp của công ty với cộng đồng và trách nhiệm xã hội là bình thường chiếm 6%. Ta thấy các lãnh đạo và nhân viên địa phương có cảm nhận tốt về mức độ đóng góp của công ty với cộng đồng và trách nhiệm xã hội vì thế nó có ảnh hưởng tích cực đến công ty. Khi đó công ty có thêm uy tín và tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các lãnh đạo của địa phương, đồng thời cũng tạo ra cái nhìn thiện cảm với nhà lãnh đạo; nhân viên và nhân dân của địa phương về doanh nghiệp (Biểu đồ 2.4).
94% 6%
Hài lòng