1.2.2 .Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam
2.2. Thực trạng vấn đề văn hóakinh doanh tại công ty cổ phần công nghiệp và thương mạ
2.2.5. Văn hóa trong các hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần công nghiệp và thương
nghiệp và thương mại Funico.
Văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp: Có các biểu hiện của văn
hóa ứng xử gồm:
Chuẩn mực ứng xử của cấp trên với cấp dưới:
Để nhận biết và đánh giá được chuẩn mực ứng xử của cấp trên với cấp dưới trong công ty, đề tài tiến hành điều tra bằng Phiếu điều tra, được trình bày tại Phụ lục 1. Tổng số phiếu điều tra phát ra là 100 phiếu, thu về 94 phiếu, trong đó có 87 phiếu hợp lệ.
Bảng dưới đây phản ánh sự đánh giá của người lao động về chuẩn mực ứng xử của cấp trên với cấp dưới. (Dựa theo kết quả phản hồi câu hỏi thứ 13 – Phần C – Phiếu điều tra)
Bảng 2.11: Đánh giá của NLĐ về chuẩn mực ứng xử của cấp trên với cấp dưới tại công ty cổ phần công nghiệp và thương mại Funico
Cảm nhận của công nhân viên Tiêu chí
Mức độ đánh giá của công nhân viên
Hài lòng Bình thường Không hài lòng Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ %
Tôn trọng công nhân
viên 85 97,7 2 2,3 0 0
Thân thiện với công
nhân viên 79 90,8 8 9,2 0 0
Lắng nghe ý kiến
của công nhân viên 84 96,55 3 3,45 0 0
(Nguồn:Dữ liệu điều tra tại công ty,2020)
Qua thực tế, ta thấy được mức độ đánh giá của NLĐ về chuẩn mực ứng xử của cấp trên với cấp dưới tại công ty. Theo các tiêu chí: Tôn trọng công nhân viên; Thân thiện với công nhân viên; lắng nghe ý kiến của công nhân viên lần lượt được 97,7%; 90,8%; 96,55% NLĐ đánh giá ở mức độ hài lòng; ở mức độ bình thường lần lượt có 2,3%; 9,2%; 3,45% NLĐ đánh giá; ở mức độ không hài lòng cả 3 tiêu chí đểu không có NLĐ nào đánh giá (Bảng 2.11).
Từ số liệu này, ta thấy được cấp trên luôn tôn trọng mỗi CBCNV, luôn tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển và có cơ hội thăng tiến, luôn lắng nghe đề xuất và các ý kiến phản hồi của nhân viên, khen, chê nhân viên đúng lúc, đúng chỗ. Góp ý cho nhân viên chân thành, đánh giá thi đua, khen thưởng và kỷ luật nhân viên công tâm, trung thực, công bằng, không lồng động cơ cá nhân, không có thái độ và hành vi trù dập nhân viên đứng trên lợi ích của công ty chứ không vì lợi ích cá nhân. Nhắc nhở nhân viên mắc lỗi trên cơ sở góp ý, nhẹ nhàng chỉ ra lỗi sai đồng thời nghiêm túc yêu cầu sửa chữa. Luôn đáp lại bằng
cử chỉ chào hỏi thân thiện khi nhân viên chào mình, luôn dùng thái độ hòa nhã để nói chuyện, trao đổi với công nhân viên. Quan tâm tới những ý kiến phản hồi của cấp dưới, vừa để nắm bắt tình hình công ty, vừa để nhận biết những khó khăn, tình huống khó giải quyết tại công ty. Ở các phòng ban, những cán bộ cấp trên có kinh nghiệm và chuyên môn giúp đỡ, hướng dẫn cấp dưới của mình khi những tình huống khó khăn phát sinh. Tuy nhiên, khoảng cách giữa bộ phận cán bộ phòng ban trong công ty và bộ phận nhân viên cấp cơ sở còn có nhiều khoảng cách, dẫn đến việc ứng xử giữa cán bộ quản lý cấp cao với nhân viên cấp thấp còn xa cách, câu nệ.
Chuẩn mực ứng xử của cấp dưới với cấp trên: Các nhân viên trong công ty cổ phần công nghiệp và thương mại Funico cũng có những thái độ tích cực. Họ tôn trọng và cư xử đúng mực với cấp trên, cố gắng hoàn thành công việc của mình được giao, chia sẻ và tán dương những thành tích cùng sự cố gắng của lãnh đạo. Họ cũng luôn cố gắng học hỏi kinh nghiệm từ những nhân viên có chuyên môn vững vàng và kinh nghiệm lâu năm để từ đó nâng cao kinh nghiệm bản thân.
Giữa các đồng nghiệp trong công ty:
Qua kết quả thu được tại câu hỏi 12 – Phần C – Phiếu điều tra thu được: 61 phiếu (tương ứng 70,11%) đánh giá ở mức độ rất tốt; 19 phiếu (tương ứng 21,84%) đánh giá ở mức tốt; 7 phiếu (tương ứng 8,05%) đánh giá ở mức trung bình và không có phiếu nào đanh giá ở mức không tốt về mối quan hệ giữa các nhân viên đồng nghiệp với nhau (Phụ lục 1).
Họ có thái độ ứng xử chan hòa cùng các thành viên trong cùng đội, nhóm, phòng ban. Trong công việc cũng như trong cuộc sống, họ quan tâm và giúp đỡ nhau. Trong cùng một đội, họ biết cách phân chia nhiệm vụ, giúp đỡ nhau hoàn thành công việc.
trong cách ăn mặc; tôn trọng lĩnh vực của người khác; mở rộng kiến thức; tôn trọng giờ giấc làm việc; thực hiện công việc đúng tiến độ; luôn lắng nghe; làm việc siêng năng; giải quyết vấn đề riêng của nhân viên.
- Văn hóa trong xây dựng và phát triển thương hiệu: công ty vẫn chưa chú trọng đến việc phát triển thương hiệu của mình. Vẫn chưa làm nổi bật được nét văn hóa riêng của công ty cũng như thương hiệu của công ty.
- Văn hóa trong hoạt động marketing: Công ty đã thiết kế sản phẩm hình ảnh trong tâm chí khách hàng, luôn làm theo những đơn đặt hàng của khách hàng, luôn sáng tạo, đổi mới thiết kế các sản phẩm phù hợp, đổi mới cải tiến mẫu mã, nên chiếm được một vị trí đặc biệt và có giá trị trong tâm trí khách hàng.
- Văn hóa ứng xử trong đàm phán và thương lượng: Công ty luôn chú trọng đến hành vi ngôn ngữ; tạo sự tin tưởng trong đàm phán; luôn tôn trọng ý kiến, yêu cầu đặt hàng của khách hàng. Đàm phán cho đôi bên cùng có lợi.