Phân tích tình hình công nợ đối với khách hàng và nhà cung cấp

Một phần của tài liệu Kế toán thanh toán tại xí nghiệp tư nhân tuổi trẻ, phú thọ (Trang 32 - 37)

4.1 .Phương pháp thu thập dữ liệu

5. Kết cấu của đề tài

1.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán đối với khách hàng và nhà

1.3.1. Phân tích tình hình công nợ đối với khách hàng và nhà cung cấp

1.3.1.1. Một số vấn đề về công nợ và quản lý công nợ

Phải thu của khách hàng: Phải thu khách hàng là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về số tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định (TSCĐ), các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ.

Phải trả nhà cung cấp: Phải trả nhà cung cấp là các khoản nợ nhà cung cấp do mua sắm vật tư, hàng hóa, tài sản mà có thời hạn thanh toán.

23

Do đó, đối với các khoản công nợ phải:

- Phải mở sổ chi tiết theo từng đối tượng phải thu, phải trả theo từng nội dung và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ thanh toán với doanh nghiệp về sản phẩm, hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ. Đối tượng phải trả là người bán, nhà cung cấp, tổ chức mà doanh nghiệp mua hàng hóa, vật tư, dịch vụ đầu vào.

- Trường hợp bán hàng thu tiền ngay, mua hàng trả tiền ngay thì không cần phản ánh vào TK phải thu hay phải trả

- Khi phát sinh các khoản nợ phải thu của khách hàng, kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh.

- Những khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có số dư lớn thì định kì cần phải kiểm tra đối chiếu các khoản nợ phát sinh, đã thu hồi và số nợ…

- Phải tiến hành phân loại nợ: Loại nợ có thể trả đúng hạn, quá hạn, nợ khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi để có căn cứ xác định số trích dự phòng hoặc có biện pháp xử lí đối với các khoản nợ không thu hồi được…

1.3.1.2. Vai trò của quản lý công nợ

Xu hướng chung của các doanh nghiệp điều muốn tập chung tận dụng tối đa mọi nguồn vốn, muốn thu hồi nhanh những khoản phải thu từ khách hàng, và kéo dài thời gian nợ phải trả cho NCC, doanh nghiệp cần quản lí công nợ một cách hiệu quả

Doanh nghiệp phải có công cụ theo dõi công nợ phải thu, phải trả một cách chính xác, đầy đủ.

Xây dựng được chính sách, quy định bán hàng rõ ràng.

Có nhân sự chuyên trách: theo dõi, đánh giá và lập báo cáo tình hình công nợ hàng tuần, hàng tháng.

Có nhân viên có kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm để phối hợp với các bộ phận liên quan ( kế toán, kinh doanh) thúc đẩy việc thu hồi công nợ phải thu thật nhanh.

Lập các chỉ tiêu đánh giá hệ số công nợ, tốc độ thu hồi công nợ,…

Với hình thức kế toán máy, căn cứ vào các chứng từ, nghiệp vụ phát sinh. Kế tóan nhập dữ liệu vào phần mềm cài trên máy vi tính. Tùy thuộc vào tính chất của nghiệp vụ phát sinh, kế toán vào phân hệ tương ứng được thiết lập trong phầm mềm để nhập số liệu. Chương trình được thiết lập sẵn theo quy định hiện hành về kế toán sẽ tự động vào sổ đối với các dữ liệu được nhập.

Cuối kỳ báo cáo, kế toán viên sẽ tiến hành việc kiểm tra, đối chiếu và tiến hành kết xuất các báo cáo, sổ cái, sổ chi tiết. Phầm mềm kế toán thường có thể xuất ra đầy

24

đủ các loại sổ thuộc các hình thức kế toán. Doanh nghiệp sẽ chọn loại sổ sách thuộc một hình thức nhất định để sử dụng.

1.3.1.3 Nhiệm vụ của quản lý công nợ

Công tác quản lí công nợ các nghiệp vụ thanh toán đòi hỏi phải thực hiện tốt. - Ghi chép đầy đủ, kịp thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách chi tiết và tổng hợp của các phần hành các khoản nợ phải thu, phải trả.

- Thực hiện giám sát chế độ thanh toán công nợ và tính chấp hành các kỷ luật thanh toán tài chính, tín dụng.

- Ghi chép phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác rõ ràng các khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng phải thu, phải trả và thời gian thanh toán.

- Tổng hợp và xử lí nhanh thông tin về tình hình công nợ trong hạn, đến hạn, quá hạn góp phần nâng cao hiệu quả quản lí tài chính trong doanh nghiệp

1.3.1.4. Một số chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ đối với khách hàng và nhà cung cấp

Việc phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp, các nhà phân tích có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính, nắm được việc chấp hành kỷ luật thanh toán đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, một doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt và lành mạnh, sẽ không phát sinh tình trạng nợ nần dài hạn, khả năng thanh toán tốt. Ngược lại, khi một doanh nghiệp phát sinh tình trạng nợ nần kéo dài, phức tạp thì sẽ ảnh hưởng chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Vì vậy, qua việc phân tích công nợ có thể đánh giá được khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà quản lí có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả của hoạt động tài chính.

Có hai chỉ tiêu phản ánh tình công nợ của doanh nghiệp:

+ Chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ: bao gồm chỉ tiêu phản ánh “nợ phải thu” và “nợ phải trả” trên bảng cân đối kế toán.

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu công nợ, và trình độ quản lý công nợ gồm có: Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả, Hệ số các khoản phải thu, Hệ số các thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ bình quân, hệ số hoàn trả nợ, kỳ trả nợ bình quân.

a. Chỉ tiêu phản ánh quy mô

Phải thu của khách hàng:

25

- Tỷ lệ tăng (giảm) phải thu của khách hàng (%) =

Mức tăng (giảm) phải thu khách hàng

x 100 Phải thu khách hàng kỳ trước

Phải trả người bán:

- Mức tăng (giảm) phải trả người bán = Phải trả NB kỳ này – Phải trả NB kỳ trước

- Tỷ lệ tăng (giảm) phải trả người bán (%) =

Mức tăng (giảm) phải trả người bán

x 100 Phải trả người bán kỳ trước

b. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu

* Phải thu của khách hàng:

- Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả(%):

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng và được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ các khoản nợ phải thu (%) =

Nợ phải thu

x100 Nợ phải trả

Tỷ lệ này phản ánh các khoản nợ phải thu khách hàng so với các khoản phải trả người bán, phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100%, thể hiện số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. Nếu chỉ tiêu nhỏ hơn 100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp đang đi chiếm dụng lớn hơn số vốn chiếm dụng.

- Tỷ lệ nợ phải thu của khách hàng trên tổng nợ phải thu (%) Tỷ lệ nợ phải thu của khách

hàng trong tổng nợ phải thu (%) =

Tổng số nợ phải thu của khách hàng

x 100 Tổng nợ phải thu

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá vị trí của nợ phải thu khách hàng trong tổng nợ phải thu của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này lớn thì, nợ phải thu chính của doanh nghiệp là khách hàng và trọng tâm của công tác thu nợ cần phải đặt vào các đối tượng này.

- Số vòng luân chuyển các khoản nợ phải thu khách hàng Số vòng luân chuyển các

khoản nợ phải thu (vòng) =

Doanh thu thuần

Số dư bình quân nợ phải thu khách hàng

26

Số dư bình quân nợ phải thu khách hàng =

Tổng số dư nợ phải thu khách hàng đầu kỳ+cuối kỳ

2

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng. Các doanh nghiệp thường kỳ vọng số luân chuyển lớn, vì điều này thể hiện các khoản phải thu khách hàng thu hồi càng nhanh, vốn càng bị ít chiếm dụng và đây là một kết quả tốt đem lại từ công tác quản lí nợ phải thu. Ngoài ra, để đánh giá mức độ vốn bị chiếm dụng người ta còn sử dụng chỉ tiêu về kỳ thu tiền bình quân.

- Kỳ thu tiền bình quân: Số ngày thu tiền bình

quân (ngày) =

360 / (365)

Số vòng luân chuyển các khoản phải thu khách hàng

Kỳ thu tiền bình quân là chỉ tiêu cho biết phải mất bao nhiêu ngày thì một đơn vị tiền bán hàng đã bán mới được thu hồi. Do đó, nhà quản lí phải có biện pháp can thiệp trong trường hợp khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh thu lợi nhuận không tăng vì vốn bị chiếm dụng nhiều.

*Nợ phải trả người bán

- Tỷ lệ nợ phải trả người bán trong tổng công nợ phải trả: Tỷ lệ nợ phải trả người bán

trong tổng nợ phải trả(%) =

Tổng số nợ phải trả người bán

x 100 Tổng nợ phải trả

Chỉ tiêu phản ánh mức độ ảnh hưởng công nợ phải trả nhà cung cấp đối với tổng nợ phải trả trong doanh nghiệp. Do đây là nguồn vốn tín dụng giá rẻ nên doanh nghiệp có thể tận dụng. Khi tỷ lệ công nợ ở mức thấp, doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch tăng cường huy động nguồn vốn từ các đối tượng này.

- Số vòng luân chuyển các khoản nợ phải trả người bán : Số vòng luân chuyển các

khoản nợ phải trả (vòng) =

Giá vốn hàng bán

Số dư bình quân phải trả người bán Trong đó

Số dư bình quân nợ phải trả người bán =

Tổng số dư nợ phải trả người bán đầu kỳ+cuối kỳ 2

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.

27

Kỳ trả tiền bình quân (ngày) =

360 ngày

Số vòng luân chuyển các khoản phải trả người bán

Kỳ trả tiền bình quân là chỉ tiêu cho biết trung bình mất bao nhiêu này thì khoản nợ mới được thanh toán xong cho nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu Kế toán thanh toán tại xí nghiệp tư nhân tuổi trẻ, phú thọ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)