Phân tích tình hình công nợ và khả thanh toán tại Xí nghiệp tư nhân xây dựng Tuổi Trẻ

Một phần của tài liệu Kế toán thanh toán tại xí nghiệp tư nhân tuổi trẻ, phú thọ (Trang 86 - 93)

4.1 .Phương pháp thu thập dữ liệu

5. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng kế toán thanh toán tại Xí nghiệp tư nhân xây dựng Tuổi Trẻ

2.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả thanh toán tại Xí nghiệp tư nhân xây dựng Tuổi Trẻ

dựng Tuổi Trẻ

2.2.3.1. Phân tích tình hình công nợ đối với khách hàng và nhà cung cấp

Công nợ là là một vấn đề phức tạp, nhưng rất quan trọng vì nó tồn tại trong suốt quá trình kinh doanh, công nợ ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, một doanh nghiệp mà công nợ ít thì được xem là kinh doanh có hiệu quả và ngược lại .

Vì vậy việc phân tích tình hình tài chính trong đó có công nợ đóng vai trò quan trọng, trong giai đoạn hiện nay khi mà đất nước đang chuyển mình sang kinh tế thị trường, tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới .

Phân tích tình hình công nợ sẽ cung cấp thông tin hữu ích về tình hình công nợ giữa xí nghiệp với các chủ nợ và giữa doanh nghiệp với các khách nợ. Trên cơ sở kết quả phân tích này sẽ giúp cho các nhà quản trị có quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề công nợ của đơn vị mình một cách hợp lý và hiệu quả, góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại cũng như trong thời gian tới.

77

Bảng 2.4. Bảng phân tích các chỉ tiêu tình hình công nợ của khách hàng và nhà cung cấp 2017 -2019

STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018

Chênh lệch lệ(%) Tỷ Chênh lệch Tỷ lệ(%) 1 Tổng nợ phải thu 4,549,224,672 4,394,954,821 5,351,603,666 (154,269,851) -3.39 956,648,845 21.77 2 Nợ phải thu khách hàng 3,560,545,678 4,154,083,582 4,192,835,786 593,537,904 16.67 38,752,204 0.93 3 Tổng nợ phải trả 26,392,347,227 26,408,517,447 27,341,465,268 16,170,220 0.06 932,947,821 3.53 4 Nợ phải trả người bán 3,998,708,765 4,506,948,082 2,477,200,519 508,239,317 12.71 (2,029,747,563) (45.04) 5 Giá vốn hàng bán 11,425,860,813 11,121,128,639 10,001,746,216 (304,732,174) -2.67 (1,119,382,423) (10.07)

6 Doanh thu thuần 14,303,366,510

13,894,520,275

12,591,126,594 (408,846,235) -2.86 (1,303,393,681) (9.38)

7 Số dư bình quân nợ phải thu KH 3,458,657,322

3,857,314,630

4,173,459,684 398,657,308 11.53 316,145,054 8.20

8 Số dư bình quân nợ phải trả NB 4,288,808,764

4,252,828,424 3,492,074,301 (35,980,341) -0.84 (760,754,123) (17.89)

9 Tỷ lệ nợ phải thu KH/Tổng nợ phải thu(%)=(2)/(1) 78.27 94.52 78.35 16 20.77 (16) (17.11)

10 Tỷ lệ nợ phải trả NB/Tổng nợ phải trả(%)=(4)/(3) 15.15 17.07 9.06 2 12.64 (8) (46.91)

11 Tỷ lệ khoản phải thu KH

so với khoản phải trả NB(lần)=(2)/(4) 0.89 0.92 1.69 0 3.51 1 83.63

12 Tỷ lệ NPThu so với NPTrả ngắn hạn (lần)=(1)/(3) 0.17 0.17 0.20 (0) -3.45 0 17.61

13 Số vòng quay luân chuyển NPThu KH=(6)/(9) 4.14 3.60 3.02 (1)

-

12.90 (1) (16.25)

14 Số vòng quay luân chuyển NPTrả NB=(5)/(8) 2.66 2.61 2.86 (0) -1.84 0 9.53

15 Kỳ thu tiền bình quân( ngày)= 360 /(13) 87 100 119 13 14.81 19 19.40

16 Kỳ trả tiền bình quân(ngày)= 360/(14) 135 138 126 3

2 (12)

(9)

78

Qua bảng phân tích về tình hình công nợ đối với khách hàng và người bán ta thấy: Trong 3 năm từ 2017 – 2019 khoản nợ phải thu của khách hàng luôn nhỏ hơn nợ phải trả người bán, điều này cho thấy doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn tín dụng ít hơn so với việc đi chiếm dụng vốn người bán. Mức độ chênh lệch giữa nợ phải thu khách hàng và nợ phải trả người bán khá khỏ. Đi sâu phân tích từng chỉ tiêu cụ thể như sau:

Nợ phải trả người bán

Tại doanh nghiệp nợ phải trả người bán biến động không đều qua 3 năm như sau: Năm 2017 khoản nợ phải trả người bán là 3.998.708.765 đến 2018 khoản nợ phải trả người bán tăng lên 4.506.948.082 tương đương tăng (12,71%). Năm 2019, nợ phải trả người bán có sự giảm mạnh còn 2.029.747.563 tương đương giảm (45%) so với năm 2018.

Sự biến động không đều các khoản nợ phải trả người bán cho thấy doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng tốt nguồn vốn tín dụng thương mại giá rẻ này. Đây là hình thức sử dụng vơi chi phí thấp, tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần phải đề phòng trong trường hợp không có khả năng thanh toán.

Tỷ lệ nợ phải trả trong tổng công nợ phải trả

Chỉ tiêu này cho thấy mức độ ảnh hưởng công nợ phải trả người bán đối với tổng nợ phải trả trong doanh nghiệp

Tại xí nghiệp, cơ cấu nợ phải trả người bán chism tỷ lệ tương đối nhỏ. Cụ thể,năm 2017 tỷ lệ nợ phải trả người bán chiếm 15,15%. Năm 2018, tỷ lệ này tăng lên 17,07% và năm 2019 giả còn 9,06% do năm 2019 nợ phải trả người bán giảm mạnh. Xí nghiệp có thể tiếp tục xây dựng kế hoạch tăng cường huy động vốn từ các nhà cung cấp này.

Nợ phải thu khách hàng

Từ năm 2017 – 2019, khoản mục nợ phải thu khách hàng tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể, năm 2017 nợ phải thu khách hàng là 3.560.545.678 đến năm 2018 con số này là 4.154.083.582 tương ứng tăng (16,67%). Đến 2019 nợ phải thu khách hàng tiếp tục tăng 4.192.835.786 tương ứng tăng (0.93%) so với năm 2018.

Đồng thời doanh thu thuần qua 3 năm 2017 – 2019 biến động giảm liên tục do doanh nghiệp thu nhỏ quy mô sản xuất. Xét riêng năm 2019 nợ phải thu nợ phải thu khách hàng đạt mức cao nhất 4.192.835.786 nhưng doanh thu thuần ở mức thất nhất trong 3 năm 12.591.126.594. Đều này bị ảnh hưởng chính bởi 2 nguyên nhân sau: Thứ nhất, do một số công trình xây dựng lớn được bắt đầu thi công thực hiện vào cuối năm 2019 vì vậy doanh thu chưa đủ điều kiện được khi nhận vào thời điểm lập báo cáo tài

79

chính. Thứ 2, do đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, và thi công công trình trên thị trường ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ, bắt buộc doanh nghiệp đưa ra các chính sách bán hàng chịu, ưu đãi về giá cả kèm theo giảm quy mô và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả

Phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng. Tại xí nghiệp qua 3 năm tỷ lệ biến động thất thường. Năm 2017, 2018 tỷ lệ này đều nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn nhiều hơn số vốn bị chiếm dụng. Năm 2019, tỷ lệ này đạt 1,69 thể hiện vố của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều hơn so với doanh nghiệp đi chiếm dụng.

So sánh giữa khoản nợ phải thu khách hàng và nợ phải trả người bán cơ bản doanh nghiệp cũng có sự cân bằng giữa nợ phải thu khách hàng và nợ phải trả người bán qua 3 năm.

Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả ngắn hạn

Xét đến khoản nợ phải thu và khoản nợ phải trả qua 3 năm 2017 -2019 ta thấy, năm 2017, 2018 tỷ lệ này là 0,17 cho thấy doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn ở bên ngoài. Năm 2019, tỷ lệ tăng là 0,2. Đối tượng phải trả ngắn hạn chủ yếu là nhà cung cấp.Trong doanh nghiệp các khoản phải trả tương đối lớn, doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể cho việc thanh toán nợ, tránh rủi ro khi các khoản nợ đến hạn mà không có khả năng thanh toán

Tỷ lệ khoản nợ phải thu khách hàng trong tổng nợ phải thu

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá vị trí nợ phải thu khách hàng trong tổng nợ phải thu của doanh nghiệp. Tại xí nghiệp tỷ lệ nợ phải thu khách hàng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nợ phải thu và có sự biến động qua 3 năm. Năm 2017 tỷ lệ này là 78,27% , năm 2018 tỷ lệ tăng cao nhất đạt 94,52% , 2019 là 72,35%. Tỷ lệ tương đối lớn cho thấy đối tượng là nợ phải thu chủ yếu là khách hàng, một phần nhỏ nợ phải thu là thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Doanh nghiệp không có nợ phải thu khác và phải thu nội bộ. Điều này cho thấy, xí nghiệp phải đặt công tác thu hồi nợ khách hàng là chủ yếu.

 Số vòng luân chuyển nợ phải thu khách hàng

Chỉ tiêu số vòng luân chuyển nợ phải thu khách hàng phụ thuộc vào 2 nhân tố là doanh thu thuần và số dư bình quân các khoản nợ phải thu khách hàng.

Số dư bình quân các khoản nợ phải thu khách hàng năm 2017 – 2019 tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2017 số dư bình quân các khoản nợ phải thu khách hàng là

80

3.458.657.322, năm 2018 tăng lên 3.857.314.630, năm 2019 đạt mức cao nhất 4.173.459.684

Doanh thu thuần giảm qua các năm tỷ lệ nghịch với số dư bình quân các khoản nợ phải thu kéo theo số vòng luân chuyển các khoản nợ phải thu khách hàng giảm năm 2017 là 4,14 vòng, 2018 là 3,60 vòng và 2019 còn 3,02 vòng.

Số vòng luân chuyển nợ phải thu khách hàng giảm thể hiện các khoản nợ phải thu được thu hồi chậm hơn. Xí nghiệp cần chú trọng thu hồi các khoản nợ phải thu khách hàng để đẩy vòng quay vốn nhanh hơn, sử dụng vốn hiệu quả hơn. Ngoài ra , để đánh giá mức độ vốn bị chiếm dụng người ta còn sử dụng kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân là chỉ tiêu cho biết thời gian một đơn vị tiền hàng đã bán mới được thu hồi. Trong giai đoan 2017 – 2019 số vòng luân chuyển các khoản phải thu khách hàng tăng liên tục

Cụ thể, năm 2017 kỳ thu tiền bình quân là 87 ngày, 2018 tăng lên 100 ngày đến năm 2019 là 119 ngày. Kỳ thu tiền bình quân tăng chó thấy việc thu hồi nợ khách hàng chưa có hiệu quả. Đặc biệt doanh nghiệp chú trọng các điều khoản thanh toán với khách hàng trong hợp đồng kinh tế.

Số vòng luân chuyển các khoản nợ phải trả

Chỉ tiêu số vòng luân chuyển các khoản nợ phải trả phụ thược vào 2 nhân tooas là giá vốn hàng bán và số dư bình quân các khoản phải trả người bán

Từ năm 2017 đến năm 2019 số vòng luân chuyển các khoản nợ phải tra người bán giảm lên tục. Năm 2017 số dư nợ bình quân các khoản nợ phải trả người bán là 4.288.808.764, năm 2018 con số này giảm xuống 4.353.828.424 tương ứng giảm 0,84%. Đến 2019 chỉ còn 3.492.074.301 tương ứng giảm (17,11%). Điều này cho thấy doanh nghiệp đang chú trọng trả nợ cho người bán. Dù việc trả nợ cho người bán làm tỷ lệ vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp giảm song góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp với người bán, đm lại nguồn vật tư đàu vào chất lượng.

Kỳ trả tiền bình quân

Chỉ tiêu này cho biết thời gian 1 đơn vị hàng mua khi nào mới được thanh toán. Qua 3 năm 2017 -2019, kỳ trả tiền bình quân tăng giảm không đều. Cụ thể năm 2017 kỳ tả tiền bình quân là 135 ngày, năm 2018 tăng lên 137 ngày, năm 2019 giảm còn 125 ngày. Nhìn chung, tình hình công nợ của doanh nghiệp có sự biến động liên tục trong 3 năm 2017 – 2019.Tỷ lệ các khoản nợ phải trả cho người bán thấp hơn nợ phải thu khách hàng, cho thấy doanh nghiệp đã tận dụng được việc chiếm dụng nguồn vốn tín

81

dụng chi phí thấp. Song doanh nghiệp vẫn cần chú trọng công tác thu hồi nợ khách hàng. Nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường nhằm tăng trưởng doanh thu trong các năm tiếp theo.

2.2.3.2. Phân tích tình hình khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của xí nghiệp là năng lực về tài chính mà xí nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Khả năng thanh toán là một trong những công cụ mạnh được sử dụng nhằm đánh giá các khả năng của doanh nghiệp để đáp ứng được những nhiệm vụ tài chính dài hạn hay ngắn hạn của doanh nghiệp.

82

Bảng 2.5. Bảng phân tích tình hình khả năng thanh toán năm 2018-2019

STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch

2018-2019 TÀI SẢN A Tài sản ngăn hạn 26,536,958,565 26,179,001,211 (357,957,354) 1

Tiền và các khoản tương đương tiền 516,130,780 119,691,983 (396,438,797)

2 Các khoản phải thu ngắn hạn

4,394,954,821 5,351,603,666 956,648,845 3 Hàng tồn kho 21,625,872,964 20,707,705,562 (918,167,402) B Tài sản dài hạn 8,061,415,965 9,369,294,677 1,307,878,712 Tổng tài sản 34,598,374,530 35,548,295,888 949,921,358 C Nợ phải trả 26,408,517,447 27,341,465,268 932,947,821 1 Nợ ngắn hạn 26,408,517,447 27,341,465,268 932,947,821.00 HỆ SỐ THANH TOÁN -

1 Hệ số thanh toán tồng quát 1.31 1.30 (0.01)

2

Hệ số thanh toán nợ ngắn

hạn( lần) 1.00 0.96 (0.05)

3 Hệ số thanh toán nhanh(lần) 0.020 0.004 (0.0152)

(Theo:Bảng cân đối kế toán của xí nghiệp tư nhân xây dựng Tuổi Trẻ năm 2017, 2018, 2019)

83

Nhận xét:

 Hệ số thanh toán tổng quát

Hệ số thanh toán tổng quát năm 2018, 2019 lần lượt là 1,31 và 1,30. Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đủ sức để thanh toán các khoản nợ hiện tại.Tuy nhiên không phải tài sản nào cũng có sẵn hay mức độ thanh khoản cao để thanh toán các khoản nợ phải trả ngay.

 Hệ số thanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán bao nhiêu lần các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của mình. Năm 2018 hệ số thanh toán ngắn hạn là 1.00, hệ số này bằng 1 khá lí tưởng chứng tỏ doang nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ vay và phản ánh mức độ mà DN đảm bảo chi trả các khoản nợ là càng cao,hiệu quả sử dụng vốn cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp thấp, tình hình tài tài chính được đánh giá là tốt và 2019 là 0.96 giảm so với 2018, Khả năng thanh toán của DN giảm hơn song hệ số không quá nhỏ do vậy doanh nghiệp vẫn đảm bảo tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn phải trả.

 Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp.Năm 2018, hệ số thanh toán tại doanh nghiệp rất thấp 0,02 lần, và 2019 là 0,004 lần. Như vậy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và tương đương tiền rất thất, doanh nghiệp cần có những biện pháp giảm các khoản nợ ngắn hạn, tránh tình trạng các khoản nợ đến hạn không thể thanh toán dẫn đến nguy cơ phá sản.

Một phần của tài liệu Kế toán thanh toán tại xí nghiệp tư nhân tuổi trẻ, phú thọ (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)