Tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp

Một phần của tài liệu Kế toán thanh toán tại xí nghiệp tư nhân tuổi trẻ, phú thọ (Trang 41 - 44)

4.1 .Phương pháp thu thập dữ liệu

5. Kết cấu của đề tài

2.1. Khái quát về Xí nghiệp tư nhân xây dựng Tuổi Trẻ

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp

2.1.3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của xí nghiệp

Xí nghiệp tư nhân xây dựng Tuổi Trẻ là một đơn vị hạch toán độc lập, là doanh nghiệp tư nhân, phát huy quyền tự chủ của cán bộ công nhân viên.

Theo cơ cấu này thì lãnh đạo được sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng, tham khảo ý kiến và tìm ra giải pháp tối ưu trong công việc như ký kết hợp đồng kinh tê, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của những năm tới, tuy nhiên mọi quyết định là do giám đốc xí nghiệp.

Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp được thể hiện qua Sơ đồ 2.1:Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp tư nhân xây dựng Tuổi Trẻ

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp tư nhân xây dựng Tuổi Trẻ

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận * Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận.

Ban giám đốc: Bao gồm giám đốc và các phó giám đốc. Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh, một phó giám đốc phụ trách về mặt kỹ thuật.

Giám đốc Phòng Kế toán – Tài chính Phòng Kĩ thuật – Kế hoạch P.Giám đốc Phòng Kinh doanh Các phân xưởng sản xuất Các đội thi công

32

Phòng Kế toán – Tài chính: Tổ chức công tác kế toán tài chính, hạch toán kế toán, giám sát theo dõi tình hình tài chính và phản ánh đúng thực tế tình hình hoạt động của xí nghiệp trong kỳ. Phụ trách xác định doanh thu, chi phí, lãi lỗ, thuế,... quản lý tài chính các hoạt động kinh doanh và tài sản, tiền vốn của xí nghiệp theo đúng luật pháp quy định.

Phòng Kỹ thuật - Kế hoạch: Đây là một trong những phòng quan trọng nhất của xí nghiệp. Xí nghiệp quản lý mọi hoạt động của thi công thông qua các văn bản và hợp đồng cụ thể, vì thế nhiệm vụ của phòng là làm thủ tục ký kết hợp đồng chuẩn bị mặt bằng thi công. Hồ sơ thiết kế dự toán được duyệt làm kế hoạch thi công từng công trình

Phòng Kinh doanh: Tham mưu cho lãnh đạo về các chiến lược kinh doanh, xây dựng các kế hoạch, chiến lược kinh doanh theo tháng, quý, năm. Cùng với đó, phòng kinh doanh phải giám sát và kiểm tra chất lượng công việc, sản phẩm của các bộ phận khác nhằm mang đến khách hàng chất lượng dịch vụ cao. Phòng kinh doanh có quyền nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các chiến lược kinh doanh, nghiên cứu đề xuất, lựa chọn đối tác đầu tư liên doanh, liên kết, lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động SXKD. Bên cạnh đó là nhiệm vụ báo cáo thường xuyên về tình hình chiến lược, những phương án thay thế và cách hợp tác với các khách hàng, nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh. Cuối cùng là việc xây dựng cách chiến lược PR, marketing cho các sản phẩm theo từng giai đoạn và đối tượng khách hàng và xây dựng chiến lược phát triển về thương hiệu.

Các phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho quá trình kinh doanh của xí nghiệp. Đây là bộ phận có số lượng lao động lớn, ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm và chiến lược kinh doanh của xí nghiệp.

Các đội thi công: Có nhiệm vụ trực tiếp thi công các công trình xây dựng

2.1.3.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Đối với thành phẩm các loại vật liệu dùng trong hoạt động xây dựng (gạch, ống cống, cọc, cục vỉa...) mang tính chất đồng nhất, chi phí bỏ ra để sản xuất theo lô, theo dây chuyền, mức độ tiêu hao nguyên vật liệu đầu vào được quy định theo định mức sản xuất, giá thành sản xuất giữa cùng một loại sản phẩm trong cùng lô, một dây chuyền là tương đối như nhau. Sản phẩm được sản xuất theo kế hoạch của xí nghiệp. Các mặt hàng luôn có một số lượng hàng tồn kho nhất định để đảm bảo cung cấp, bán hàng thường xuyên của xí nghiệp.

33

Đối với các công trình xây dựng của xí nghiệp là loại sản xuất công nghiệp đặc biệt theo đơn đặt hàng. Mỗi đối tượng xây lắp là từng công trình, hạng mục công trình, đòi hỏi yêu cầu kinh nghiệm, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng thích hợp, được xác định cụ thể trên từng thiết kế dự toán của từng đối tượng riêng biệt. Do tính chất đơn chiếc, riêng lẻ nên chi phí bỏ ra để thi công xây lắp các công trình và kết cấu không đồng nhất như các loại sản phẩm công nghiệp. Do đó, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp xây dựng rất khác nhau theo từng thời điểm nhận công trình hay không.

Các công trình xây dựng thường có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian thi công dài, kỳ tính giá sản phẩm không phải là hàng tháng như các loại hình doanh nghiệp khác, mà được xác định tùy theo đặc điểm kỹ thuật của từng công trình, điều này thể hiện qua phương thức thanh toán giữa hai bên nhà thầu và khách hàng. Vì thời gian sản xuất dài, và thường khách hàng chỉ tạm ứng một phần số tiền của công trình thi công nên các doanh nghiệp xây dựng cần vốn dài hạn với khối lượng lớn. Điều này mang lại nhiều rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Việc vay dài hạn khiến chi phí sử dụng vốn lớn hơn. Hơn nữa, việc chỉ được thanh toán sau khi công trình hoàn thành cũng làm giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong giai đoạn sản xuất sản phẩm. Thêm vào đó, thời gian thi công dài cũng có tác động đến rủi ro mất vốn của doanh nghiệp do phải chịu ảnh hưởng của hao mòn TSCĐ hữu hình và vô hình.

Sản xuất xây dựng thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động của các yếu tố môi trường trực tiếp, do vậy thi công xây lắp mang tính chất thời vụ. Các yếu môi trường này ảnh hưởng đến kỹ thuật và tiến độ thi công, đồng thời các nhà thầu còn phải chú ý đến các biện pháp quản lý máy thi công và vật liệu ngoài trời. Việc thi công diễn ra dài và thi công ngoài trời còn tạo ra những khoản thiệt hại bất ngờ. Đây cũng là một rủi ro trong doanh nghiệp xây dựng. Ngoài ra, sản xuất xây lắp được thực hiện trên các địa điểm biến động. Sản phẩm xây lắp mang tính chất cố định, gắn liền với địa điểm xây dựng, trong quá trình thi công các nhà thầu phải thay đổi địa điểm thường xuyên, từ đó sẽ phát sinh một số các chi phí cần thiết. Đây cũng là những rủi ro đặc trưng của ngành xây dựng.

Ngoài các đặc điểm trên, xí ghiệp chịu ảnh hưởng về nghành nghề xây dựng còn có đặc thù so với các ngành khác:

– Ngành xây dựng có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản nên cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành xây dựng thay đổi theo từng giai đoạn đầu tư và chịu sự ràng buộc của luật nhà ở và luật kinh doanh bất động sản.

34

– Ngành xây dựng là ngành kinh tế thẩm dụng vốn, chi phí cố định của ngành khá cao.

– Nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của ngành tăng cao do nhu cầu xây dựng mở rộng, kéo theo sự tăng trưởng về nguồn vốn và ngược lại. Khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng cũng trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng làm các doanh nghiệp sụt giảm nhanh chóng cả quy mô tài sản, nguồn vốn, doanh thu và lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Kế toán thanh toán tại xí nghiệp tư nhân tuổi trẻ, phú thọ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)