1800 1600 1400 1200 800 600 400 200 0 M 1000 M
(Nguồn: Website chính thức của các NHTM)
Hoạt động ngân hàng đại lý của VietinBank những năm gần đây tiếp tục đạt được những kết quả tốt, ngân hàng đã tạo và duy trì liên kết với nhiều ngân hàng uy tín tại nhiều khu vực kinh tế trọng yếu của thế giới, hỗ trợ hoạt động TTQT theo L/C diễn ra hiệu quả. Tuy nhiên, khi so sánh với các ngân hàng lớn khác như Agribank, Vietcombank, BIDV thì mạng lưới của VietinBank chỉ rộng hơn Agribank còn kém hơn cả về số lượng ngân hàng cũng như số lượng quốc gia có quan hệ ngân hàng đại lý của Vietcombank và BIDV. Việc VietinBank chưa có ngân hàng đại lý tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong khi các ngân hàng khác đã có mạng lưới ngân hàng đại lý tại đó đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần trong hoạt
động thanh toán TDCT của VietinBank.
- Mức độ đa dạng hóa các loại hình sản phẩm chưa cao
Việc chi nhánh bổ sung thêm một loại hình L/C mới và đặc biệt là UPAS L/C vào danh mục sản phẩm TTQT của mình đã giúp đa dạng hóa lựa chọn cho khách hàng có nhu cầu giao dịch L/C, tuy nhiên, các loại hình sản phẩm mà chi nhánh hiện
phức tạp của các doanh nghiệp XNK.
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Môi trường kinh tế, chính trị trong và ngoài nước
Giai đoạn 2017 - 2019, nhờ Chính phủ kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô song song với tăng trưởng kinh tế bền vững mà môi trường kinh tế trong nước là tương đối lành mạnh cho sự phát triển của các hoạt động kinh doanh nói chung: lạm phát 3 năm liên tục được kiểm soát dưới 4%, tỷ giá và lãi suất duy trì ổn định, dự
trữ ngoại hối đạt kỷ lục nhờ cán cân thương mại thặng dư lớn. Tuy nhiên, dù là một nền kinh tế nhỏ nhưng độ mở thương mại của Việt Nam là rất lớn nên vô cùng nhạy cảm với các biến động của kinh tế thế giới. Do đó, khi hai đối tác lớn trong lĩnh vực XNK của nước ta là Mỹ và Trung Quốc xảy ra xung đột thì hoạt động XNK, cùng với đó là hoạt động thanh toán XNK của Việt Nam cũng không tránh khỏi bị tác động.
“Xét về mặt tích cực, những mặt hàng Mỹ đánh thuế nhập khẩu từ Trung Quốc đều
nằm trong thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam nên đây có thể là cơ hội tốt để Việt Nam
chiếm lĩnh thị phần. Mặt khác, khi đồng USD tăng giá, NDT giảm giá sẽ có lợi cho xuất
khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn, vì VND chủ yếu neo theo giá USD. Bên cạnh đó,
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cũng có thể tăng lên trong bối
cảnh dòng vốn FDI vào các nước bị Mỹ đánh thuế cao sẽ có xu hướng chững lại” (Trần
Thị Thanh Hương, 2019). Song, xét về mặt tiêu cực, Trần Thị Thanh Hương (2019) nhận
định rằng do hàng hóa xuất sang Mỹ bị hạn chế khiến Trung Quốc tập trung tiêu thụ hàng hóa nội địa và thậm chí có thể còn tìm cách đẩy nguồn cung dư thừa sang các thị
trường khác, trong đó có Việt Nam, với giá cả cạnh tranh. Điều này có thể dẫn tới một
số mặt hàng xuất sang Trung Quốc của Việt Nam gặp khó khăn trong khi hàng hóa nhập
khẩu từ Trung Quốc về nước ta lại tăng.
Thực tế số liệu thống kê năm 2019 đã cho thấy, kim ngạch XK sang Trung Quốc
của Việt Nam đạt 41,414 tỷ USD, tăng không đáng kể 0,35% (tăng gần 150 triệu USD) so với năm 2018 trong khi ở chiều ngược lại, kim ngạch NK của nước ta với Trung Quốc tăng đến hơn 10 tỷ USD (tăng 15,3%) và đạt 75,452 tỷ USD. Sự thâm hụt 34 tỷ USD cán cân thương mại với một trong những đầu ra lớn nhất cho hàng
của hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu của VietinBank Ba Đình. - Môi trường pháp lý
Pháp luật nước ta vẫn chưa có một văn bản pháp lý cụ thể nào điều chỉnh hay hướng
dẫn thực hiện hoạt động TTQT nói chung dẫu cho đây là một trong những nguồn luật
mà các bên tham gia phải tuân thủ. Do không có một văn bản thống nhất mà nằm rải rác
ở nhiều văn bản luật khác nhau như: Luật Thương mại, Luật các Tổ chức Tín dụng, Pháp
lệnh Ngoại hối... nên buộc các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thanh toán TDCT phải tìm hiểu rất nhiều nguồn luật cũng như những văn bản dưới luật có liên quan. Việc
được quy định ở nhiều văn bản pháp lý khác nhau dùng để điều chỉnh các đối tượng khác
nhau cũng khiến các quy định này bị trùng lặp, chồng chéo, thiếu minh bạch; là cơ hội
để các gian lận trong giao dịch TTQT có thể diễn ra.
Thêm vào đó, hoạt động TTQT là một hoạt động phức tạp và có nhiều rủi ro nhưng lại chưa thực sự được bảo vệ bởi một hành lang pháp lý, chưa có một cơ chế đảm bảo giải quyết công minh, hài hòa lợi ích của các bên khi xảy ra tranh chấp. Hiện
nay, ở trường 40A trên điện MT700 do VietinBank phát hành luôn ghi cụm “UCP latest version”, chính là tuân theo bản mới nhất - UCP 600. Khi được dẫn chiếu như vậy, UCP trở nên có hiệu lực pháp lý bắt buộc ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia và là căn cứ giải quyết khi phát sinh tranh chấp. Tuy nhiên, khi tranh
chấp xảy ra luật quốc gia sẽ được ưu tiên áp dụng nếu có sự xung đột giữa UCP và luật quốc gia do tính chất pháp lý cao hơn, có nghĩa là khi tranh chấp L/C phát sinh tại Việt Nam phán quyết của tòa án Việt Nam có thể phủ nhận nội dung giao dịch L/C, do đó việc nước ta chưa có một căn cứ pháp lý thống nhất hướng dẫn cụ thể về việc xét xử khi nảy sinh tranh chấp có thể khiến các chủ thể, đặc biệt là các chủ thể nước ngoài e dè khi tham gia vào các giao dịch L/C.
- Sự hạn chế về kiến thức ngoại thương, hoạt động thanh toán TDCT của khách
hàng
Giai đoạn này, VietinBank Ba Đình ghi nhận một sự bứt phá về số lượng khách hàng mới của hoạt động thanh toán TDCT, sự tăng thêm này cũng là nguyên nhân
động thương mại quốc tế cũng như hoạt động thanh toán L/C và chưa thực sự am hiểu
về các hoạt động này cũng như các luật lệ, tập quán quốc tế.
Những hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm này của khách hàng đã làm cho thời gian thực hiện giao dịch thanh toán L/C bị kéo dài, tăng khối lượng công việc mà các cán bộ ngân hàng phải xử lý khi bộ hồ sơ yêu cầu phát hành L/C, bộ chứng từ đòi tiền có nhiều sai sót phải liên tục bổ sung, sửa đổi dù đã được ngân hàng
tận tình tư vấn. Cũng chính vì thiếu kiến thức chuyên sâu về hoạt động TTQT cũng như các loại hình tín dụng thư nên khách hàng rất e ngại khi tiếp cận với một sản phẩm mới và phức tạp như UPAS L/C, do đó mà dù đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng sản phẩm UPAS L/C của chi nhánh vẫn không được sử dụng phổ biến.
- Năng lực XK của các DN trong nước còn hạn chế
Hoạt động thanh toán L/C XK của VietinBank Ba Đình trong 3 năm trở lại đây vẫn không thể bắt kịp hoạt động thanh toán L/C NK dẫu cho năm 2019 là năm xuất siêu thứ tư liên tiếp của Việt Nam với mức thặng dư cán cân thương mại đạt gần 10 tỷ USD. Sở dĩ tồn tại sự bất hợp lý này là vì Việt Nam đạt xuất siêu chủ yếu nhờ vào năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI bù đắp cho phần nhập siêu của khối doanh nghiệp trong nước, trong khi đó khách hàng của VietinBank Ba Đình tham gia vào hoạt động TTQT đa phần là các doanh nghiệp trong nước với nhu cầu chính là thanh toán nhập khẩu. Do đó, không khó hiểu khi nhu cầu sử dụng L/C phục vụ cho thanh toán hàng nhập tại chi nhánh vẫn cao hơn nhu cầu sử dụng L/C xuất khẩu.
- Uy tín của KH chưa cao
Các khách hàng là DN vừa và nhỏ, DN mới tham gia vào hoạt động ngoại thương thường gặp bất lợi do vị thế trên thị trường quốc tế không đủ lớn, mức độ tín nhiệm của đối tác nước ngoài dành cho các doanh nghiệp này không cao nên khó có thể thương lượng để sử dụng phương thức TDCT trong thanh toán hàng xuất mà muốn bán được hàng hoá thì thường phải chấp nhận điều kiện thanh toán có lợi cho phía nước ngoài đó là nhận được hàng rồi mới quyết định trả tiền. Do đó mà phương thức chuyển tiền vẫn được các khách hàng của VietinBank Ba Đình sử dụng chủ yếu trong thanh toán hàng xuất khẩu.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Là một ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà nước, phương hướng kinh doanh hàng
năm của VietinBank luôn phải bám sát chỉ đạo, mệnh lệnh của Đảng, Chính phủ và NHNN để theo đuổi cả những mục tiêu ngoài mục tiêu lợi nhuận. Giai đoạn 2017 - 2019,
nhằm thực hiện tốt “Phương án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử
lý nợ
xấu giai đoạn 2016 - 2020” của Chính phủ mà VietinBank đã tập trung nguồn lực toàn
hệ thống vào công tác kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý thu hồi nợ, coi đây là nhiệm
vụ trọng tâm xuyên suốt hoạt động của ngân hàng. Do đó mà giai đoạn này hoạt động
TTQT chưa thật sự được chú trọng đầu tư phát triển.
- Nguồn nhân lực
Dưới tác động của toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, dường như
không còn giới hạn cho sự tăng trưởng của hoạt động thương mại quốc tế, kéo theo đó
hoạt động thanh toán quốc tế cũng phải thay đổi từng ngày để có thể theo kịp và đáp ứng
được yêu cầu ngày càng cao của các giao dịch quốc tế. Với uy tín thương hiệu VietinBank cùng môi trường làm việc và chế độ phúc lợi tốt của mình, VietinBank Ba
Đình luôn thu hút được nguồn nhân lực đầu vào chất lượng cao, song kiến thức cũng có
"hạn sử dụng" của nó, đặc biệt đối với hoạt động có tốc độ thay đổi nhanh chóng như
TTQT. Dau vậy vẫn có những cán bộ làm công tác TTQT không chủ động, tích cực trau
dồi kiến thức, vẫn tư duy và làm việc theo kiểu cũ khiến việc triển khai các sản phẩm
mới và phức tạp như UPAS L/C gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, ở mảng dịch vụ TTQT và TTTM, hiện tại chi nhánh chỉ có 6 cán bộ trực tiếp tác nghiệp và chăm sóc khách hàng. Chỉ so với riêng quy mô của hoạt động thanh toán TDCT thì số lượng cán bộ như vậy không phải là quá ít, tuy nhiên các cán bộ này cùng lúc còn phải thực hiện các phương thức TTQT và TTTM khác nên khối lượng công việc là tương đối lớn, áp lực làm việc cao. Khi phải chất chứa
thái độ của cán bộ, làm giảm năng suất lao động và sức sáng tạo, gia tăng sai sót, ảnh
hưởng đến chất lượng nghiệp vụ được thực hiện. - Chính sách khách hàng chưa hiệu quả
Trên địa bàn quận Ba Đình hiện có rất nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHTM cổ phần, NHTM quốc doanh lớn và có uy tín cùng hoạt động và cung cấp dịch vụ TTQT bằng L/C, vì vậy mà cuộc đua giành lấy ưu thế giữa các ngân hàng diễn ra hết sức gay gắt. Do không có sự khác biệt lớn về sản phẩm L/C giữa các ngân
hàng nên khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn ngân hàng phục vụ mình, vì vậy, các ngân hàng với các chính sách cạnh tranh về phí dịch vụ, ưu đãi, chất lượng... cùng với các hình thức quảng bá sản phẩm, thương hiệu đa dạng liên tục được đưa ra để thu hút sự chú ý của khách hàng nhằm mở rộng thị phần.
Trong khi đó, VietinBank Ba Đình hầu như không có các chương trình ưu đãi hay hoạt động giới thiệu, quảng bá rộng rãi sản phẩm L/C của mình đến khách hàng. Các hình thức giới thiệu sản phẩm của chi nhánh mới chỉ giới hạn trên một số kênh nhất định như qua mạng lưới phòng giao dịch hay qua các thư ngỏ giới thiệu sản phẩm, một hình thức quảng bá có chi phí thấp. Tuy đây cũng là các kênh có khả năng
quảng bá sản phẩm nhưng số lượng khách hàng mà các kênh này có thể tiếp cận chưa
thật sự rộng.
Ngoài ra, những năm qua ngân hàng luôn áp dụng biểu phí cố định cho mọi đối tượng khách hàng và mọi giao dịch thanh toán TDCT, điều này giúp quá trình thực hiện nghiệp vụ của các cán bộ đơn giản hơn nhưng lại kém hấp dẫn đối với khách hàng do thiếu tính linh hoạt. Tương tự vậy, các quy định về nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C cũng được chi nhánh quy định chung cho mọi khách hàng, cụ thể:
- Với L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng phải ký quỹ 100%.
- Với L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% và/hoặc
có yêu cầu miễn, giảm mức ký quỹ phải thông qua sự thẩm định, xem xét của bộ phận
Tín dụng và được phê duyệt bởi Giám đốc chi nhánh hoặc người được Giám đốc chi nhánh uỷ quyền trước khi chuyển sang bộ phận TTQT thực hiện. Đồng thời, khách hàng phải trả phí cam kết thanh toán L/C tính trên phần giá trị L/C không ký quỹ, mức phí 0,05%/tháng và tối thiểu là 30 USD.
Trong đó, mức ký quỹ tối thiểu đối với các L/C cấp theo hạn mức đối với khách
hàng được xem xét dựa trên:
+ Hạng của khách hàng theo kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng mới nhất của VietinBank.
+ Mức độ tín nhiệm của khách hàng trong quan hệ tín dụng đối với VietinBank và các TCTD khác.
+ Tần suất phát sinh nhu cầu mở L/C của khách hàng.
+ Loại hàng hoá, dịch vụ khách hàng thường nhập khẩu theo L/C: Đối với các hàng hoá thông thường, có tính thanh khoản cao sẽ yêu cầu mức ký quỹ thấp hơn các
hàng đặc chủng, hàng đã qua sử dụng. Đối với hàng hoá có giá cả biến động lớn như phân bón, sắt thép,... mức ký quỹ yêu cầu phải cao hơn các loại hàng hoá nhập khẩu có giá cả ổn định.
+ Kết qủa thẩm định bên bán: trường hợp bên bán là nhà xuất khẩu có sản phẩm
chất lượng tốt, có uy tín trên trường quốc tế, có giao dịch thương mại truyền thống với nhiều nhà nhập khẩu Việt Nam có thể xem xét quy định mức ký quỹ thấp hơn các
trường hợp khác; trường hợp bên bán là nhà xuất khẩu thuộc những thị trường có rủi ro lớn mức ký quỹ yêu cầu cao hơn các nước có uy tín như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Châu Âu.
- Với L/C phát hành bằng vốn vay ngân hàng, cũng tùy theo phê duyệt như đối với mức ký quỹ mà khách hàng phải có tài sản bảo đảm cho toàn bộ/một phần giá trị L/C hoặc được bảo lãnh thanh toán bởi một tổ chức đáng tin cậy.
Có thể thấy, các yêu cầu này nhằm giảm thiểu rủi ro hoạt động cho ngân hàng tuy
nhiên việc áp dụng quy định về điều kiện phát hành L/C giống nhau cho các nhóm khách
hàng khác nhau sẽ hạn chế khả năng tiếp cận PTTT này của nhóm các khách hàng DN
nhỏ và vừa do hạn chế về năng lực tài chính, uy tín và những thông tin có độ tin cậy cao
về doanh nghiệp để làm căn cứ xem xét miễn, giảm mức ký quỹ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở lý luận được trình bày ở Chương 1, Chương 2 của khóa luận đã giới thiệu khái quát về sự hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, kết quả kinh doanh