Phân loại thư tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh ba đình khóa luận tốt nghiệp 137 (Trang 25 - 27)

Căn cứ vào tính chất thông dụng của L/C có thể chia thành các loại L/C cơ bản và các loại L/C đặc biệt.

1.2.3.1. Các loại L/C cơ bản

• Thư tín dụng hủy ngang (Revocable L/C)

Là một thư tín dụng mà sau khi được mở thì nhà nhập khẩu có thể đề nghị NHPH

sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ L/C bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận hay thông báo trước cho người thụ hưởng. Loại thư tín dụng này thực tế không được sử dụng bởi vì L/C có thể hủy ngang thì chỉ là một lời hứa không có cam kết, không được đảm bảo một cách chắc chắn.

• Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)

Là loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì NHPH không được phép sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ L/C trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu không có sự đồng thuận của người thụ hưởng và NHXN (nếu có). Một L/C là không thể hủy ngang cho dù có được ghi chữ “không hủy ngang” hay không. L/C không hủy ngang đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến.

• Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Irrevocable Confirmed L/C)

Đây là loại L/C không hủy ngang do một ngân hàng mở và được một ngân hàng

khác xác nhận theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Sự xác nhận của ngân hàng này là một cam kết chắc chắn thanh toán cho L/C, bổ sung vào cam kết của ngân hàng phát hành L/C.

1.2.3.2. Các loại L/C đặc biệt

• Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)

Là loại L/C mà người thụ hưởng trong L/C chuyển nhượng có quyền yêu cầu ngân hàng của mình chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ tín dụng thư cho người thụ hưởng khác. Theo đó, người thụ hưởng thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được từ L/C cho

một hay nhiều người thụ hưởng thứ hai. Như vậy, chuyển nhượng ở đây bao gồm cả chuyển nhượng nghĩa vụ thực hiện L/C và chuyển nhượng quyền được đòi tiền, tức

quyền được ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C. Đây là loại L/C được sử dụng khi người thụ hưởng thứ nhất không thể tự mình cung cấp được hàng hóa theo hợp đồng đã ký.

• Thư tín dụng giáp lưng (Back-to-Back L/C)

Thư tín dụng giáp lưng là một thư tín dụng mới, được nhà XK mở cho người khác hưởng dựa trên cơ sở đảm bảo của L/C đã có (L/C gốc) do người NK mở cho mình hưởng. L/C giáp lưng có nội dung gần giống như L/C gốc, trên cơ sở của L/C gốc nhưng nó hoàn toàn biệt lập, không có bất kỳ mối quan hệ pháp lý nào với L/C gốc. L/C này thường được sử dụng khi mua bán qua trung gian mà không thể chuyển

nhượng L/C gốc hay khi người trung gian muốn giấu các thông tin về người mua cuối

cùng, thông tin giá cả, ...

• Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)

Là loại L/C không hủy ngang mà giá trị của L/C được tái tạo nhiều lần và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một khoảng thời gian nhất định cho đến khi tổng trị giá của hợp đồng được thực hiện. L/C tuần hoàn được sử dụng trong thanh

toán với các bạn hàng quen thuộc, với số lượng, chủng loại hàng hoá mua bán ổn định

trong một thời gian dài. Với L/C tuần hoàn, bên mua chỉ cần mở một L/C cho cả đơn đặt hàng và bên bán không phải chờ đợi một thư tín dụng mới được mở.

• Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)

L/C dự phòng thể hiện nghĩa vụ của NHPH đối với người thụ hưởng trong việc:

thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc được người

thụ hưởng ứng trước, thanh toán khoản nợ của người yêu cầu mở L/C dự phòng, bồi thường những thiệt hại do người yêu cầu mở L/C dự phòng không thực hiện nghĩa vụ

của mình. Do đó, L/C dự phòng được xem như là phương tiện thanh toán thứ yếu, đảm bảo cho người thụ hưởng trong trường hợp nghĩa vụ của người yêu cầu mở L/C không được thực hiện.

• Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)

Là loại L/C chỉ có hiệu lực khi có một L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành. L/C này được sử dụng trong giao dịch hàng đổi hàng, gia công hàng xuất khẩu,

khi hai bên giao dịch đồng thời là người mua và người bán của nhau.

Là loại L/C mà người yêu cầu phát hành L/C này thông qua NHPH cho phép NHTB ứng trước một khoản tiền nhất định cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C đã mở. Số tiền ứng trước này được lấy từ tài khoản của người mở. Loại thư tín dụng này thường được sử dụng trong quan

hệ xuất nhập khẩu giữa hai công ty mẹ - con.

• Thư tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay (UPAS L/C)

Là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trả chậm nhưng nhà xuất khẩu có thể nhận được tiền thanh toán ngay thông qua việc ứng vốn từ các ngân hàng tài trợ. Theo đó, với nhà xuất khẩu, UPAS L/C không khác gì L/C trả ngay nghĩa là được thanh toán ngay sau khi xuất trình được bộ chứng từ phù hợp. Với nhà nhập khẩu, UPAS L/C tương tự như L/C trả chậm, trong đó nhà nhập khẩu được nhận bộ chứng từ, nhận hàng trước và thanh toán cho NHPH vào ngày xác định trong tương lai - ngày đến hạn của hối phiếu. Có thể nói, UPAS L/C chính là giải pháp tháo gỡ cho việc hạn chế cho vay ngoại tệ đối với các tổ chức không có nguồn thu ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh ba đình khóa luận tốt nghiệp 137 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w