2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
2.2.2. Thực trạng phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT
• Quy mô giao dịch thanh toán TDCT
Bảng 2.1.Doanh số thanh toán L/C tại VietinBank Ba Đình giai đoạn 2017- 2019
Doanh số L/C xuất khẩu 241 305 317 64 26,6 12 3,9 Doanh số L/C nhập khẩu 315 810 708 495 157,1 (102) (12,6) Tông 556 1.115 1.02 5 559 100,5 (90) (8,1)
(Nguồn: VietinBank Ba Đình, 2020) Biểu đồ 2.4.SỐ lượng L/C thanh toán qua VietinBank Ba Đình giai đoạn 2017- 2019 1000 800 600 400 200 0
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
-•-Số lượng L/C NK -•—Số lượng L/C XK
(Nguồn: VietinBank Ba Đình, 2020)
trong đó: L/C NK tăng 495 triệu USD, tương đương mức tăng hơn 157% còn L/C XK tăng 64 triệu USD về giá trị tuyệt đối và tăng 26,6% về giá trị tương đối. Có thể thấy doanh số thanh toán L/C của ngân hàng tăng mạnh là do nhu cầu sử dụng L/C của khách hàng tăng lên, số lượng L/C được phát hành trong năm tăng 394 món trong
khi số L/C thông báo qua ngân hàng tăng 169 món. Năm 2019, doanh số L/C XK vẫn
tăng 12 triệu USD mặc dù số lượng L/C xuất khẩu giảm 5 món chứng tỏ giá trị của các hợp đồng xuất khẩu của khách hàng ngày càng lớn. Song, mức tăng 3% của doanh
số L/C XK đã không thể giúp tổng doanh số thanh toán L/C tại chi nhánh tránh khỏi sụt giảm bởi lẽ doanh số L/C NK giảm tới 12,6%, kéo theo đó tổng doanh số giảm 8,1%, ứng với 90 triệu USD.
Biểu đồ 2.5.Tỷ trọng các phương thức thanh toán trong thanh toán hàng xuất tại VietinBank Ba Đình giai đoạn 2017 — 2019
■ L/C ■ Nhờ thu ■ Chuyển tiền
(Nguồn: VietinBank Ba Đình, 2020)
Giai đoạn 2017 - 2019, chuyển tiền luôn là PTTT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số TTQT của VietinBank Ba Đình và tỷ trọng vẫn tăng qua các năm, từ 47% năm 2017 lên tới 50% vào năm 2019; trong khi đó, tỷ trọng thanh toán bằng L/C
có xu hướng giảm và đến năm 2019 chỉ còn chiếm 38% tổng doanh số giao dịch TTQT. Điều đó cho thấy, trong thanh toán hàng xuất, thay vì sử dụng các PTTT an
Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Chênh lệch 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % Khách hàng doanh nghiệp lớn 78 75 73 (3) (3,8) (2) (2,7) Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa 26 70 84 44 169,2 14 20 Tồng 102 145 157 43 42,2 12 8,3
hàng của ngân hàng những năm gần đây ưa chuộng việc sử dụng PTTT chuyển tiền hơn. Mặc dù phương thức này mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng như chi phí thấp, thủ tục đơn giản, thanh toán nhanh chóng nhưng khách hàng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro khi việc thanh toán hoàn toàn dựa vào đạo đức và thiện chí của đối tác nước ngoài.
Biểu đồ 2.6.Tỷ trọng các phương thức thanh toán trong thanh toán hàng nhập tại VietinBank Ba Đình giai đoạn 2017 — 2019
(Nguồn: VietinBank Ba Đình, 2020)
Trái với thanh toán hàng xuất, cơ cấu các PTTT được sử dụng trong thanh toán hàng nhập khẩu giai đoạn này có sự thay đổi lớn: Năm 2017, khi đã thiết lập được các mối quan hệ hợp tác lâu năm và khẳng định được uy tín của mình với đối tác nước ngoài, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng PTTT chuyển tiền, nhờ vậy mà tỷ trọng của phương thức này chiếm tới 54% doanh số giao dịch. Song hai năm trở lại đây, thanh toán bằng L/C dần chiếm ưu thế trở lại với tỷ trọng lần lượt là 57% và 53% do quan hệ thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng, việc tham gia vào các thị trường không quen thuộc với nhiều đối tác mới cùng với sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp mới với uy tín trên thị
• Số lượng khách hàng thanh toán TDCT
Bảng 2.2.SỐ lượng khách hàng thanh toán TDCT tại VietinBank Ba Đình giai đoạn 2017 — 2019
Chỉ tiêu^ " Năm 2017 2018 2019 Doanh thu 12,753 16,394 15,436 Chi phí 2,256 2,144 1,908 Lợi nhuận 10,497 14,250 13,528
Tỷ suất Lợi nhuận/Doanh thu 82,3% 86,9% 87,6%
(Nguồn: VietinBank Ba Đình, 2020)
Từ các số liệu trên bảng, có thể thấy giai đoạn 2017 - 2019 quy mô giao dịch thanh toán TDCT tăng trưởng ấn tượng là nhờ số lượng khách hàng sử dụng phương thức này tăng cao, đặc biệt là ở nhóm KHDN vừa và nhỏ. Cụ thể, so với năm 2017, năm 2018 số lượng khách hàng sử dụng phương thức TDCT trong TTQT tăng 42,2%, trong đó nhóm KHDN lớn giảm 3,8%; nhóm KHDN vừa và nhỏ tăng 169,2%.
Năm 2019, so với mức tăng hơn 169% của năm trước đó, mức tăng 20% mặc dù thấp
hơn nhiều nhưng nhóm khách hàng là các DN nhỏ và vừa vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ chốt thúc đẩy tổng lượng khách hàng tăng 8,3% so với năm 2018 do số lượng khách hàng là các DN lớn sử dụng phương thức TDCT trong TTQT giảm 2,7%.
• Doanh thu và lợi nhuận thanh toán TDCT
Là một ngân hàng kinh doanh đa năng, cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính, do đó, tăng trưởng doanh thu từ phí dịch vụ của VietinBank Ba Đình có sự đóng góp từ nhiều hoạt động như kinh doanh thẻ, hợp tác bán bảo hiểm, dịch vụ thanh toán... Tuy chỉ là một trong số rất nhiều hoạt động dịch vụ mà chi nhánh cung cấp nhưng những năm gần đây thanh toán TDCT luôn đóng góp tới khoảng 20% vào tổng doanh thu dịch vụ của chi nhánh.
Biểu đồ 2.7.Cơcấu doanh thu dịch vụ của VietinBankBa Đình giai đoạn 2017- 2019 Đơn vị: Tỷ đồng 100% 80% 60% 40% 20% 0% 55,479 55,390 46,479 12,753 16,394 15,436
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
■ Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ khác
■ Doanh thu từ hoạt động thanh toán TDCT
(Nguồn: VietinBank Ba Đình, 2020)
Giai đoạn 2017 - 2018, tăng trưởng doanh thu dịch vụ có thể đạt mức 5%, tăng 3,552 tỷ đồng chủ yếu là nhờ hoạt động thanh toán TDCT tăng trưởng mạnh hơn 28%, tương ứng với 3,641 tỷ đồng tăng thêm. Giai đoạn 2018 - 2019, nhìn chung các hoạt động dịch vụ đều gặp khó khăn khiến tổng doanh thu dịch vụ giảm đến 13,7%, trong đó hoạt động thanh toán TDCT giảm 5,8% doanh thu. Tuy tăng trưởng âm so với năm 2018 nhưng trong 3 năm qua thì năm 2019 lại là năm mà hoạt động thanh toán TDCT đóng góp tỷ trọng lớn nhất vào tổng doanh thu dịch vụ, đóng góp tới 25%
(năm 2017 là 18,7%, năm 2018 là 22,8%).
Bảng 2.3. Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C tại VietinBank Ba Đình giai đoạn 2017 — 2019
Tỷ lệ thuận với doanh thu, giai đoạn 2017 - 2019, lợi nhuận từ hoạt động thanh toán TDCT của chi nhánh cũng có mức tăng trưởng khá khi quy mô của hoạt động được mở rộng, mức thu nhập cao nhất kể từ năm 2017 trở về đây được ghi nhận vào năm 2018. Cụ thể, năm 2018, hoạt động thanh toán TDCT đóng góp 14,250 tỷ đồng vào tổng lợi nhuận trước thuế của chi nhánh, tăng 35,8% so với năm 2017 và cao hơn
5,3% so với mức lợi nhuận 13,528 tỷ đồng của năm 2019.
Từ số liệu trên bảng cũng có thể nhận thấy điểm chung của hoạt động thanh toán TDCT của VietinBank Ba Đình giai đoạn này chính là chi phí mà chi nhánh phải
bỏ ra để tiến hành hoạt động ngày càng giảm. Nếu năm 2017 với 100 đồng doanh thu
thu được từ việc cung cấp dịch vụ thanh toán TDCT VietinBank Ba Đình có 82 đồng lợi nhuận thì năm 2018 con số này là 87 đồng và tăng lên thành 88 đồng ở năm 2019.
Tỷ suất lợi nhuận thu về ngày càng lớn cho thấy công tác quản lý chi phí của ngân hàng ngày càng hiệu quả. Nhờ chi phí liên tục được cắt giảm mà năm 2019, khi doanh
thu từ hoạt động thanh toán TDCT giảm 5,8% thì lợi nhuận chỉ giảm 5,1%, giúp ngân
hàng thu về 13,528 tỷ đồng lợi nhuận, tiếp tục đóng góp hơn 70% vào tổng lợi nhuận
từ hoạt động TTQT.
Biểu đồ 2.8. Cơ cấu lợi nhuận từ các phương thức TTQT của VietinBank Ba Đình giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị: Tỷ đồng
Lợi nhuận từ các phương thức TTQT khác
So với 2 phương thức TTQT khác mà VietinBank hiện đang cung ứng cho khách
hàng là nhờ thu và chuyển tiền thì TDCT luôn có mức phí dịch vụ cao nhất bởi trách nhiệm và mức độ rủi ro của VietinBank trong phương thức này là lớn nhất. Bởi lẽ, thay
vì chỉ là trung gian chuyển hộ, thu hộ tiền cho khách hàng thì với thanh toán TDCT, VietinBank đã thay mặt khách hàng cam kết thanh toán cho nhà XK do đó nghĩa vụ thanh toán thứ nhất thuộc về ngân hàng và thay vì chỉ khống chế bộ chứng từ nhưng không có nghĩa vụ kiểm tra như đối với nhờ thu kèm chứng từ thì với thanh toán TDCT,
VietinBank có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ để đưa ra quyết định thanh toán. Chính
vì vậy mà lợi nhuận thu được từ phương thức này luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng
lợi nhuận hoạt động TTQT của VietinBank Ba Đình.
Có thể thấy, năm 2017, lợi nhuận từ hoạt động thanh toán TDCT đã đóng góp hơn 50% vào tổng lợi nhuận hoạt động TTQT, song, sang đến giai đoạn 2018 - 2019, nhờ doanh thu tăng trưởng mạnh trong khi chi phí hoạt động giảm dần mà hoạt động thanh toán TDCT còn chiếm tỷ trọng lớn hơn nữa trong tổng lợi nhuận hoạt động TTQT. Cụ thể, năm 2018, trong số 18,795 tỷ đồng lợi nhuận thu được từ cung cấp dịch vụ TTQT thì thanh toán TDCT đóng góp tới 14,250 tỷ đồng, tương đương 76% tổng lợi nhuận. Tương tự, năm 2019, phương thức thanh toán TDCT đóng góp tới 71% lợi nhuận trên tổng số 19,150 tỷ đồng lợi nhuận từ hoạt động TTQT. Nhìn vào tỷ trọng lợi nhuận của PTTT TCDT so với tổng lợi nhuận hoạt động TTQT của ngân hàng, có thể nói đây là phương thức TTQT chủ chốt , mang lại nhiều giá trị cho VietinBank Ba Đình.
• Sản phẩm L/C đặc biệt
Trước đây, VietinBank Ba Đình chỉ tập trung cung ứng các loại hình L/C thông thường và phổ biến như L/C trả ngay, L/C trả chậm... mà không có các sản phẩm L/C đặc biệt. Tuy nhiên, đến đầu năm 2018 trong nỗ lực đa dạng hóa danh mục sản phẩm để đem đến cho khách hàng nhiều lợi ích hơn và được sự đồng thuận của Hội sở VietinBank, sản phẩm UPAS L/C đã được chi nhánh Ba Đình triển khai giới thiệu và cung ứng cho khách hàng.
Trong thực tế, danh mục sản phẩm TTQT của VietinBank hiện nay có 2 loại hình L/C đặc biệt là L/C chuyển nhượng và UPAS L/C (gồm UPAS L/C trả ngay và UPAS L/C trả chậm). Tuy nhiên, do áp dụng mô hình tập trung trong hoạt động nên
Năm Chỉ tieu^^^
2017 2018 2019
Doanh số UPAS L/C (triệu USD) 1571
Số lượng khách hàng dùng UPAS L/C 2 12
Số món UPAS L/C (món) 12 50
Doanh thu từ UPAS L/C (tỷ VND) 0,515 2,124
khi Trung tâm TTTM nhận được L/C mà khách hàng là người thụ hưởng thông qua điện MT700 từ NHPH nước ngoài, Trung tâm TTTM sẽ trực tiếp phát hành L/C chuyển nhượng trên cơ sở L/C gốc đó. Do đó, chi nhánh không tham gia vào quá trình
thực hiện nghiệp vụ L/C chuyển nhượng mà chỉ tham gia vào thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm UPAS L/C.
Bảng 2.4.Kết quả giao dịch sản phẩm UPAS L/C của VietinBank Ba Đình giai đoạn 2017 — 2019
^\^Năm
Chỉ tiêu^"-. 2017 2018 2019
Số vụ tranh chấp 0 0 0
(Nguồn: VietinBank Ba Đình, 2020)
Do năm 2018 là năm đầu tiên sản phẩm UPAS L/C được triển khai ở chi nhánh Ba Đình nên các kết quả thu được đều còn rất khiêm tốn. Cụ thể, mới chỉ có 2 khách hàng sử dụng UPAS L/C trong giao dịch ngoại thương của mình, doanh số thanh toán
UPAS L/C ghi nhận con số 1,15 triệu USD và mang về cho chi nhánh 0,515 tỷ đồng. Tuy chỉ được sử dụng bởi 2 khách hàng nhưng trong năm có tới 12 UPAS L/C được mở, đây là một tín hiệu tích cực cho chi nhánh, cho thấy sản phẩm UPAS L/C mà ngân hàng cung cấp có chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nên liên tục
được sử dụng cho các giao dịch khác của 2 khách hàng này.
Sang đến năm 2019, chi nhánh đã nhận được các kết quả tăng trưởng ấn tượng về cả số lượng, doanh số giao dịch UPAS L/C và doanh thu thu về so với năm đầu triển khai. Trong đó, số lượng khách hàng mới tăng thêm là 10 khách hàng, số lượng UPAS L/C được mở tăng gấp đôi lên thành 50 món, doanh số giao dịch UPAS L/C
• Số vụ tranh chấp trong thanh toán L/C
Bảng 2.5.SỐ vụ tranh chấp trong thanh toán L/C tại VietinBank Ba Đình giai đoạn 2017 — 2019
Thời gian thực hiện
Duyệt hồ sơ mở L/C và đề nghị Trung tâm TTTM phát hành L/C 2 Duyệt đề nghị sửa đổi L/C và đề nghị Trung tâm TTTM sửa đổi
L/C
2
Kiểm tra bộ chứng từ theo L/C 1
Thông báo L/C và sửa đổi L/C 1
Đề nghị Trung tâm TTTM thanh toán L/C 1
Ký hậu vận đơn/ Bảo lãnh nhận hàng 1
(Nguồn: VietinBank Ba Đình, 2020)
Theo dữ liệu của Phòng tổng hợp VietinBank Ba Đình, giai đoạn 2017 - 2019, chi nhánh không ghi nhận bất cứ một tranh chấp nào liên quan đến hoạt động TTQT theo phương thức TDCT. Có được thành tích này là nhờ việc áp dụng mô hình xử lý giao dịch L/C tập trung của VietinBank và cơ cấu tổ chức của chi nhánh đã tạo ra sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa chi nhánh và trung tâm TTTM, giữa các cán bộ tác nghiệp
và kiểm soát viên của bộ phận TTQT tại chi nhánh.
Nhờ áp dụng mô hình xử lý tập trung mà trách nhiệm của chi nhánh Ba Đình và
trung tâm TTTM được phân chia rất rõ ràng, trong khi chi nhánh hoạt động như một Front office tiếp xúc trực tiếp và mang sản phẩm L/C đến với khách hàng thì Trung tâm TTTM là một Back office chuyên xử lý tác nghiệp giao dịch L/C. Với mô hình này, các dữ liệu sẽ được tập trung về trung tâm TTTM và các cán bộ TTQT với trình độ chuyên môn cao tại đây sẽ đưa ra các quyết định phát hành/sửa đổi tín dụng thư, thanh toán bộ chứng từ, nhờ đó mà hạn chế tối đa được các lỗi tác nghiệp. Không những thế, việc tách biệt hoàn toàn bộ phận tác nghiệp và bộ phận tiếp xúc khách hàng cũng hạn chế được những rủi ro đạo đức xuất phát từ mối quan hệ cá nhân giữa cán bộ TTQT với khách hàng hay các thỏa thuận ngầm bất hợp pháp.
Ngoài ra, bên cạnh sự kiểm soát chéo giữa chi nhánh và hội sở nhờ áp dụng mô
hình tập trung là sự kiểm soát nội bộ tại chi nhánh, việc nhập dữ liệu vào hệ thống CoreBanking để chuyển hồ sơ mở L/C cho trung tâm TTTM của cán bộ chi nhánh được thực hiện dưới sự giám sát của kiểm soát viên nhằm đảm bảo chất lượng thông tin bàn giao cho trung tâm TTTM, để các tranh chấp không có điều kiện phát sinh.
• Thương hiệu của ngân hàng
Ba năm trở lại đây, giá trị thương hiệu của VietinBank so với các ngân hàng trên toàn thế giới liên tục xác lập các kỷ lục mới về thứ hạng: năm 2018 xếp hạng 310
- tăng 98 bậc so với năm 2017, năm 2019 xếp hạng 242 - tăng 68 bậc so với năm 2018. Cùng với đó, đánh giá về sức mạnh thương hiệu VietinBank cũng được cải thiện qua từng năm, từ hạng A+ năm 2017 lên hạng AA- vào năm 2018 và năm 2019 đạt hạng AA+. Việc liên tiếp góp mặt trong danh sách 500 ngân hàng đắt giá nhất thế
giới với thứ hạng ngày càng cao cho thấy vị thế và uy tín của VietinBank trên thị trường tài chính ngân hàng trong và ngoài nước ngày càng được nâng cao, chỗ đứng ngày một vững chắc và là một đối tác đáng tin cậy trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Lợi thế về vị thế và uy tín của VietinBank đã