.1 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2015-2019

Một phần của tài liệu 1478_235842 (Trang 47 - 51)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1/ TGTK KH Cá nhân 1113.04 1286.99 1480.53 1686.15 1827.45 Tuyệt đối( tỷ đồng) 173.95 193.54 205.62 141.3 Tương đối(%) 15.63% 15.04% 13.89% 8.38% Tỷ trọng 97.25% 96.92% 97.53% 96.95% 96.30% 2/ TG Tổ chức 9.24 11.67 10.72 21.41 19.86 Tuyệt đối 2.43 -0.95 10.69 -1.55 Tương đối 26.30% -8.14% 99.72% -7.24% Tỷ trọng 0.81% 0.88% 0.71% 1.23% 1.05% 3/ Vốn huy động 1144.49 1327.84 1518.08 1739.12 1897.63

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Trảng Bàng)

Tốc độ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân và của khách hàng tổ chức được mô tả ở bảng 4.1. Có thể thấy, tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn tại chi nhánh chiếm 96%-98%. Tiền gửi của tổ chức chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn khoảng 1% nguồn vốn. Vì vậy, có thể thấy đươc TGTK của khách hàng cá nhân ý nghĩa cực kỳ quan trọng của đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trong giai đoạn 2015- 2019 tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ không ổn định. Năm 2016 tăng cao nhất 15.63 % so với năm 2015, năm 2017 tăng 15.04% so với năm 2016. Năm 2019 đạt 8.38%. Có được sự tăng trưởng như vậy là do các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân ngày càng đa dạng, phong phú hơn về kỳ hạn, lãi suất, các chính sách ưu đãi…..Và chi

nhánh có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cao, các tư vấn giải thích rõ ràng dễ hiểu, giúp cho khách hàng có cảm giác thân thiện hơn, nâng cao được uy tín, lòng tin của khách hàng. Mặc khác sự phát triển của dịch vụ Mobile Banking đã tạo được thêm kênh huy động vốn thông qua ngân hàng điện tử. Khách hàng có thể mở sổ tiết kiệm online, tra cứu thông tin tài khoản tiết kiệm, tất toán tiền gửi tiết kiệm online mà không cần trực tiếp lên ngân hàng.

Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp lượng tiền gửi chiếm tỷ trọng thấp, và tốc độ tăng trưởng là không ổn định, điều này có thể lí giải do sự ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn gia tăng, kinh tế trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức làm hoạt động của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Mặc khác, Khách hàng tổ chức có số lượng tiền lớn tại chi nhánh là các cơ quan nhà nước như là Chi cục thi hành án dân sự, Ban quản lý dự án,… Nên dòng tiền gửi vào rút ra của các tổ chức này phụ thuộc vào tiến trình của dự án nên chi nhánh khó có thể giữ chân lại nguồn tiền này lâu dài. Dẫn đến sự tăng trưởng không ổn định.

Mặc dù thực hiện đầy đủ các giải pháp về tăng trưởng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân vẫn không ổn định, do vẫn còn tồn tại những hạn chế sau đây: công tác quảng bá tiếp thị, khuyến mãi trong lĩnh vực còn hạn chế, thiếu chủ động, chủ yếu dựa vào Agribank Việt Nam trong từng đợt khuyến mãi. Do ảnh hưởng tai tiếng Đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ nhân viên trong hệ thống vẫn còn bị tha hóa, vẫn còn có các thông tin tham ô, hối lộ xuất hiện khá thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng làm ảnh hưởng phần nào đến danh tiếng và uy tín. Cơ sở vật chất của chi nhánh tuy có đầu tư nhưng chưa đúng mức, cụ thể ở các điểm giao dịch đông khách chưa được bố trí máy đếm tiền cho khách hàng, ghế ngồi cho khách không đủ khi đông khách,... hoặc máy cũ thường xuyên bị lỗi gây nhiều khó khăn, phiền hà cho khách hàng. Thiếu nhân sự dẫn đến không đủ nhân lực để phục vụ khách hàng khi đông khách, dẫn đễn ùn khách hàng, khách hàng chờ đợi lâu. Sản phẩm đa dạng nhưng công tác quảng bá, tiếp thị chưa có sự năng động, sáng tạo, không gây được sự chú ý và thu hút khách hàng.

4.3 Kết quả nghiên cứu

4.3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Tác giả đã thực hiện phát ra 400 phiếu khảo sát, thu về 390 phiếu, trong đó có 13 phiếu không hợp lệ. Kết quả có 377 phiếu hợp lệ được sử dụng để làm dữ liệu cho nghiên cứu. Dữ liệu được mã hóa và phân tích thông qua phần mềm SPSS 22.0.

Về giới tính: Trong số 377 KHCN tham gia trả lời có 226 khách hàng nữ (chiếm tỷ lệ 59,95%), 151 khách hàng nam (chiếm tỷ lệ 40,05%).

Về độ tuổi: Trong số 377 KHCN tham gia trả lời có 04 khách hàng có độ tuổi dưới 25 tuổi (chiếm tỷ lệ 1.06%. Nhóm tuổi 25-34 có 12 khách hàng, chiếm tỷ lệ 3.18%. Nhóm tuổi 35- 44 là nhóm khách hàng được phỏng vấn nhiều nhất với 133 khách hàng (chiếm tỷ lệ 35.28%). Tiếp theo là nhóm tuổi 45-54 có 99 khách hàng được khảo sát chiếm 26.26. Cuối cùng là nhóm tuổi trên 55 là nhóm có khách hàng được khảo sát nhiều thứ 2 với 129 khách hàng (chiếm tỷ lệ 34.22%).

Về tình trạng hôn nhân: Khách hàng trong mẫu khảo sát đa số là người đã có gia đình với 298 người đã kết hôn(chiếm tỷ lệ 79.05%), 79 khách hàng độc thân (chiếm tỷ lệ 20.95%).

Về nghề ngiệp: Trong số 377 khách hàng cá nhân khảo sát thì khách hàng có nghề nghiệp là nông dân là 122 người chiếm tỷ lệ cao nhất là 32.36%. Khách hàng là cán bộ công nhân viên đứng thứ hai với 95 người khảo sát (chiếm tỷ lệ 25.20%).. Đối tượng khách hàng làm buôn bán có 60 người (chiếm tỷ lệ 15.92%). Vị trí thứ tư là khách hàng làm công việc nội trợ có 53 người khảo sát (chiếm tỷ lệ 14.06%. Đứng vị trí thứ năm là công nhân lao động có 40 người khảo sát với tỷ lệ 10.61%). Học sinh sinh viên có 4 người khảo sát chiếm tỷ lệ 1.06%, nghề nghiệp khác là 3 người với tỷ lệ 0.8%.

Về học vấn: Trong số 377 KHCN tham gia khảo sát thì khách hàng có trình độ Cao đẳng, Đại học chiếm nhiều nhất với 177 người (chiếm tỷ lệ 46.95%). Khách hàng có trình độ học vấn phổ thông có 152 người khảo sát (chiếm tỷ lệ 40.32%) đứng vị trí thứ hai. Tiếp theo là khách hàng có trình độ trung cấp có 38 khách hàng (chiếm

tỷ lệ 10.08%). Cuối cùng là nhóm khách hàng có trình độ sau đại học là 10 người (chiếm tỷ lệ 2.65%).

Về thu nhập: Trong số 377 KHCN tham gia khảo sát thì khách hàng có thu nhập từ 5 -10 triệu đồng có 282 khách hàng (chiếm tỷ lệ 74.80%). Khách hàng có thu nhập từ 16- 25 triệu đồng với 72 khách hàng (chiếm tỷ lệ 19.10%). Khách hàng có thu nhập từ 26 triệu đồng trở lên có 13 khách hàng (chiếm tỷ lệ 3.45%). Cuối cùng là nhóm khách hàng có thu nhập dưới 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ 2.65% với 10 khách hàng khảo sát.

Về lí do gửi tiết kiệm: trong mẫu nghiên cứu thì có 195 khách hàng chọn gửi tiết kiệm với lí do thu nhập (chiếm tỷ lệ lớn nhất với 51.72%). Khách hàng gửi tiết kiệm vì mục đích an toàn hơn các kênh đầu tư khác có 164 khách hàng (chiếm tỷ lệ 43.50%). Gửi tiết kiệm để sử dụng dịch vụ ngân hàng thì chỉ có 15 khách hàng lựa chọn (chiếm tỷ lệ 3.98%). Còn nguyên nhân khác có 3 khách hàng (chiếm tỷ lệ 0.8%).

4.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Để kiểm định độ tin cậy của các yếu tố sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng. Tác giả lần lượt thực hiện kiểm định độ tin cậy của các thang đo trong mô hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu 1478_235842 (Trang 47 - 51)