Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu 1478_235842 (Trang 40 - 41)

Một là, luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để khảo sát khách hàng cá nhân về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm tại Agribank Trảng Bàng. Lý do chọn phương pháp chọn mẫu này vì dễ dàng tiếp cận với người trả lời, có thể tiết kiệm chi phí và thời gian cho người nghiên cứu.

Hai là, kích thước mẫu: Một số nghiên cứu về kích thước mẫu được các nhà nghiên cứu đưa ra như sau:

Theo Hair và cộng sự (2006) thì kích cỡ mẫu tối thiểu N ≥ 5*x (trong đó x là tổng số các biến quan sát). Như vậy với 29 biến quan sát (26 biến thuộc các yếu tố biến độc lập và 3 biến thuộc yếu tố biến phụ thuộc) thì mẫu nghiên cứu của đề tài này cần phải có là: n = 5 x 29 = 145 quan sát.

Theo Tavachinik và Fidell (2007) để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất thì cỡ mẫu tối thiểu N ≥ 8*p + 50 (trong đó p là tổng số biến độc lập của mô hình). Như vậy đề tài có 5 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu tốt nhất cho phân tích hồi quy là 8*5 + 50 = 90 quan sát.

Theo nghiên cứu của Slovin (1984) trích trong Hoàng Trọng Chu, Nguyễn Mộng Ngọc (2008), khi biết được kích thước của tổng thể thì cỡ mẫu (n) được xác định theo công thức:

Trong đó:

N là tổng số KHCN đang gửi tiền tiết kiệm

e là sai số cho phép (thường lấy bằng mức ý nghĩa 5%).

Theo số liệu thống kê từ năm 2015 đến năm 2019 tại Agribank Trảng bàng có 6.643 KHCN đã và đang gửi tiền tiết kiệm. Từ đó xác định n = 377.

Như vậy, kết hợp ba phương pháp xác định cỡ mẫu, cỡ mẫu tối thiểu cần thu thập để thực hiện nghiên cứu này phải là 377 quan sát. Để đảm bảo số lượng này tác giả cần phát số phiếu cao hơn, dự kiến số phiếu phát ra là 400 phiếu.

Ba là, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo quyết toán cuối năm của Agribank Trảng Bàng.

Một phần của tài liệu 1478_235842 (Trang 40 - 41)