Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu 1478_235842 (Trang 34 - 36)

Nghiên cứu định lượng

Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Quy trình nghiên cứu của luận văn được tác giả xây dựng như hình 3.2 Bao gồm các bước như sau:

Mục tiêu nghiên cứu

Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích hồi quy đa biến Hàm ý chính sách

Bước 1: Xây dựng mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài. Từ mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu đưa ra cơ sở lý thuyết đồng thời xây dựng thang đo sơ bộ (thang đo thứ 1) cho luận văn.

Bước 2: Dựa vào nghiên cứu định tính, tác giả tham khảo hỏi ý kiến của các chuyên gia điều chỉnh và xây dựng lại thang đo (Thang đo thứ 2).

Bước 3: Bằng nghiên cứu định lượng, tác giả tiến hành khảo sát sơ bộ với 50 khách hàng đang giao dịch gửi tiết kiệm tại Agribank Trảng Bàng để nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo thông qua kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Từ đó, hoàn chỉnh thang đo trở thành thang đo chính thức.

Bước 4: Thực hiện nghiên cứu chính thức thông qua bảng khảo sát trực tiếp đối với khách hàng đang giao dịch gửi tiết kiệm tại Agribank Trảng Bàng.

Bước 5: Đánh giá thang đo thông qua độ tin cậy với hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA với phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 20.0.

Bước 6 Phân tích hồi quy thông qua phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính đa biến dùng để xác định yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Agribank Trảng Bàng. Và đo lường mức độ tác động của các yếu tố đó đến quyết định gửi tiền tiêt kiệm của khách hàng cá nhân, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, thảo luận kết quả nghiên cứu.

Bước 7: Đưa ra kết luận và đề xuất hàm ý chính sách nhằm giữ chân khách hàng cũ, gia tăng khách hàng cá nhân mới gửi tiết kiệm tại Agribank Trảng Bàng.

Một phần của tài liệu 1478_235842 (Trang 34 - 36)