2019
4.3.5. Kiểm định khuyết tật của mô hình
4.3.5.1 Phân phối chuẩn
Từ biểu đồ ta thấy được, một đường công phân phối chuẩn đặt chồng lên biểu đồ tầng số. Đường cong này có dạng hình chuông , phù hợp với dạng đồ thị của phân phối chuẩn. Giá trị trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0.993 gần bằng 1, như vậy có thể nói phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng : giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Hình 4.1: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý trên SPSS 20)
Biểu đồ tần số P - P (Chi tiết được thể hiện tại Hình 4.2: Biểu đồ tần số P – P) cũng cho thấy các điểm của phần dư phân tán không cách xa mà phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường chéo (đường thẳng kỳ vọng), do đó giả định về phân phối chuẩn của phần dư được thỏa mãn.
Hình 4.2: Biểu đồ tần số P – PPlot
(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý trên SPSS 20)
4.3.5.2 Kiểm định phần dư
Quan sát đồ thị phân tán (Hình 4.3: Đồ thị phân tán) chúng ta thấy tổng cộng hầu hết quan sát đều tụ lại thành những đường thẳng, có rất ít các quan sát nằm ngoài và các biến quan sát có sự phân tán đều. Như vậy, giả định phương sai không đổi của mô hình hồi quy không bị vi phạm và cũng có thể kết luận rằng liên hệ của biến độc lập và biến phụ thuộc trong nghiên cứu này là liên hệ tuyến tính
Ngoài ra, kiểm định Durbin - Watson (d) (bảng 4.15) cho thấy kết quả d = 1.837 (1< d <3) ta có thể kết luận các phần dư là độc lập với nhau ( không có tương quan giữa các phần dư).
Hình 4.3: Đồ thị phân tán
4.4. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm KHCN4.4.1 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính 4.4.1 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính
Kết quả thống kê (bảng 4.20) mô tả cho thấy trung bình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KHCN tại Agribank Trảng Bàng của hai nhóm giới tính của nam là 4.029 và nữ là 4.01. Nhìn chung không có quá nhiều khác biệt.
Bảng 4.20 Kết quả phân tích phương sai theo giới tính của KHCN
Kiểm định Levene về sự bằng nhau của
phương sai
Kiểm định T-Test về sự bằng nhau của các giá trị trung bình F Sig. T Df Sig. (2- tailed ) Độ lệch trun g bình Sai số độ lệch chuẩ n KTC của sự khác biệt ở 95% Bậc thấp Bậc cao H L G T K Phương sai bằng nhau giả định 1.448 .230 .570 375 .569 .02 72 .047 8 - .0667 .12 11 Phương sai bằng nhau không giả định .572 324.8 72 .568 .02 72 .047 6 - .0665 .12 09
(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý trên SPSS 20)
Cụ thể hơn trong bảng Independent Samples Test cho thấy, Sig. Levene’s Test = 0.230> 0.05 nên ta sẽ xét kết quả Sig. Kiểm định t tại trường hợp Giả định phương
sai bằng nhau được chấp nhận, với giá trị Sig. Kiểm định t với sig = 0.569> 0.05, như vậy không có sự khác biệt về quyết định gửi tiền tiết kiệm của KHCN tại Agribank Trảng Bàng giữa các nhóm giới tính khác nhau.
4.4.2 Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi
Bảng 4.21 Kiểm định đồng nhất phương sai theo độ tuổi
Thống kê Levene df1 df2 Sig.
6.870 4 372 .000
(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý trên SPSS 20)
Kết quả bảng 4.21 cho ta thấy, giá trị Sig. =0.000 < 0.05 thì phương sai của khách hàng có những độ tuổi khác nhau là khác nhau. Điều này có ý nghĩa không đủ điều kiện để phân tích One – Way Anova.
4.4.3 Kiểm định sự khác biệt theo tình trạng hôn nhân
Bảng 4.22 Kiểm định phương sai theo tình trạng hôn nhân Tổng bình phương Df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa Sig. Giữa các nhóm .029 1 .029 .142 .706 Trong các nhóm 77.468 375 .207 Tổng 77.498 376
(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý trên SPSS 20)
Kết quả ở bảng 4.22 cho thấy giá trị Sig của F bằng 0.706 > 0.05. Điều này cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Quyết định gửi tiền tiết kiệm của KHCN tại Agribank Trảng Bàng thuộc các nhóm tình trạng hôn nhân khác nhau.
4.4.4 Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp
Bảng 4.23 Kiểm định phương sai theo nghề nghiệp Tổng bình phương Df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa Sig. Giữa các nhóm 2.053 6 .342 1.678 .125 Trong các nhóm 75.445 370 .204 Tổng 77.498 376
(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý trên SPSS 20)
Kết quả này cho biết phương sai của quyết định gửi tiền tiết kiệm của KHCN có bằng nhau hay khác nhau giữa những KH có nghề nghiệp khác nhau. Kết quả ở bảng 4.23 cho thấy giá trị Sig của F bằng 0.125 > 0.05. Điều này cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về quyết định gửi tiền tiết kiệm của KHCN thuộc các nhóm ngành nghề khác nhau.
4.4.5 Kiểm định sự khác biệt theo Trình độ học vấn
Bảng 4.24 Kiểm định phương sai theo Trình độ học vấn Tổng bình phương Df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa Sig. Giữa các nhóm 1.485 3 .495 2.429 .065 Trong các nhóm 76.013 373 .204 Tổng 77.498 376
(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý trên SPSS 20)
Kết quả này cho biết phương sai của quyết định gửi tiền tiết kiệm của KHCN có bằng nhau hay khác nhau giữa những KH có trình độ học vấn khác nhau. Kết quả ở bảng 4.24 cho thấy giá trị Sig của F bằng 0.065 > 0.05. Điều này cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về quyết định gửi tiền tiết kiệm của KHCN thuộc các nhóm trình độ học vấn khác nhau.
4.4.6 Kiểm định sự khác biệt theo thu nhập trung bình
Bảng 4.25 Kiểm định phương sai theo Thu nhập trung bình Tổng bình phương Df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa Sig. Giữa các nhóm 1.514 3 .505 2.477 .061 Trong các nhóm 75.984 373 .204 Tổng 77.498 376
(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý trên SPSS 20)
Kết quả này cho biết phương sai của quyết định gửi tiền tiết kiệm của KHCN có bằng nhau hay khác nhau giữa những KH có thu nhập trung bình khác nhau. Kết quả ở bảng 4.25 cho thấy giá trị Sig của F bằng 0.061 > 0.05. Điều này cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về quyết định gửi tiền tiết kiệm của KHCN thuộc các nhóm thu nhập trung bình khác nhau.
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Phương trình hồi quy chuẩn hóa đã xác định như sau:
QĐ= 0.316CNNV + 0.263STT + 0.230LS + 0.213 CLDV + 0.159SBD
Nghiên cứu đã xác đinh được 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của KHCN đó là: Tính chuyên nghiệp của nhân viên có tác động mạnh nhất, tiếp theo là sự thuận tiện, lãi suất, chất lượng dịch vụ và cuối cùng là cơ sở vật chất.
Giả thuyết H1: Nhân tố sự đảm bảo có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Agribank Trảng Bàng.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy Nhân tố sự đảm bảo có tác động cùng chiều đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Agribank Trảng Bàng với hệ số bêta là 0.159. Điều này có nghĩa là khi nhân tố sự bảo đảm tăng lên 1 đơn vị thì nó làm tăng quyết định gửi tiết kiệm của KHCN vào Agribank Trảng Bàng lên
0.159 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này hoàn toàn phù hợp vì phân tích nguyên nhân gửi tiền của khách hàng cá nhân vào Agribank chi nhánh Trảng Bàng thì đại đa số khách hàng điều chọn Agribank vì tính bảo đảm, an toàn.
Giả thuyết H2: Nhân tố lãi suất có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Agribank Trảng Bàng.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy nhân tố lãi suất có tác động cùng chiều đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Agribank Trảng Bàng với hệ số bêta là 0.230. Điều này có nghĩa khi nhân tố lãi suất tăng lên 1 đơn vị thì sẽ làm tăng quyết định gửi tiết kiệm của KHCN vào Agribank Trảng Bàng lên 0.230 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả thu được là phù hợp với thực tế. Vì trong môi trường cạnh tranh như ngày nay xuất hiện rất nhiều NH trong nước lẫn nước ngoài, khách hàng có nhiều sự chọn lựa và họ trở nên nhạy cảm nhiều hơn với yếu tố Lãi suất nên việc thu hút và giữ chân khách hàng trở nên vô cùng cần thiết. Ngân hàng có mức lãi suất huy động tiền gửi càng cao thì càng được khách hàng ưu tiên chọn lựa làm nơi gửi tiền tiết kiệm của mình
Giả thuyết H3: Nhân tố Chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Agribank Trảng Bàng.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy Nhân tố Chất lượng dịch vụ có tác động cùng chiều đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Agribank Trảng Bàng với hệ số bêta là 0.213. Điều này có nghĩa khi Nhân tố Chất lượng dịch vụ tăng lên 1 đơn vị thì nó làm tăng quyết định gửi tiết kiệm của KHCN vào Agribank Trảng Bàng lên 0.213 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nhu cầu của khách hàng khi đến ngân hàng là khác nhau nên việc thoả mãn được những nhu cầu đa dạng của khách hàng sẽ góp phần gia tăng hoạt động huy động vốn. Chất lượng dịch vụ tốt, đáp ứng được nhu cầu khách hàng là điều kiện tiên quyết để thu hút khách hàng mới và duy trì những khách hàng tiền gửi tiêt kiệm hiện tại.
Giả thuyết H4: Nhân tố tính chuyên nghiệp của nhân viên có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Agribank Trảng Bàng.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy Nhân tố tính chuyên nghiệp của nhân viên với hệ số bêta là 0.316. Điều này có nghĩa khi Nhân tố tính chuyên nghiệp của nhân viên tăng lên 1 đơn vị thì nó làm tăng quyết định gửi tiết kiệm của KHCN vào Agribank Trảng Bàng lên 0.316 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Thực
tế cho thấy rằng khi khách hàng đến với ngân hàng thì điều đầu tiên đập vào mắt khách hàng đó chính là nhân viên của ngân hàng, thái độ, tích cách, khả năng cũng như trình độ của nhân viên có làm cho khách hàng hài lòng không?. Khi bước này được khách hàng thông qua thì tới vấn đề chính đó là chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng như thế nào, có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng không?. Vì thế kết quả nghiên cứu nhân tố tính chuyên nghiệp của nhân viên có tác động cùng chiều đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân là hoàn toàn hợp lí.
Giả thuyết H5: Nhân tố sự thuận tiện có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Agribank Trảng Bàng.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy Nhân tố sự thuận tiện có tác động cùng chiều đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Agribank Trảng Bàng với hệ số bêta là 0.263. Điều này có nghĩa khi Nhân tố sự thuận tiện tăng lên 1 đơn vị thì nó làm tăng quyết định gửi tiết kiệm của KHCN vào Agribank Trảng Bàng lên 0,263 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Trong thực tế, Vị trí ngân hàng dễ tìm thấy, đặc biệt nằm trong khu dân cư sẽ dễ dàng thu hút khách hàng cá nhân gần ngân hàng đến gửi tiền tiết kiệm, không gian giao dịch của ngân hàng phải đủ rộng, cơ sở vật chất tiện nghi sẽ cho khách hàng cảm giác thoải mái, dễ chịu khi giao dịch. Thêm vào đó mạng lưới của ngân hàng hoạt động rộng khắp sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho khách hàng mọi lúc mọi nơi khi muốn thực hiện giao dịch. Nếu ngân hàng hội tụ đầy đủ những yếu tố trên sẽ giúp ngân hàng hình thành nên lợi thế cạnh tranh và thu hút được lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Vì vậy, với kết quả nghiên cứu là phù hợp.
Các nghiên cứu trước đây như là Phạm Dương Thái Hiền (2019), Lê Đức Thủy, Phạm Thu Hằng (2017) chỉ ra rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu thu được có một số khác biệt. Nghiên cứu Lê Đức Thủy, Phạm Thu Hằng (2017) chỉ ra rằng yếu tố An toàn tiên gửi tác động mạnh nhất đến quyết định gửi tiền của KHCN, nghiên cứu Phạm Dương Thái Hiền(2019) thì yếu tố lợi ích tài chính tác động mạnh nhất, nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng yếu tố Tính chuyên nghiệp của nhân viên lại là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất.
Tóm tắt chương 4
Chương 4 tác giả đã tiến hành phân tích các dữ liệu thu thập và đã trình bày chi tiết các kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằngCronbach’s Alpha, đánh giá giátrị của thang đo bằng phân tích yếu tố EFA, chạy hồi quy để kiểm định giả thuyết trên phần mềm SPSS 20.0. Thông qua các kiểm định và kết quả xử lý hồi quy đa biến cho thấy cả 05 nhân tố có tác động tích cực đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KH cá nhận tại Agribank chi nhánh Trảng Bàng . Ngoài ra, nghiên cứu còn kiểm định sự khác biệt giữa các đặc điểm khác nhau của khách hàng cá nhân (Giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập trung bình). Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu như trên, ở chương 5 tiếp theo tác giả sẽ trình bày một số hàm ý chính sách được rút ra từ nghiên cứu, hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Chương 4, nghiên cứu đã xác định những nhân tố có ảnh ưởng tích cực đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KHCN tại Agribank Trảng Bàng. Vì vậy, để nâng cao được quyết định gửi tiền tiết kiệm của KHCN thì cần phải có những hàm ý chính sách cho từng định hướng cụ thể. Chương 5, tác giả đề xuất hàm ý chính sách để nâng cao để nâng cao được quyết định gửi tiền tiết kiệm của KHCN tại Agribank Trảng Bàng.
5.1 Kết luận
Trên cơ sở lý thuyết, các bằng chứng thực nghiệm, mô hình ở chương 2 và phương pháp nghiên cứu được xây dựng ở chương 3, tiếp tục thực hiện các phương pháp phân tích thông kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy để xác định các yếu tố tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Agribank Trảng Bàng . Cụ thể, luận văn đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu như sau:
Câu hỏi thứ nhất: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Agribank Trảng Bàng ? Luận văn đã chỉ ra có 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Agribank Trảng Bàng là Sự bảo đảm, Lãi suất, Chất lượng dịch vụ, Tính chuyên nghiệp của nhân viên và sự thuận tiện.
Câu hỏi thứ hai: Mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Agribank Trảng Bàng như thế nào? Trong 5 yếu tố tác động đến quyết định gửi tiết kiệm của KHCN tại Agribank Trảng Bàng. Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là Tính chuyên nghiệp của nhân viên, kế đến là sự thuận tiện, sau đó là lãi suất, chất lượng dịch vụ, và cuối cùng là Sự bảo đảm. Bên cạnh đó còn có các yếu tố phụ có tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân như: giới tính( nam, nữ xấp xỉ nhau ), độ tuổi (nhiều nhất từ 35 đến 44 và trên 55), tình trạng hôn nhân( nhiều nhất là đối tượng đã kết hôn), nghề nghiệp (nhiều nhất là nông
dân và cán bộ công nhân viên), trình độ học vấn( nhiều nhất cao đẳng; đại học), thu nhập (nhiều nhất từ 5 đến 10 triệu).
Câu hỏi thứ ba, Lãnh đạo Agribank Trảng Bàng cần có biện pháp, chính sách nào nhằm duy trì, ổn định và gia tăng tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân vào Agribank Trảng Bàng ngày càng tốt hơn? Trên cơ sở từ kết quả của câu hỏi nghiên cứu (1), (2) tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm gia tăng số lượng KHCN tại chi nhánh ở nội dung tiếp theo.
5.2 Hàm ý chính sách