Khi nâng nhiệt độ, dung môi bắt đầu bay hơi ra khỏi lỗ xốp trong cấu trúc gel. Giữa dung môi chứa đầy trong lỗ xốp và mạch khung polymer xuất hiện lực mao dẫn. Do lực mao dẫn phụ thuộc vào kích thước lỗ xốp, nên nếu kích thước lỗ xốp trong gel không đồng đều sẽ dẫn tới sự chênh lệch ứng suất và làm nứt gel. Hơn nữa, lực mao dẫn còn có tác dụng làm kích thước lỗ xốp thu nhỏ lại, dẫn tới sự co ngót gel. Các lỗ
xốp trong gel trở thành các lỗ xốp đóng cùng lúc với sự biến mất của các lỗ xốp nhỏ. Gel từđàn hồi nhớt chuyển sang dạng đàn hồi sau khi sấy xong.
Quá trình làm khô này dẫn đến sự hình thành các aerogel và xerogel. Quy trình làm khô các vật liệu xốp có thểđược chia thành 03 giai đoạn: khoảng tốc độ không đổi (CRP), khoảng giảm tốc độđầu tiên (FRP1), và khoảng giảm tốc độ thứ hai (FRP2)
Ở giai đoạn CRP hệ gel bị co rút lại một thể tích bằng với lượng chất lỏng bị
bay hơi, mặt phân cách hai pha lỏng và hơi được giữ lại tại bề mặt bên ngoài của hệ
gel.
Ở giai đoạn FRP1: hệ gel trở nên rất cứng và không thể co rút lại, chất lỏng rút
đi để lại các khoảng trống gần bề mặt, các lớp film lỏng liên tục được giữ và đưa ra bên ngoài.
Ở giai đoạn FRP2: chất lỏng trở nên bị cô lập trong các túi riêng, quá trình làm khô gel tiếp tục bằng sự bay hơi dung môi trong hệ gel và sự khuyếch tán của pha hơi ra bên ngoài.
Ở giai đoạn CRP, tốc độ bay hơi pha lỏng gần bằng với tốc độ bay hơi từ một “đĩa mở” chất lỏng.
Lực hút mao quản tạo nên trong dòng chất lỏng để ngăn cản sự tiếp xúc của pha rắn do sự bay hơi, và mạng lưới quay trở lại dạng lỏng ban đầu. Do mạng lưới gel lúc này đã được làm cứng, sự bay hơi về sau rút chất lỏng ra khỏi hệ và hình thành nên hệ
gel.
Các chất hoạt động bề mặt có thểđược thêm vào các khoang lỏng để làm giảm năng lượng bề mặt và do đó làm giảm sức căng mao quản dẫn đến sự co rút và rạn nứt của hệ gel.
Sự co rút, rạn nứt gel xảy ra do sức căng mao quản có thể tránh được bằng cách loại pha lỏng khỏi các khoang rỗng trong trạng thái dưới nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn của chất lỏng (còn gọi là quá trình làm khô siêu tiêu chuẩn).
Tại trạng thái siêu tiêu chuẩn, không có khoảng cách và khác biệt giữa pha lỏng và pha hơi, khối lượng riêng trở nên cân bằng, không tồn tại mặt tiếp xúc lỏng-hơi, do
đó không có sức căng mao quản.
Trong qúa trình làm khô siêu tiêu chuẩn, một hệ sol hoặc gel ướt được đặt vào một nồi hấp và được gia nhiệt theo cách thức để biên giới lỏng-hơi không được hình thành. Một khi ở trạng thái siêu tiêu chuẩn, dung môi được bay hơi ở một nhiệt độ
không đổi lớn hơn nhiệt độTc. Gel được tạo thành, được gọi là gel khí có một thể tích bằng với thể tích hệ gel ban đầu.