CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM
2.5.1.3. Tủ cấy vi sinh
Tủ cấy vi sinh sử dụng tại PTN Công Nghệ Nano – ĐHQG TP. HCM của hãng SANYO – Nhật Bản. Tủ cấy bao gồm bộ lọc HEPA và một quạt ở trên đầu tủ nhằm hút và lọc không khí từ môi trường ngoài vào tủ theo một chiều từ trên xuống dưới và ra ngoài tủ. Ngoài ra tủ còn có đèn UVC bước sóng ngắn, có tác dụng diệt khuẩn môi trường trong tủ nhằm đảm bảo môi trường trong tủ sạch trước khi thao tác nuôi cấy vi khuẩn, tủ cũng được trang bị thêm đèn chiếu sáng bình thường khi không cần sử dụng
đến đèn UV.
Hình 2.26: Tủ cấy vi sinh.
2.5.2. Chuẩn bị thí nghiệm
- Hấp tiệt trùng các dụng cụ trước khi sử dụng bao gồm: ống nghiệm, đĩa petri, que cấy các loại, pipet, becher...
- Hấp tiệt trùng 500 ml nước khủ ion.
- Pha môi trường nuôi cấy vi khuẩn theo lượng như sau: 14g nutrient agar và 2 g rau câu trong 500 ml nước. Sau đó cũng đem đi hấp tiệt trùng môi trường pha loãng này.
- Môi trường nuôi cấy sau khi được tiệt trùng ở 1210C trong 15 phút được để
nguội bớt rồi đổ lên các đĩa petri nhựa đã được tiệt trùng từ trước. Các đĩa petri này
được để nguội hoàn toàn cho đóng rắn thành thạch rồi sử dụng làm các đĩa môi trường
để nuôi cấy vi khuẩn E.Coli.
- Các mẫu gạch tiến hành kiểm tra vi sinh được chiếu UV trong 4 h trước khi tiến hành kiểm nghiệm đặc tính diệt khuẩn của màng.
2.5.3. Tiến trình thí nghiệm
- Dùng que cấy đầu tròn lấy một vòng thạch có lớp màng nhầy của E.Coli từống giống mua từ viện Pasteur.
- Hòa tan lượng vi khuẩn vừa lấy được này trong 10 ml nước đã hấp tiệt trùng trong một ống nghiệm ta thu được dung dịch vi khuẩn với nồng độ 10–1 CFU.
- Sau đó tiếp tục pha loãng nồng độ này cho đến nồng độ 10-4 CFU (bằng cách hút 1ml dung dịch vi khuẩn từống này và hòa tan với 9 ml nước tiệt trùng).
- Sau đó hút 100 µl dung dịch vi khuẩn có nồng độ 10-4 CFU và nhỏ lên các mẫu gạch có lớp màng đã được hoạt hóa và mẫu gạch không có màng để làm mẫu đối chứng.
- Dung dịch vi khuẩn trên các mẫu gạch này được để trên các mẫu gạch trong 04 giờ. Sau đó được rửa sạch để lấy đi lượng vi khuẩn bám trên bề mặt mẫu gạch bằng 5 ml nước tiệt trùng.
- Dung dịch sau rửa này được giữ lại trong đĩa petri thủy tinh sạch có nắp. Sau đó lại hút 100 µl dung dịch sau rửa này và cấy tran lên các đĩa thạch môi trường đã được chuẩn bịở trên.
- Các đĩa môi trường chứa vi khuẩn E.Coli được ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ 370C trong vòng 24h để vi khuẩn phát triển thành các khuẩn lạc.
- Sau 24h các đĩa vi khuẩn này được mang ra đếm để xác định và so sánh số
lượng các khuẩn lạc của mẫu gạch có lớp màng được hoạt hóa, và mẫu gạch không có màng làm mẫu đối chứng.
- Từ phương pháp đếm số khuẩn lạc trên đĩa petri này ta có thể xác định được hiệu suất kháng khuẩn của các mẫu gạch.
CHƯƠNG 3