trên E.Coli với hiêu suất kháng khuẩn là 74,5%.
Các kết quả trên cho thấy khả năng ứng dụng lớn của lớp phủ nano TiO2 lên trên các vật liệu xây dựng như kính, gạch men và sứ vệ sinh. Ưu điểm của lớp phủ này là hoàn toàn trong suốt và đồng nhất có thể áp dụng phủ lên trên kính và gạch men mà không làm ảnh hưởng đến vẻ ngoại quan của vật liệu đế. Lớp màng phủ có độ bám dính tốt, bóng nhẵn và mang đặc tính siêu ưa nước mạnh nên có thể áp dụng để chế tạo các vật liệu tự làm sạch như kính, và gạch men nhờ đặc tính dễ chùi rửa của nó. Hơn nữa màng TiO2-SiO2 này còn mang đặc tính quang xúc tác thể hiện qua khả năng phân hủy hợp chất màu xanh methylene, và khả năng diệt khuẩn E.Coli hứa hẹn việc tạo thành một sản phẩm thông minh, nâng cao tính an toàn vệ sinh của môi trường.
Tuy nhiên do một vài hạn chế về thời gian, mà đề tài còn có những vấn đề chưa giải quyết:
¾ Các thông số lựa chọn trong thực nghiệm của đề tài như nồng độ SiO2, PEG chưa được chúng minh tối ưu một cách đầy đủ. Cần chứng minh thêm sự tối ưu của các thông số này trên khả năng quang xúc tác phân hủy chất màu và khả năng diệt khuẩn...
¾ Chưa định lượng được độ bền cơ học của màng.
¾ Chưa khảo sát được thời gian tồn tại hoạt tính của màng.
¾ Khả năng phân hủy chất màu và vi khuẩn của màng chỉ đạt được khi được kích thích bằng ánh sáng tử ngoại UVA.
B. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
¾ Nghiên cứu để gia tăng hoạt tính của màng với nhiều cách như: phủ thêm một lớp SiO2 ngăn cản sự khuyếch tán của các ion vào lớp màng nano làm giảm hoạt tính của màng; dop vào màng một số ion kim loại như Fe2+, Ag+ … để tránh quá trình tái hợp của các cặp điện tử và lỗ trống.
¾ Nghiên cứu làm dịch chuyển bước sóng kích thích của màng sang vùng nhìn thấy như pha tạp Fe vào màng.
¾ Khảo sát đặc tính diệt khuẩn của màng bằng cách thêm vào dung dịch phủ kim loại Ag để xác định nồng độ Ag tối ưu, và sựảnh hưởng của Ag đến các tính chất khác của màng như độ truyền qua, bờ hấp thu, tính siêu ưa nước và quang xúc tác...