CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM
2.4.8. Phân tích nhiệt DTA
Phân tích nhiệt DTA/TG được thực hiện trên máy STA 409 PC – NETZSCH của phòng thí nghiệm thuộc Khoa Công nghệ Vật liệu – ĐH Bách khoa TP.HCM.
Phương pháp phân tích nhiệt vi sai (DTA – Differential thermal analysis) là một kỹ
thuật phân tích nhiệt trong đó vật liệu nghiên cứu được nung nóng ở một điều kiện xác
định, cùng lúc tất cả sự biến đổi về nhiệt (quá trình thu nhiệt, phát nhiệt) này được ghi nhận và biễu diễn trên đồ thị theo nhiệt độ hoặc thời gian. Do vậy đường DTA cung cấp các dữ liệu về những thông tin biến đổi xảy ra với vật liệu nghiên cứu như nhiệt chuyển thủy tinh, mức độ tinh thể hóa, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt thăng hoa… Diện tích các mũi của đường DTA là do thay đổi enthalpy và không bị ảnh hưởng bởi nhiệt dung riêng của mẫu. Đường DTA có thể được sử dụng như “dấu vân tay” để nhận danh các chất, tuy nhiên thường ứng dụng chủ yếu của phương pháp này là xác định giản đồ pha, đo sự thay đổi về nhiệt và sự phá hủy của mẫu ở những điều kiện khác nhau.
Hình 2.21: Máy DTA.
2.4.9. Xác định góc thấm ướt
Góc thấm ướt của nước đối với màng được đo bằng máy OCA-20 của hãng Dataphysics tại Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia về Vật liệu Polymer và Composite.
Máy được kết hợp với hệ thống thấu kính với khả năng phóng đại hình ảnh gấp 6 lần kết hợp với hệ thống quay phim. Kích thước mẫu đo: 220 * ∞ * 70 mm (L * W * H). Khoảng đo góc tiếp xúc của máy là: 00 – 1800, với độ chính xác của hệ thống video là ± 0.10C. Khoảng đo của sức căng bề mặt và mặt tiếp xúc từ 1.10-2 – 2.103 mN/m, với độ phân giải ± 0.05 mN/m.
Hệđo góc tiếp xúc tự chế tại Bộ môn Khoa học Vật liệu – trường ĐHKHTN gồm camera để ghi nhận hình ảnh giọt nước trên bề mặt lam kính với độ phóng đại 256 lần và kết nối với máy tính qua cổng USB. Ảnh chụp giọt nước được lưu giữ lại và xử lí xác định góc thấm ướt qua phầm mềm FTA32.
Hình 2.23: Hệđo góc tiếp xúc.