Kiểm tra, giám sát công tác quản lý nhân lực là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn chính đó là:
Xác định các loại mục tiêu cần đạt và mức độ cần đạt đối với hoạt động quản lý nhân lực
Đánh giá kết quả hoạt động quản lý nhân lực
Thực hiện các hành động điều chỉnh hoạt động quản lý nhân lực để đảm bảo cho kết quả đạt được trình độ của mục tiêu mong muốn, hoặc có thể là xem xét và điều chỉnh mục tiêu ban đầu
Kiểm tra và giám sát công tác quản lý nhân lực vừa mang tính chủ động, vừa mang tính bị động giúp nhà quản trị thấy được thực trạng và kết quả của hoạt động quản lý nhân lực, từ đó phát hiện nhưng sai lệch trước, trong và sau quá trình thực hiện để có phương án điều chỉnh ngay hoặc rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Các tiêu chí đánh giá quá trình kiểm tra, giám sát công tác quản lý nhân lực:
Bộ máy quản lý:
trong bộ máy nhân sự của một doanh nghiệp. Khi bộ máy quản lý được tối giản đến mức tối đa mà vẫn đảm bảo cho việc quản lý nhân lực được hiệu quả nhất thì đáp ứng được tiêu chuẩn. Với một bộ máy quản lý cho doanh nghiệp, một hệ thống nhân lực khác nhau và hiệu quả, chi phí bỏ ra cũng sẽ khác nhau. Việc tạo ra một bộ máy quản lý để sắp xếp, điều hành nhân sự trong doanh nghiệp tạo ra một qui trình làm việc ổn định và hiệu quả là một điều rất cần thiết, từ đó hệ thống nhân sự sẽ hoạt động một cách liên tục, dễ dàng điều chỉnh về chất lượng, số lượng nhân sự hơn rất nhiều.
Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực
Giữa hai yếu tố này cần có sự phù hợp nhất định, đảm bảo về số lượng để nhân viên không làm việc quá tải hay quá ít việc, chất lượng nhân lực cần phải đảm bảo cho từng dự án, từng sản phẩm của công ty tạo ra là tốt nhất. Với một lượng nhân viên tối thiểu nhưng có chất lượng thì công việc sẽ được vận hành một cách tốt nhất, không bị quá tải và thừa thãi. Với một số lượng hợp lý nhất và chất lượng đảm bảo nhất trong hệ thống nhân sự, thể hiện được công tác quản lý về tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại và hoạt động sử dụng lao động.
Năng suất lao động
Năng suất lao động là tiêu chí phản ánh hiệu quả làm việc của một người lao động trong một đơn vị thời gian nhất định, có thể là giờ, ngày, tuần, tháng, năm. Đây không phải là tiêu chí phản ánh rõ ràng nhất, tuy nhiên tiêu chí này gián tiếp phản ánh năng lực quản lý nhân lực của công ty. Khi doanh nghiệp quản lý tốt thì sẽ tạo ra tinh thần làm việc cho cán bộ nhân viên, đó cũng là việc sắp xếp phù hợp vị trí làm việc cho mỗi người trong doanh nghiệp. Việc tổ chức sắp xếp lao động phù hợp với công nghệ cũng là một hoạt động quản lý nhân lực của doanh nghiệp hay của bộ máy quản lý nhân lực, điều này thể hiện sự hợp lý trong việc phân công, sắp xếp lao động và tư liệu sản xuất phù hợp.
Kết quả sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất kinh doanh thể hiện mức sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và tiền lương của doanh nghiệp vào cuối kỳ kinh doanh hoặc theo từng dự án, từng quý. Quản lý nhân lực một cách hiệu quả là một trong những nhân tố có tác động
lớn tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết hợp được việc sản xuất tạo ra sản phẩm và tiêu thụ, cần xây dựng được một hệ thống làm việc phối hợp nhịp nhàng với nhau có hiệu quả.