ĐVT: tỷđồng 2007 2008 2009 2010 Năm Chỉ tiêu tiSềốn Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Cho vay khách hàng 19.478 100 23.278 100 31.311 100 33.178 100 VND 19.088 98 22.533 97 30.106 96 29.817 90 Ngoại tệ và vàng 390 2 745 3 1.205 4 3.361 10
Nguồn: Báo cáo thường niên của SCB từ năm 2007-2010 [7]
Bảng trên cho thấy cho vay bằng VND chiếm ưu thế tuyệt đối so với tín dụng ngoại tệ và vàng với tỷ trọng qua các năm đều trên 90%. Đến năm 2010, tổng dư nợ cho vay bằng VND ở mức 29.817 tỷ đồng, chiếm 90% tổng dư nợ, trong khi dư nợ bằng ngoại tệ và vàng chỉ chiếm 10% tổng dư nợ. Điều này cho thấy sự mất
cân bằng trong cân đối nguồn – sử dụng nguồn bằng VND cũng như vàng và ngoại tệ tại SCB.
2.2.6. Tình hình phát triển dịch vụ hỗ trợ huy động vốn tại SCB: - Dịch vụ thẻ: - Dịch vụ thẻ:
SCB tham gia vào thị trường thẻ từ cuối năm 2005, đến nay SCB đã đạt được những thành quả nhất định trong việc phát triển dịch vụ thẻ. Những kết quả đạt
được được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.11: Tình hình phát hành thẻ ATM tại SCB từ năm 2007 đến năm 2010
Năm
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009 2010
1.Số lượng máy ATM (lũy kế) Máy 19 55 108 118
Tốc độ tăng trưởng % 42 189 96 9 2. Số lượng thẻ phát hành lũy kế Thẻ 13.321 23.567 52.636 73.705
Tốc độ tăng trưởng % 61 77 123 40 3. Số lượng tài khoản thẻ (lũy kế) Tài khoản 12.655 22.851 38.661 48.369 4. Số dư tài khoản thẻ Tỷđồng 82,00 73,00 176,00 213,70
Tốc độ tăng trưởng % 9 (11) 141 21 5. Doanh số thanh toán thẻ Tỷđồng 249,11 422,95 612,65 1.046,96
Nguồn: Báo cáo của Phòng Nghiệp vụ Ngân hàng Điện tử [8]
Có thể nói SCB đã thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ phát hành thẻ. Nếu nhưđến năm 2007, số lượng thẻ phát hành lũy kế đạt 13.321 thẻ thì đến năm 2008 con số đó là 23.567 thẻ, tăng 77% so với năm 2007, năm 2009 là 52.636 thẻ, tăng 123% so với năm 2008 và năm 2010 là 73.705 thẻ, tăng 40% so với năm 2009. Năm 2009, số lượng thẻ phát hành tăng đột biến là do SCB đã cho ra đời bộ sản phẩm thẻ mang phong cách ngũ hành Tài, Lộc, Phú, Quý phù hợp với đức tin của người phương Đông, đặc biệt bộ thẻ này còn có hạn mức giao dịch vượt trội lên đến 50 triệu đồng mỗi ngày và 5 triệu đồng cho mỗi lần giao dịch.
Đi cùng với sự gia tăng nhanh chóng số lượng thẻ ATM phát hành là số
có 48.639 tài khoản sử dụng thẻ, tăng 35.714 tài khoản, đạt 282% so với năm 2007. Nhờđó, số dư bình quân của tài khoản sử dụng thẻ cũng tăng lên tương ứng. Trong năm 2007, số dư tài khoản thẻ chỉđạt 82 tỷ đồng, đến năm 2010 tăng thêm 131,7 tỷ đồng, đạt 161% so với năm 2007. Con số này cho thấy những nỗ lực của SCB trong việc huy động nguồn vốn giá rẻ thông qua dịch vụ ATM.
Song song với công tác tăng cường phát hành thẻ ATM, công tác mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ cũng được SCB chú trọng. Số lượng máy ATM phục vụ
giao dịch 24/24 cho khách hàng tăng đều qua các năm. Năm 2007 SCB chỉ có 19 máy thì đến năm 2010 con số này là 118 máy, tăng 99 máy so với năm 2007. Những con số này chứng tỏ sự nỗ lực không ngừng của SCB nhằm mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó, SCB còn tham gia làm thành viên của ba liên minh ATM lớn là Smartlink, Banknetvn và VNBC, nâng tổng số ngân hàng liên minh mà thẻ SCB có thể giao dịch lên đến 30 ngân hàng với hàng ngàn máy ATM phủ khắp toàn quốc. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho SCB có thể tối đa hóa hiệu quả sử dụng máy ATM khi chấp nhận thẻ của nhiều ngân hàng, góp phần gia tăng nguồn thu phí giao dịch từ ngân hàng liên minh.
- Dịch vụ POS:
Dịch vụ POS là một dịch vụ thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt do tổ
chức phát hành thẻ cung cấp cho các cửa hàng, các đơn vị kinh doanh hàng hóa dịch vụ làm đơn vị chấp nhận thẻ khi khách hàng sử dụng thẻđể thanh toán. Dịch vụ này một mặt giúp khách hàng sử dụng thẻ của SCB và thẻ của ngân hàng liên minh thuận tiện trong việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ mà không phải sử dụng tiền mặt, mặt khác cũng giúp SCB đa dạng hóa kênh thanh toán và gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn do đơn vị chấp nhận thẻ phải mở tài khoản thanh toán tại SCB để
nhận tiền do khách hàng chuyển khoản. Ngoài ra, khách hàng có thể sử dụng thẻ
quốc tế Visa, Master để thực hiện ứng tiền mặt trực tiếp tại các máy POS đặt tại các chi nhánh, phòng giao dịch của SCB. Tuy SCB chỉ mới triển khai dịch vụ này từ
năm 2009, đến nay SCB cũng đã đạt được những kết quả khả quan, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.12: Tình hình lắp đặt máy POS tại SCB từ năm 2009 đến năm 2010
Năm
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 Tổng cộng
Số lượng POS lắp đặt Máy 171 137 308
Số lượng ĐVCNT Đơn vị 74 101 175
Doanh số thanh toán POS Tỷđồng 43,41 112,35 155,76
Nguồn: Báo cáo của phòng Nghiệp vụ Ngân hàng Điện tử [8]
Năm 2009, SCB đã lắp đặt thành công 171 máy POS, trong đó có 76 máy
đang được đặt tại các quầy giao dịch của SCB để thực hiện nghiệp vụứng tiền mặt cho khách hàng. Sang năm 2010, SCB lắp đặt thêm 137 máy, nâng tổng số máy POS lũy kế lên 308 máy. Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ cũng tăng trưởng mạnh sau hai năm thực hiện. Năm 2009, số lượng đơn vị chấp nhận thẻ là 74 đơn vị, con số
này năm 2010 là 101 đơn vị, tăng 36,4% so với năm 2009, nâng tổng sốđơn vị chấp nhận thẻ lũy kếđến năm 2010 là 175 đơn vị. Doanh số thanh toán qua POS cũng gia tăng đáng kể. Đến năm 2010, doanh số thanh toán đạt 112,35 tỷ đồng, ước tính doanh số thanh toán bình quân mỗi máy POS khá cao, 40 triệu đồng/tháng.
- Dịch vụ ebanking:
Hiện nay, SCB đang cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ebanking cơ bản bao gồm các kênh: Phone banking, SMS banking và Internet banking. Bắt đầu triển khai dịch vụ ebanking từ năm 2007 nhưng chỉ ở mức độ thử nghiệm. Cho tới năm 2008, SCB mới thực sự triển khai rộng rãi dịch vụ ebanking đến với khách hàng và bước đầu đạt được những thành quả nhất định. Bảng 2.13: Số lượng hợp đồng ebanking: ĐVT: hợp đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng cộng Phone Banking 765 326 68 1.159 SMS Banking 4.443 12.011 10.143 26.597 Internet Banking 2.342 2.907 2.054 7.303
Bảng 2.14: Doanh số thanh toán qua ebanking: ĐVT: tỷđồng STT Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010
1 Chuyển khoản qua SMS 0,01 0,01 0,03
2 Giao dịch qua Internet banking 3,22 81,30 455,32
- Chuyển khoản cùng SCB 1,42 46,20 169,31 - Chuyển khoản ngoài SCB 1,20 16,10 59,26
- Mở TK có kỳ hạn 0,43 10,01 121,55 - Tất toán TK có kỳ hạn 0,16 8,99 104,58
- Tái tục tài khoản tiền gửi 0,18 - Chuyển sang TK tích lũy 0,44
TỔNG CỘNG 3,23 81,31 455,35
Nguồn: Báo cáo của Phòng Nghiệp vụ Ngân hàng Điện tử [8]
Có thể thấy, giao dịch qua ebanking của SCB thời gian qua đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt là kênh phân phối internet banking. Nếu như năm 2008, số
lượng hợp đồng internet banking là 2.342 hợp đồng với doanh số giao dịch chỉ đạt 3,22 tỷđồng thì đến năm 2010, số lượng hợp đồng internet banking đã lên tới 7.303 hợp đồng tăng gấp 3,1 lần so với năm 2008 với doanh số giao dịch đạt tới 455,32 tỷ đồng. Việc phát triển kênh phân phối qua ebanking đặc biệt là internet banking đã giúp SCB tiết kiệm được rất nhiều thời gian giao dịch của giao dịch viên tại quầy
đồng thời gia tăng tiện ích cho khách hàng. Khách hàng không phải mất thời gian
đến quầy mà vẫn thực hiện giao dịch của mình qua internet một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
2.2.7. Quản trị nguồn vốn tại SCB:
Bảng 2.15: Hệ số an toàn vốn tối thiểu của SCB từ năm 2007 đến năm 2010 ĐVT: % Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) (*) 17,98 9,91 11,54 10,32
Nguồn: Báo cáo thường niên SCB từ năm 2007 đến năm 2010 [7]
(*) Ghi chú: Việc tính toán và so sánh các tỷ lệ an toàn hoạt động của SCB trong năm 2009 và 2010 có sự khác biệt (năm 2009 áp dụng Quyết định 457, năm 2010 áp dụng Thông tư 13 và Thông tư 19 của NHNN)
Hệ số CAR – một chỉ tiêu thể hiện khả năng chống đỡ rủi ro không được dự
tính mà không làm ảnh hưởng đến nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Trong giai
đoạn 2007-2010, SCB luôn duy trì được hệ số CAR cao hơn rất nhiều so với quy
định của NHNN. Theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, TCTD phải duy trì tỷ lệ
giữa Vốn tự có so với Tài sản có rủi ro là 8%. Tỷ lệ này tại SCB năm 2007, 2008, 2009 là 17,98%, 9,91% và 11,54%. Năm 2010, Thông tư 13/2010/TT/NHNN và Thông tư 19/TT-NHNN ra đời thay thế Quyết định 457 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2010. Theo đó, hệ số CAR các TCTD phải duy trì được nâng lên 9% cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Trước sự thay đổi quy định về hệ số CAR của NHNN, SCB cũng đã có những giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo hệ số CAR theo đúng quy
định. Kết thúc năm 2010, hệ số CAR hợp nhất của SCB đạt 10,32%, cao hơn 1,32% so với quy định của NHNN.
2.2.7.2. Mối tương quan giữa huy động vốn và cho vay:
Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một ngân hàng nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế. Đây là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của NHTM, để từđó bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
Bảng 2.16: So sánh mối tương quan giữa huy động và cho vay tại SCB ĐVT: tỷđồng ĐVT: tỷđồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Dư nợ tín dụng 19.478 23.278 31.311 33.178 Ngắn hạn 16.083 15.245 20.366 8.390 Trung-dài hạn 3.395 8.033 10.945 24.788
Nguồn vốn huy động từ thị trường 1 17.376 26.830 33.944 44.170
Ngắn hạn 17.202 26.604 31.666 32.415
Trung-dài hạn 7.538 226 2.278 11.755
Dư nợ/Vốn huy động thị trường 1 (%) 112 87 92 75
Tỷ lệ nguốn vốn ngắn hạn/Cho vay trung-dài
hạn (%) 0 29 20 24
Nguồn: Báo cáo thường niên SCB từ năm 2007 đến năm 2010 [7]
Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên nguồn vốn huy động thể hiện khả năng đáp ứng của vốn huy động vào hoạt động cấp tín dụng của một ngân hàng. Tại SCB, tỷ lệ này luôn ở mức khá cao trong những năm 2007 đến 2009, trên 87%. Đến năm 2010 tỷ lệ
này giảm xuống còn 75% cho phù hợp với những quy định của Thông tư
13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và Thông tư 19/TT-NHNN ngày 27/09/2010 của NHNN về các tỷ lệđảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Theo
đó, tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động đối với ngân hàng là tối đa 80%. Như
vậy, SCB đã và đang cải thiện tỷ lệ này nhằm theo đạt các yêu cầu về an toàn vốn của NHNN.
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn cho biết ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu đồng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn khi nguồn vốn dài hạn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn.
Điều này dễ dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng khi chưa thu hồi được khoản cấp tín dụng trung dài hạn đã phải đối mặt với nguồn vốn ngắn hạn đến hạn chi trả. Tại SCB tỷ lệ này năm 2007 bằng 0, tức là SCB đã không sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Đến năm 2008, tỷ lệ này là 29%, thấp hơn nhiều so
với mức 40% của NHNN đặt ra (theo Quyết định 457). Đến năm 2009 tỷ lệ này là 20% và năm 2010 là 24%. Mặc dù SCB vẫn kiểm soát được tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn đảm bảo thấp hơn mức mức quy định 30% của NHNN (theo Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009) tuy nhiên việc tỷ lệ này tăng cao trong năm 2010 sẽđặt SCB đứng trước nguy cơ rủi ro kỳ hạn xảy ra do sự chênh lệch về cấu trúc huy động vốn và sử dụng vốn như trên.
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA SCB: 2.3.1. Những kết quả đạt được: 2.3.1. Những kết quả đạt được:
- Nguồn vốn huy động của SCB luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao:
Thể hiện ở tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2007-2010 đạt 58,25%.
Để đạt được thành tích đó, trong những năm qua, SCB đã thực hiện cơ chế điều hành lãi suất luôn đảm bảo cạnh tranh so với thị trường. Bên cạnh đó, SCB luôn triển khai các sản phẩm tiền gửi, các chính sách khách hàng phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Song song với việc huy động vốn nhàn rỗi từ tổ
chức kinh tế và dân cư, SCB cũng đã huy động được một khối lượng vốn lớn từ các tổ chức tín dụng trong nước để bổ sung nguồn vốn kinh doanh của mình.
- Các sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, phong phú:
Nắm bắt được những thay đổi của thị trường tài chính – tiền tệ, SCB không ngừng cải tiến những sản phẩm hiện tại theo hướng đa dạng hóa và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, SCB luôn đưa ra những sản phẩm mới, mang tính đột phá, khẳng định vị thế đi đầu trong việc tạo nên sự khác biệt của sản phẩm. Như trong bối cảnh nền kinh tế có lạm phát cao năm 2008, SCB
đã tung ra sản phẩm “Lạm phát vẫn có lãi” để đảm bảo lãi suất thực hưởng của khách hàng luôn cao hơn tỷ lệ lạm phát. Hoặc sản phẩm tiết kiệm “VND đảm bảo bằng vàng”, “Hoán đổi lãi suất – Kéo dài kỳ hạn”, “Lãi suất tăng tựđộng điều chỉnh tăng”, “Kỳ hạn duy nhất – lãi suất linh hoạt”… cũng nhằm quyền lợi của người gửi tiền trong bối cảnh lòng tin vào tiền đồng bị giảm sút nghiêm trọng.
Nhờ vào linh hoạt trong cải tiến sản phẩm, đến cuối năm 2010, SCB đã cải thiện đáng kể cơ cấu nguồn vốn của mình theo hướng nâng cao tỷ trọng nguồn vốn
trung và dài hạn, tăng dần tính ổn định cho nguồn vốn huy động của SCB.
- Cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt và mềm dẻo:
Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là một loại giá cả đặc biệt của việc buôn bán vốn tiền tệ, do đó nó cũng tuân thủ quy luật cung cầu thị trường. Muốn thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ các chủ thể trong nền kinh tế thì lãi suất huy
động phải thật sự hợp lý và hấp dẫn mới kích thích được lòng ham muốn lợi nhuận của khách hàng đối với ngân hàng.
Nhận thức được điều đó, SCB đã có chính sách điều hành lãi suất linh hoạt, tùy thuộc vào diễn biến của thị trường tiền tệ trong nước. Lãi suất cao và luôn cạnh