Biểu đồ 2.1 : Quy mô nguồn vốn huy động của SCB từn ăm 2007 đến năm 2010
2.2. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn từ năm
2.2.3. Phân tích tình hình huy động của SCB theo thị trường
Bảng 2.7: Cơ cấu huy động của SCB theo thị trường: ĐVT: tỷđồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tổng huy động 22.759 34.606 48.902 54.439 1. Thị trường 1 17.376 26.830 33.944 44.170 - Tỷ trọng (%) 76 78 69 81 - Mức tăng/giảm 12.801 9.454 7.114 10.226 - Tốc độ tăng/giảm (%) 280 54 27 30 2. Thị trường 2 5.383 7.776 14.958 10.269 - Tỷ trọng (%) 24 22 31 19 - Mức tăng/giảm 23 2.393 7.182 (4.689) - Tốc độ tăng/giảm (%) 0 44 92 (31)
Nguồn: Báo cáo thường niên SCB từ 2007 đến 2010 [7]
Nguồn vốn huy động trên thị trường 1 bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư là nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động NHTM xét trên góc độ ổn
định và chi phí. Qua số liệu bảng 2.7 cho thấy nguồn vốn huy động này của SCB tương đối ổn định và tăng trưởng qua các năm. Năm 2007 tăng 280% so với năm 2006, các năm tiếp theo đều tăng hơn so với năm trước với mức tăng từ 27 đến 54%. Đây chính là nỗ lực cải thiện tỷ trọng huy động trên thị trường 1 mà Ban điều hành đã đặt ra trong năm 2006. Kết thúc 2007, cơ cấu nguồn vốn từ thị trường 1 và nguồn vốn từ thị trường 2 là 76%-24% (cơ cấu này năm 2006 là 53,4% và 46,5%), cho thấy sự cải thiện đáng kể, gần đạt mức lý tưởng mà SCB đặt ra là 80%-20%. Bước sang năm 2008, thị trường tài chính – tiền tệ có những biến động bất ngờ. Trong bảy tháng đầu năm 2008, NHNN đã thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ bằng các biện pháp như tăng dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc, giới hạn mức tăng trưởng tín dụng không quá 30%...nhằm mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát. Chính điều này đã gia tăng sức ép lên hoạt động huy động vốn của các ngân hàng, buộc các ngân hàng phải chạy đua tăng lãi suất nhằm gia tăng nguồn vốn huy
động. Trong những tháng cuối năm 2008, do những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế trong nước. Vì vậy lãi suất cơ bản được điều chỉnh giảm dần từ mức 14%/năm xuống còn 8,5%/năm đã tác động làm giảm khá lớn lãi suất huy động trên thị trường. Trước những biến động khôn lường đó, SCB đã có những giải pháp linh hoạt nhằm giữ vững nguồn vốn huy động của mình. Kết thúc năm 2008, số dư huy động trên cả thị trường 1 và thị trường 2 đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2007. Tỷ trọng huy động thị trường 1 và thị trường 2 lúc này là 78% và 22%. Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô sụt giảm mạnh. Trước nguy cơ nền kinh tế rơi vào suy thoái, đầu năm 2009 Chính phủ đã thực hiện chính sách kích cầu nền kinh tế trong
đó một trong những trọng tâm là chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất. Điều này đã làm tăng áp lực vốn VND của các ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu giải ngân cho nền kinh tế. Theo đó, lãi suất huy động được các ngân hàng điều chỉnh tăng sát mức trần nhằm thu hút vốn. Những diễn biến trên làm cho huy động vốn trên thị trường 1 của SCB hết sức khó khăn. Để đảm bảo nguồn vốn khi huy động từ thị trường 1 không đủ bù đắp dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh khoản, đặc biệt là thời điểm những tháng cuối năm nhu cầu rút vốn của khách hàng tăng cao, SCB đã gia tăng huy động từ thị trường 2. Kết thúc năm 2009, huy động từ thị trường 2 của SCB tăng 14.958 tỷđồng. Tỷ trọng huy động vốn thị trường 1 là thị trường 2 lúc này là: 69% và 31%. Việc gia tăng huy động từ thị trường 2 đã làm cho SCB đứng trước áp lực chi phí huy động cao và không ổn định. Nhận thức được điều đó, năm 2010 SCB đã nỗ lực không ngừng nhằm gia tăng huy động từ thị trường 1 và cải thiện tỷ trọng huy động từ thị trường 2. Tính đến 31/12/2010, huy động thị trường 1 có sự tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng tuyệt đối là 10.226 tỷđồng so với năm 2009. Sự gia tăng mạnh mẽ
từ thị trường 1 đã giúp SCB cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng giảm sự phụ thuộc vào huy động từ thị trường 2, thể hiện qua chỉ tiêu huy động thị trường 2 giảm đến 31% so với năm 2009. Tỷ trọng huy động thị trường 1 và thị trường 2 lúc này là 81% và 19%. Đây chính là kết quảđạt được từ sự nỗ lực rất lớn của Ban Lãnh đạo
SCB trong công tác quản trị nguồn vốn huy động tại SCB.