Biểu đồ 2.1 : Quy mô nguồn vốn huy động của SCB từn ăm 2007 đến năm 2010
3.3. Các kiến nghị
3.3.1. Đối với Chính phủ và NHNN Việt Nam
- Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô:
Sự ổn định của nền kinh tế là nến tảng đảm bảo cho mọi hoạt động kinh doanh trong đó có hệ thống ngân hàng. Do đó, Nhà nước cần tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, có tốc độ tăng trưởng cao, kiểm soát được lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, hạn chế thất nghiệp. Có như thế mới tạo được lòng tin của dân chúng vào Chính phủ nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, từ đó giúp ngân hàng thu hút được nguồn vốn.
Kiểm soát được tình trạng lạm phát: lạm phát tăng cao sẽ làm cho người dân lo lắng đồng tiền bị mất giá, sự biến động mạnh và bất thường trong tỷ lệ lạm phát sẽ làm cho các NHTM gặp nhiều rủi ro hơn vì ngân hàng khó điều chỉnh lãi suất theo kịp lạm phát. Điều nay dẫn đến sự dịch chuyển một lượng tiền lớn từ ngân hàng sang đầu tư vàng, bất động sản, chứng khoán…
Do đó, Nhà nước cần duy trì lạm phát ở mức vừa phải (dưới 2 con số) để vừa có tác dụng kích thích nền kinh tế tăng trưởng, vừa giữ sức mua của đồng tiền, hạn chế tình trạng thất nghiệp, từđó giúp người dân có được thu nhập, tạo điều kiện cho các NHTM huy động vốn từ các thành phần kinh tế, dân cư.
- Duy trì sự tăng trưởng của nền kinh tế: Nhà nước cần có nhiều chính sách vĩ mô nhằm duy trì sự tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này có ý nghĩa quan trọng, tạo ra một sự dẫn dắt và góp phần củng cố niềm tin, ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của hệ thống tài chính nói chung và hoạt động của các NHTM nói riêng, từđó
tạo điều kiện tốt cho việc huy động vốn thông qua nhiều kênh.
- Khuyến khích việc thanh toán không dùng tiền mặt:
Với mục tiêu thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt làm cơ sở
cho phát triển hoạt động thanh toán qua ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế, tăng cường sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước đã đưa ra đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Vì thế, NHNN cần có biện pháp khuyến khích hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
Tăng cường khuyến khích việc sử dụng dịch vụ ngân hàng trong người dân
đặc biệt là khuyến khích gửi tiết kiệm vào ngân hàng, thực hiện thanh toán qua tài khoản ngân hàng và giảm bớt sử dụng tiền mặt trong tiêu dùng.
Quy định các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế muốn hoạt động phải có mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của pháp luật và mức vốn điều lệ này phải được ký gửi tại một tổ chức tín dụng nào đó thì mới cấp giấy phép kinh doanh. Quy định này một mặt tăng cường doanh nghiệp gửi tiền tại ngân hàng, mặt khác có thể xác thực được số vốn điều lệ mà doanh nghiệp khai báo.
Đưa ra các văn bản trong đó qui định hạn chế dùng tiền mặt trong các giao dịch nhưđóng thuế, đóng lệ phí, học phí, viện phí... (qui định khách hàng chỉ thanh toán qua ngân hàng hoặc các nơi thu tiền phải lắp POS để khách hàng thanh toán tại chỗ).
Đưa ra điều kiện chỉ cấp giấy phép hoạt động cho các trung tâm mua sắm, cửa hàng cung cấp dịch vụ hàng hoá.... khi họ cam kết liên sẽ kết với các ngân hàng lắp đặt máy POS để phuc vụ thanh toán. Đồng thời phải giám sát chặt chẽ việc thực hiện.
Mặt khác, cần có sự hỗ trợ từ các chính phủ, cơ quan nhà nước trong công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của tất cả khách hàng bao gồm chính phủ, các doanh nghiệp và các cá nhân trong xã hội về lợi ích và hiệu quả mang đến cho bản thân và xã hội khi tham gia các dịch vụ ngân hàng, khi triệt để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.
- Tăng cường lợi ích bảo hiểm tiền gửi:
Bảo hiểm tiền gửi có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo niềm tin cho người gửi tiền bằng việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của họ. Mặc dù Chính phủ đã có quy chế về bảo hiểm tiền gửi tuy nhiên các quy chế này còn chưa mở rộng
đến tất cả các đối tượng gửi tiền, cụ thể là:
Thứ nhất, bảo hiểm tiền gửi chỉ quy định loại tiền gửi được tham gia bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam, những loại hình tiền gửi bằng ngoại tệ và vàng chưa được tham gia bảo hiểm tiền gửi. Điều này đồng nghĩa với việc một bộ
phận không nhỏ người gửi tiền tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chưa
được bảo vệ lợi ích khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bịđổ vỡ.
Thứ hai, bảo hiểm tiền gửi chỉ bảo hiểm cho các đối tượng là cá nhân, hộ gia
đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh mà chưa có quy định về
bảo hiểm tiền gửi cho các tổ chức kinh tế khác, các tổ chức tín dụng.
Mức chi trả bảo hiểm tối đa là 50 triệu đồng. Điều này có nghĩa là khi có rủi ro xảy ra thì dù cho người gửi tiền có gửi nhiều hơn 50 triệu đồng thì vẫn chỉ nhận
được 50 triệu đồng. Hạn mức chi trả như trên là một bất hợp lý đối với những khách hàng có khoản tiền gửi lớn tại ngân hàng.
- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng:
Xây dựng và điều chỉnh hệ thống pháp luật về thị trường dịch vụ Ngân hàng theo hướng đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất. Đảm bảo khung pháp lý về hoạt
động dịch vụ Ngân hàng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, phù hợp nhu cầu thực tiễn và tạo điều kiện cho hoạt động NH phát triển.
Hiện nay Luật các TCTD, Luật NHNN đã được sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn đối với những Luật trên. Vì vậy Nhà nước nên có những văn bản dưới Luật hướng dẫn cụ
thể chi tiết hai Luật trên để việc áp dụng Luật được thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng.