Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Trang 25)

Biểu đồ 2.1 : Quy mô nguồn vốn huy động của SCB từn ăm 2007 đến năm 2010

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM

CỦA NHTM:

1.4.1. Yếu tố khách quan:

1.4.1.1. Tình hình chính tr – kinh tế – xã hi trong và ngoài nước:

Sự ổn định về chính trị - xã hội cả trong và ngoài nước có tác động rất lớn

đến tâm lý và niềm tin của người dân. Nếu tình hình chính trị không ổn định sẽ kéo theo tình trạng huy động vốn của ngân hàng bị trì trệ bởi người dân không còn tin tưởng. Ngược lại, một quốc gia duy trì được sự ổn định chính trị-xã hội thì người dân sẽ tin tưởng vào hệ thống ngân hàng, từ đó gửi tiền vào hệ thống ngân hàng nhiều hơn.

Nền kinh tếở vào trạng thái tăng trưởng hay suy thoái cũng tác động tới việc huy động vốn của ngân hàng. Khi nền kinh tế ở trạng thái tăng trưởng, người dân cần nhiều vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng phải huy

động nhiều vốn đểđáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế. Ngược lại ở tình trạng suy thoái, sản xuất đình trệ, đầu tư bị thu hẹp, ngân hàng huy động vốn khó khăn hơn.

1.4.1.2. Chính sách ca Nhà nước:

Mỗi một sự thay đổi trong các quy định của Chính phủ, các chính sách tài chính, tiền tệ của NHNN đều ảnh hưởng đến toàn bộ các mặt hoạt động của một ngân hàng trong đó có hoạt động huy động vốn. Chính phủđề ra chính sách tiền tệ

quốc gia và hệ thống ngân hàng là công cụđắc lực để thực hiện. Chẳng hạn khi yếu tố lạm phát trong nền kinh tế tăng, NHNN sẽ thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ

bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội vào hệ thống ngân hàng thì lúc đó các NHTM huy động vốn dễ dàng hơn. Hay thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Nhà nước có thể điều chỉnh việc cung ứng tiền cho nền kinh tế. Các chính sách vềđầu tư, phát triển kinh tế trong từng thời kỳ cũng ảnh hưởng sâu sắc tới việc huy động vốn của NHTM.

1.4.1.3. Yếu t tâm lý, thói quen tiêu dùng ca người dân:

dịch vụ ngân hàng là phổ biến, hầu như người dân nào cũng có tài khoản trong ngân hàng và người dân chỉ sử dụng tiền mặt cho các giao dịch rất nhỏ, lẻ. Vì vậy, lượng tiền mặt trong lưu thông chiếm tỷ lệ rất thấp. Ngược lại, ở nước ta thói quen thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn chiếm ưu thế. Mặc dù ngày nay, các ngân hàng đã đẩy mạnh phát triển các kênh thanh toán không dùng tiền mặt đến với khách hàng. Tuy nhiên, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại mới chỉ tiếp cận được với người dân ở các thành phố, thị xã. Đại bộ phận người dân ở vùng nông thôn vẫn còn xa lạ

với những tiện ích của dịch vụ ngân hàng mang lại. Đây là một khó khăn cho công tác huy động vốn của ngân hàng khi mà thói quen này không thể một sớm một chiều có thể thay đổi được. Ngoài ra, tâm lý thích mua vàng cất trữ của người dân cũng ảnh hưởng không nhỏđến việc huy động vốn của các NHTM.

1.4.2. Yếu tố chủ quan:

Yếu tố chủ quan là những yếu tố nội tại mà ngân hàng có thể kiểm soát được bao gồm: chiến lược kinh doanh của ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ hoạt

động huy động vốn, năng lực và trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng, uy tín, thương hiệu của ngân hàng, trình độ công nghệ ngân hàng và mạng lưới hoạt động.

1.4.2.1. Chiến lược kinh doanh ca ngân hàng:

Chiến lược kinh doanh có thể nói là đường lối, phương hướng hoạt động cho một ngân hàng. Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh khác nhau. Điều này phụ thuộc vào từng điểm mạnh, điểm yếu, khả năng cũng như hạn chế của ngân hàng. Một ngân hàng có ban lãnh đạo có trình độ, dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính sẽ có lợi thế hơn trong việc điều hành hay quyết định đưa ra bất kỳ

một chiến lược kinh doanh nào.

Chiến lược kinh doanh có liên quan đến huy động vốn bao gồm: Chính sách về lãi suất tiền gửi, các chương trình khuyến mãi, tỷ lệ hoa hồng và phí dịch vụ. Trong đó yếu tố lãi suất là quan trọng nhất. Lãi suất tiền gửi cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau mang tính quyết định trong việc thu hút các khoản tiền gửi. Tuy nhiên, nếu ngân hàng phải đưa ra một mức lãi suất huy động cao để thu hút nguồn tiền gửi hay duy trì sựổn định lượng tiền gửi của khách hàng thì hiệu quả của việc

huy động vốn có thể giảm do chi phí huy động vốn tăng. Ngoài ra, các chương khuyến mãi, dự thưởng, tỷ lệ hoa hồng…cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút tiền gửi của khách hàng. Thực tế cho thấy ngày nay nhiều ngân hàng đã tổ

chức hàng loạt các chương trình khuyến mãi, dự thưởng trong năm nhằm mục tiêu cạnh tranh và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng tiền gửi.

Có thể nói số lượng nguồn vốn huy động được sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chiến lược kinh doanh hay chính sách của ngân hàng theo từng giai đoạn hay từng thời điểm cụ thể.

1.4.2.2. Các sn phm dch v h tr cho hot động huy động vn:

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng được đa dạng hoá và hiện đại hoá. Nếu một ngân hàng đưa ra được nhiều sản phẩm dịch vụ tốt, đa dạng, phong phú và cung cấp cho khách hàng thêm nhiều tiện ích sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Do đó để có thể cạnh tranh với các ngân hàng trong việc thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, ngân hàng phải đáp ứng các nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất với chi phí rẻ

nhất. Những dịch vụ ngân hàng hiện đại thường được các ngân hàng cung cấp là: thẻ ATM, phone banking, home banking, internet banking với các chức năng chính như rút tiền, tra cứu số dư, thông tin về tỷ giá, lãi suất, thanh toán tiền điện, nước, tiền điện thoại…

1.4.2.3. Năng lc và trình độ ca cán b nhân viên ngân hàng:

Các cán bộ nhân viên ngân hàng đặc biệt là những nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng là những người mang hình ảnh cho cả ngân hàng. Các cán bộ

nhân viên ngân hàng có năng lực sẽ phán đoán và xử lý chính xác các tình huống sẽ

làm cho các hoạt động huy động vốn được thực hiện một cách tốt đẹp. Trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng cao sẽ làm cho các thao tác nghiệp vụ được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, thái độ trong tiếp xúc của nhân viên với khách hàng cũng rất quan trọng. Một đội ngũ nhân viên luôn niềm nở, vui vẻ, lịch thiệp và nhiệt tình tư vấn cho khách hàng, giải quyết các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng,

thoải mái từ đó ngân hàng có thể tạo dựng được mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Do đó, để tăng cường huy động vốn thì một điều cực kỳ quan trọng là các nhân viên ngân hàng phải có đủ những tiêu chí của một nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp: hiểu biết nghiệp vụ, hiểu biết quy trình, hiểu biết khách hàng và ngày càng hoàn thiện phong cách phục vụ.

1.4.2.4. Uy tín, thương hiu ca ngân hàng:

Đó là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Uy tín, thương hiệu của mỗi ngân hàng được xây dựng, hình thành trong cả một quá trình lâu dài. Mặc dù không phải lúc nào một ngân hàng đã tồn tại lâu đời cũng có lợi thế hơn so với những ngân hàng mới thành lập. Tuy nhiên, người gửi tiền thường lựa chọn những ngân hàng lâu đời hơn và những ngân hàng lớn thường được ưu tiên lựa chọn nhiều hơn so với các ngân hàng nhỏ. Một điều quan trọng ở nước ta là hình thức sở hữu cũng có ảnh hưởng quan trọng tới huy động vốn. Các ngân hàng quốc doanh bao giờ cũng có độ an toàn cao hơn cho người gửi tiền, uy tín của các NHTM quốc doanh cao hơn so với các ngân hàng khác. Những ngân hàng có uy tín luôn chiếm được lòng tin của khách hàng, đó là tiền đề cho việc họ huy động được những nguồn vốn lớn hơn với chi phí rẻ hơn và tiết kiệm được thời gian.

1.4.2.5. Trình độ công ngh ngân hàng:

Có thể nói công nghệ ngân hàng ngày nay đã hiện đại hơn nhiều so với trước

đây. Nhờ có hệ thống tin học hiện đại, ngân hàng có thể thực hiện các giao dịch của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả giúp rút ngắn thời gian giao dịch trên mỗi khách hàng, từ đó giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian. Công nghệ

hiện đại còn giúp các ngân hàng phân tích và quản lý tốt nguồn vốn huy động được và chi phí sử dụng cho việc huy động các nguồn vốn đó. Công nghệ ngân hàng hiện

đại còn là cơ sởđể các ngân hàng thực hiện các dịch vụ ngân hàng hiện đại đối với khách hàng như thẻ ATM, phone banking, internet banking…

Như vậy, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đã góp phần giúp cho các ngân hàng có thể nâng cao hiệu quả huy động vốn.

1.4.2.6. Tr s và mng lưới hot động:

Một ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng khắp sẽ tạo điều kiện tiếp cận

được nhiều khách hàng hơn từ đó gia tăng được lượng khách hàng gửi tiền cũng như gia tăng lượng tiền gửi của khách hàng. Mạng lưới hẹp thì sẽ gây khó khăn cho khách hàng có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng, chi phí giao dịch lớn và mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, nếu ngân hàng có địa điểm giao dịch thuận lợi như nằm trong khu kinh tế trọng điểm, khu vực đông dân cư…sẽ có lợi thế hơn trong việc thu hút khách hàng đến với mình.

Nhìn chung có rất nhiều những yếu tốảnh hưởng đến việc huy động vốn của ngân hàng. Các yếu tố này tác động đến mọi hoạt động, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần nghiên cứu và đề ra các biện pháp huy

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tóm lại, chương một đã nghiên cứu và làm rõ các vấn đề liên quan đến ngân NHTM và nguồn vốn của NHTM, bao gồm:

9 Khái niệm về NHTM.

9 Cơ cấu nguồn vốn của NHTM.

9 Vai trò của nguồn vốn huy động.

9 Phân tích các yếu tốảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM. Những vấn đề trình bày ở chương một sẽ là cơ sở lý luận và định hướng cho quá trình nghiên cứu về hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn trong giai đoạn 2007-2010.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN:

2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển:

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) có tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô

được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 18/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống

đốc NHNN và Giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của Ủy ban Nhân dân TPHCM.

Sau hơn 11 năm hoạt động không hiệu quả với tên gọi Ngân hàng TMCP Quế Đô, đến ngày 08/04/2003, SCB chính thức được thành lập theo quyết định số

336/QĐ-NHNN ngày 08/04/2003 của Thống đốc NHNN. Với sự quan tâm hỗ trợ

của NHNN, cùng sự nỗ lực không ngừng của tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên, sau khi đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn, SCB đã từng bước ổn định hoạt

động kinh doanh và đã đạt được những thành quả rất đáng ghi nhận trong thời gian qua.

Các mốc son quan trọng:

Năm 2003

Tiến hành cải tổ mạnh mẽ và sâu sắc bộ máy hoạt động, Ngân hàng TMCP Quế Đô chính thức đổi tên và hoạt động với tên gọi Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và đây cũng là năm đầu tiên ngân hàng kinh doanh có lãi sau hơn 12 năm thành lập. Tổng tài sản năm 2003 đạt 1.133 tỷđồng.

Năm 2004

SCB có sự thay đổi về nhân sự trong Hội đồng quản trị và Ban điều hành.

Đây là bước ngoặc bắt đầu cho một giai đoạn phát triển ổn định của SCB. Tổng tài sản SCB đạt 2.268 tỷđồng, lợi nhuận trước thuếđạt hơn 19 tỷđồng.

Năm 2005

Được coi là năm bản lề đối với sự tồn tại và phát triển của SCB, năm đầu tiên SCB được NHNN xếp loại A trong khối các Ngân hàng TMCP, đồng thời nhận

được hàng loạt các giải thưởng, danh hiệu về hoạt động, thương hiệu, sản phẩm và thành tích đóng góp cho xã hội. Tổng tài sản đạt 4.031 tỷđồng, lợi nhuận trước thuế đạt trên 46 tỷđồng.

Năm 2006

Tiếp tục quá trình phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn trước, năm 2006 tổng tài sản SCB đạt gần 11.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 154 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng và trải đều trên cả nước với 23 điểm giao dịch, gấp 2 lần so với năm trước. Cũng trong năm này, SCB đạt kỷ lục Việt Nam về sự kiện “Ngân hàng TMCP đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi” cùng các giải thưởng về thương hiệu, sản phẩm và sự công nhận của xã hội khác.

Năm 2007

Là năm đầu tiên Báo cáo tài chính của SCB được tổ chức kiểm toán quốc tế - Công ty Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam đảm trách. Trong năm SCB cũng đã

đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận như cờ thi đua do NHNN trao tặng vì thành tích hoạt động “Doanh nghiệp Việt Nam uy tín – chất lượng 2007”, cúp Cầu vàng Việt Nam 2007 ngành Ngân hàng. Triển khai chiến lược phát triển mạng lưới đề ra từ năm trước, cuối năm 2007, số điểm giao dịch tăng gấp đôi, nâng số điểm giao dịch lên 42 điểm. Tổng tài sản đạt gần 26.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuếđạt 359 tỷđồng.

Năm 2008

Tiếp tục phát huy sức mạnh nội lực và tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, trong năm 2008 SCB đã duy trì được hoạt động kinh doanh ổn định và có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng tài sản đạt 38.956 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 646 tỷ đồng. Với những thành công đó, SCB vinh dự nằm trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về lợi nhuận, tổng tài sản và số lao động. Sốđiểm giao dịch nâng lên con số 87 điểm đến cuối năm 2008 là nỗ lực rất lớn của SCB trong chiến lược tăng cường phát triển mạng lưới hoạt động của mình.

Năm 2009

đạo, SCB tiếp tục gặt hái được rất nhiều thành công trong năm 2009. Tổng tài sản

đạt 54.492 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 423 tỷ đồng. Công tác quản lý chất lượng được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và đã được công nhận đạt tiêu chuẩn trên trong lĩnh vực Thanh toán quốc tế. Trong năm 2009, SCB cũng đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thẻ quốc tế MasterCard. Bên cạnh đó, số điểm giao dịch đạt 111 điểm, đã mở ra cơ hội kinh doanh thuận lợi và vị thế cạnh tranh rất đáng kể của SCB trong hệ thống các Ngân hàng tại Việt Nam.

Năm 2010

Ghi nhận nhiều bước chuyển biến quan trọng trong chiến lược kinh doanh cũng như hoạt động quản trị điều hành theo hướng củng cố, kiện toàn và phát triển về chất sau một thời gian phát triển mở rộng. Ngoài ra, trong năm 2010, SCB cũng

đã kết nối thành công với VNBC, liên thông 3 hệ thống Banknetvn, Smartlink và VNBC, tạo sự thuận tiện cho khách hàng sử dụng thẻ SCB. Công ty thành viên Quản lý nợ và Khai thác Tài sản (SCBA) được thành lập và bước đầu đi vào hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)