Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Trang 64 - 66)

Biểu đồ 2.1 : Quy mô nguồn vốn huy động của SCB từn ăm 2007 đến năm 2010

3.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động huy động

ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN:

3.1.1. Điểm mạnh:

9 Sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn của SCB tương đối đa dạng và phong phú đáp

ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.

9 Lãi suất của SCB luôn đảm bảo cạnh tranh so với thị trường. Đây chính là công cụ quan trọng nhất của SCB trong công tác huy động vốn.

9 Nguồn nhân lực của SCB chủ yếu là còn trẻ, có trình độ từ các trường đại học, nắm bắt công việc nhanh, thuận lợi cho SCB trong việc triển khai sản phẩm huy động mới.

9 Hệ thống cơ sở dữ liệu được trực tuyến trên toàn hệ thống nên rất thuận lợi cho khách hàng giao dịch, khách hàng có thể gửi tiền một nơi rút ở nhiều nơi. 9 SCB đã thực hiện kiểm toán quốc tế từ năm 2007, góp phần tăng uy tín của SCB với đối tác và khách hàng. 3.1.2. Điểm yếu: 9 Thương hiệu SCB chưa thật sự vững mạnh, còn bị nhầm lẫn với các ngân hàng khác như Sacombank, Saigonbank. 9 Công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ huy động vốn chưa mạnh. Chưa có đội ngũ marketing chuyên nghiệp nên công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ huy

động vốn chưa bài bản, chưa hiệu quả.

9 Mạng lưới hoạt động của SCB còn hạn chế, chưa có sự hiện diện tại tất cả

các tỉnh thành trong cả nước.

9 Quy định về thủ tục giao dịch còn rườm rà, phức tạp, chưa tạo sự thoải mái tuyệt đối cho khách hàng giao dịch.

banking, internetbanking, SMS banking…còn thiếu những tính năng hiện đại như: thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, nạp thẻđiện thoại trả trước, thanh toán vé máy bay qua ATM…

3.1.3. Cơ hội:

9 Nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng tương đối ổn định, mức sống của người dân đã và đang được cải thiện và có tích lũy nên nhu cầu về gửi tiết kiệm là yếu tố ngày càng được quan tâm của phần lớn người dân.

9 Hệ thống thể chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đang được tập trung hoàn thiện, đặc biệt từ 1-1-2011, Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) và Luật NHNN (sửa đổi) bắt đầu có hiệu lực. Trong đó, Luật các TCTD năm 2010 đã có nhiều qui định nhằm nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động của TCTD, tiến sát với thông lệ quốc tế. Song song đó, thẩm quyền và tính tự chủ của NHNN cũng được nâng cao nhằm đảm bảo sự quản lý chặt chẽ hơn đối với hệ thống TCTD và an toàn hệ thống ngân hàng, có khả năng chống đỡ kịp thời những biến động kinh tế khó lường từ bên ngoài trong xu thế toàn cầu hóa.

9 Năm 2011 là năm Việt Nam bắt đầu thực hiện đối xử bình đẳng quốc gia đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài theo các cam kết khi gia nhập WTO, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài sẽ được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các cá nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng, không còn bị hạn chế theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh như trước nữa. Trước sức ép cạnh tranh rất lớn từ khối ngân hàng nước ngoài buộc các ngân hàng trong nước sẽ không ngừng cải tiến sản phẩm và nâng cao dịch vụ

mình để cùng cạnh tranh. Đây cũng được coi như “cú hích” về cạnh tranh để

các NHTM Việt Nam đi lên, SCB cũng không là ngoại lệ. Hội nhập quốc tế

sẽ giúp các ngân hàng trong nước có thêm cơ hội học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng, tạo điều kiện giúp các NHTM phát triển các mối quan hệđại lý, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường hoạt động ra nước ngoài…

3.1.4. Thách thức:

9 Bên cạnh những cơ hội khi chính thức bước vào sân chơi bình đẳng WTO, các ngân hàng trong nước cũng đối diện nhiều thách thức đó là nguy cơ bị

cạnh tranh, có thể dẫn tới mất thị phần, kinh doanh thua lỗ và phá sản, rủi ro tăng cao do những tác động từ bên ngoài (từ thị trường tài chính khu vực và thế giới).

9 Sự xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức phi tín dụng có chức năng thu hút tiền gửi như: bảo hiểm, bưu điện, các quỹđầu tư…ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng.

9 Diễn biến nền kinh tế trong nước với mức độ lạm phát cao ảnh hưởng tới thu nhập, tâm lý của người dân từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

9 Nhu cầu sử dụng dịch vụ và sản phẩm ngân hàng ngày càng được người dân quan tâm và đòi hỏi cao về tính đa dạng, chất lượng sản phẩm dịch vụ và kỹ

năng phục vụ khách hàng.

9 Nguồn nhân lực có kinh nghiệm, có trình độ cao ngày càng khan hiếm và bị

cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính kinh tế

khác.

9 Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người dân vẫn còn rất phổ

biến. Việc thay đổi thói quen này là một điều không dễ dàng, không thể thực hiện được trong thời gian ngắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)