Biểu đồ 2.1 : Quy mô nguồn vốn huy động của SCB từn ăm 2007 đến năm 2010
3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
3.2.6. Nhóm giải pháp về thủ tục hành chính và quản trị điều hành
- Hoàn thiện quy định, quy trình về huy động vốn trong đó chú trọng cải tiến các biểu mẫu của SCB:
Trong năm 2009, SCB đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 và đã được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Theo đó, các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế đều có quy trình hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Các lĩnh vực hoạt động khác cũng đang được SCB quan tâm cải tiến quy trình, quy định theo hướng ngày càng chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, khi áp dụng một số quy trình trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, các quy trình vẫn còn chồng chéo với nhau, gây khó khăn cho nhân viên trong quá trình tác nghiệp.
Đối với hoạt động huy động vốn, hiện nay khi giao dịch tại SCB khách hàng còn phải ký rất nhiều loại giấy tờ, gây phiền hà cho khách hàng và làm kéo dài thời gian giao dịch của khách hàng. Ví dụ, khi gửi tiền tiết kiệm khách hàng vừa phải
điền thông tin và ký tên trên “Giấy đề nghị gửi tiền tiết kiệm kiêm bảng kê” vừa phải ký phiếu thu. Hoặc khi rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn, khách hàng phải ký “Giấy yêu cầu rút tiền trước hạn”, trong một vài trường hợp SCB còn yêu cầu nêu rõ lý do rút tiền trước hạn. Điều này là không cần thiết bởi đối với những sản phẩm không quy định khách hàng không được rút vốn trước hạn, khách hàng được quyền rút vốn chủđộng và linh hoạt tùy theo nhu cầu sử dụng của mình. Hoặc trường hợp chuyển tiền mà khách hàng không có tài khoản tại SCB, khách hàng phải điền thông tin và ký tên trên “Giấy nộp tiền kiêm lệnh chuyển tiền”, sau đó khách hàng tiếp tục ký tên trên phiếu thu một lần nữa.
Nhằm giảm bớt những thủ tục hành chính cho khách hàng, SCB cần cải cách quy trình, quy định liên quan đến huy động vốn sao cho khách hàng chỉ ký những giấy tờ cần thiết, giảm thiểu đến mức tối đa việc khác hàng phải ký rất nhiều loại
giấy tờ cho cùng một giao dịch. Ví dụ, SCB có thể thiết kế thêm phần “Tài khoản hạch toán” vào “Giấy đề nghị gửi tiền tiết kiệm kiêm bảng kê”, vừa giúp giảm bớt thời gian tác nghiệp cho giao dịch viên, vừa giúp khách hàng giảm bớt thời gian giao dịch khi chỉ ký một loại chứng từ duy nhất…Có như vậy mới tạo được tâm lý thoải mái cho khách hàng khi giao dịch với SCB.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong nghiệp vụ huy động vốn.
Kiểm tra, kiểm soát là một việc làm thường xuyên và quan trọng, thúc đẩy nhân viên rèn luyện nâng cao trình độ, hạn chế những rủi ro tác nghiệp. Do đặc
điểm nguồn vốn huy động là có tính chất hoàn trả cả gốc và lãi, nếu không kiểm tra kiểm soát kịp thời sẽ dẫn đến những rủi ro như: hiểu sai thể lệ sản phẩm, tính lãi sai…làm mất niềm tin của khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín của SCB. Mặc khác, công tác kiểm tra kiểm soát còn giúp SCB nâng cao hiệu quả của công tác sử dụng vốn, tránh tình trạng nguồn vốn huy động được sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả gây tổn thất cho SCB.
Hiện nay SCB đã xây dựng xong mô hình kiểm tra kiểm soát qua ba vòng: vòng thứ nhất là các chốt kiểm tra kiểm soát được cài đặt vào các quy trình, quy
định và tự mỗi đơn vị sẽ thực hiện kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị mình. Vòng thứ hai là vòng kiểm tra kiểm soát thuộc chức năng của Phòng Quản lý rủi ro tại Hội sở. Vòng thứ ba là bộ phận Kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban Kiểm soát. Ba vòng “bảo vệ” này sẽ giúp cho các hoạt động nghiệp vụ tại SCB được kiểm soát một cách chặt chẽ, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên hiện nay chức năng kiểm tra kiểm soát mới chỉ được thực hiện chủ yếu tại vòng một, tức là các
đơn vị tự thực hiện kiểm tra, điều này có thể sẽđem lại kết quả không được khách quan. Vì vậy, trong thời gian tới SCB nên nhanh chóng đưa các chốt kiểm tra tại vòng hai và vòng ba vào hoạt động, có như thế SCB mới có thể phát triển an toàn và hiệu quảđược.
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro:
lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro và hiệu quả hoạt động, hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra và tạo tiền đề cho sự
phát triển bền vững của ngân hàng.
Xây dựng quy trình quản lý rủi ro theo các mô hình cụ thể, đưa ra những phương án xử lý tình huống khẩn cấp và tổ chức diễn tập để chủ động hơn trong việc quản lý rủi ro. Nghiên cứu việc sử dụng các công cụ phòng vệ rủi ro, xây dựng các hạn mức rủi ro cho từng bộ phận, từng đơn vị trực thuộc và có cơ chếđánh giá, giám sát chặt chẽ, khách quan, nhất quán và toàn diện. Tổ chức thu thập thông tin xây dựng hệ thống thông tin bên trong bên ngoài đầy đủ phục vụ cho công tác dự
báo và phòng ngừa rủi ro. SCB nên thành lập một phòng ban chuyên trách quản lý vấn đề rủi ro thông tin. Trách nhiệm của phòng này là phải theo dõi phân tích tác
động của các luồng thông tin dư luận đến hoạt động kinh doanh của SCB. Xem xét thông tin đó dưới nhiều cấp độđể khắc phục những rủi ro xấu có thể xảy ra.
- Xây dựng chính sách lãi suất huy động hợp lý:
Như đã phân tích trong chương hai, để giải quyết những khó khăn về thanh khoản trong ngắn hạn, có những lúc SCB phải thực thi chính sách lãi suất dẫn đầu thị trường. Điều này vừa làm gia tăng chi phí huy động vốn của SCB dẫn tới sự sụt giảm đáng kể về lợi nhuận. Vì vậy, SCB cần có chính sách về lãi suất huy động vốn hợp lý nhằm giảm bớt chi phí lãi trong cơ cấu chi phí của SCB từđó gia tăng thêm nguồn lợi nhuận cho SCB.