Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Trang 26 - 27)

Chiến lược kinh doanh có thể nói là đường lối, phương hướng hoạt động cho một ngân hàng. Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh khác nhau. Điều này phụ thuộc vào từng điểm mạnh, điểm yếu, khả năng cũng như hạn chế của ngân hàng. Một ngân hàng có ban lãnh đạo có trình độ, dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính sẽ có lợi thế hơn trong việc điều hành hay quyết định đưa ra bất kỳ

một chiến lược kinh doanh nào.

Chiến lược kinh doanh có liên quan đến huy động vốn bao gồm: Chính sách về lãi suất tiền gửi, các chương trình khuyến mãi, tỷ lệ hoa hồng và phí dịch vụ. Trong đó yếu tố lãi suất là quan trọng nhất. Lãi suất tiền gửi cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau mang tính quyết định trong việc thu hút các khoản tiền gửi. Tuy nhiên, nếu ngân hàng phải đưa ra một mức lãi suất huy động cao để thu hút nguồn tiền gửi hay duy trì sựổn định lượng tiền gửi của khách hàng thì hiệu quả của việc

huy động vốn có thể giảm do chi phí huy động vốn tăng. Ngoài ra, các chương khuyến mãi, dự thưởng, tỷ lệ hoa hồng…cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút tiền gửi của khách hàng. Thực tế cho thấy ngày nay nhiều ngân hàng đã tổ

chức hàng loạt các chương trình khuyến mãi, dự thưởng trong năm nhằm mục tiêu cạnh tranh và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng tiền gửi.

Có thể nói số lượng nguồn vốn huy động được sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chiến lược kinh doanh hay chính sách của ngân hàng theo từng giai đoạn hay từng thời điểm cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)