Biểu đồ 2.1 : Quy mô nguồn vốn huy động của SCB từn ăm 2007 đến năm 2010
2.3. Đánh giá về tình hình huy động vốn của SCB
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Hạn chế về công nghệ thông tin:
Hiện nay, SCB đang sử dụng phần mềm Smartbank – bản quyền của Công ty FPT. Chương trình này đã phần nào đáp ứng được các yêu cầu của dịch vụ ngân hàng hiện đại với các chức năng chính như: quản lý thông tin khách hàng tập trung, tất cả người dùng có thể truy cập vào một cơ sở dữ liệu duy nhất (nhờđó mà khách hàng có thể gửi tiền một nơi, rút ở nhiều nơi); kế toán tổng hợp; dịch vụ tiền gửi thanh toán; tiền gửi tiết kiệm; chuyển tiền; hỗ trợ các nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ, nghiệp vụ tín dụng và tài trợ thương mại; quản lý tài sản thế chấp và giao dịch thế
chấp; quản lý các báo cáo toàn Ngân hàng. Hệ thống SmartBank có thể giao tiếp thuận tiện với các kênh giao tiếp điện tử khác như: ATM, Debit Card, POS, Internet Banking, Phone Banking. Tuy nhiên, hệ thống phần mềm Smartbank thường xuyên bị lỗi, hay xảy ra sự cố rớt đường truyền, nghẽn mạch, làm ngưng trệ quá trình giao dịch của khách hàng.
Có thể nói phần mềm Smartbank hiện nay mới chỉ có thể thỏa mãn các nhu cầu quản lý hiện tại, nhưng thực chất lại không có khả năng đón trước các nghiệp vụ phát sinh khi có nhu cầu mới. Chức năng hỗ trợ các báo cáo quản trị còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị và phát triển sản phẩm trong tương lai.
- Mạng lưới SCB không ngừng được gia tăng nhưng chưa rộng để có thể
thực hiện việc thanh toán từ đó thu hút tiền gửi: tính đến cuối năm 2010, SCB có 116 điểm giao dịch trên khắp cả nước. Sự gia tăng không ngừng của mạng lưới hoạt
động là một lợi thế cho SCB trong việc mở rộng và phát triển thị trường, nắm bắt nhiều cơ hội kinh doanh hơn, tạo điều kiện tiếp cận được khách hàng mới và triển khai các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ đặc biệt là trong lĩnh vực huy động vốn. Tuy nhiên, nếu xét về quy mô, mạng lưới hoạt động của SCB cũng còn nhiều hạn chế. SCB vẫn chưa có sự hiện diện trên tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Do đó, kênh thanh toán của SCB vẫn chưa đạt được hiệu quả cao, chưa thật sự là kênh thu hút tiền gửi không kỳ hạn từ tổ chức kinh tế và dân cư.
- Các phương thức quảng cáo sản phẩm chưa mang lại hiệu quả cao:
dụng chủ yếu là băng rôn, tờ bướm, tác phong phục vụ của nhân viên. Những biện pháp này chỉ có hiệu quảđối với những khách hàng đã giao dịch với ngân hàng, còn
đối với những khách hàng chưa từng giao dịch với ngân hàng thì những biện pháp này không phát huy hiệu quả.
Hạn chế này cũng do SCB chưa thật sự quan tâm đúng mức tới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên sâu về marketing, chưa có nhân sư chuyên trách về marketing tại mỗi chi nhánh nên làm cho hoạt động này tại các chi nhánh
đặc biệt là các chi nhánh tỉnh còn nghèo nàn, kém hấp dẫn, không chuyên nghiệp và chưa mang lại hiệu quả cao.
Những khó khăn, hạn chế nêu trên đã tác động đáng kể đến nguồn vốn huy
động của SCB, làm cho SCB không thể khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Căn cứ vào cơ sở lý luận ơ chương 1, chương 2 đã trình bày khái quát những kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2007-2010, cụ thể như sau:
9 Sơ lược quá trình thành lập và phát triển của SCB và những kết quả kinh doanh của SCB giai đoạn 2007-2010.
9 Phân tích thực trạng huy động vốn tại SCB từ năm 2007 đến năm 2010.
9 Đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong công tác huy động vốn tại SCB.
9 Phân tích nguyên nhân của những tồn tại trong công tác huy động vốn tại SCB.
Sự phân tích nguyên nhân của những tồn tại ở chương 2 là cơ sở khoa học thực tiễn để đưa ra những giải pháp và kiến nghịở chương 3 nhằm nâng cao công tác huy động vốn tại SCB.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN