Biểu đồ 2.1 : Quy mô nguồn vốn huy động của SCB từn ăm 2007 đến năm 2010
2.2. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn từ năm
2.2.2. Tình hình chung về nguồn vốn của SCB giai đoạn 2007-2010
Bảng 2.5: Tình hình chung về nguồn vốn của SCB từ năm 2007 đến năm 2010 ĐVT: tỷđồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tổng nguồn vốn 25.942 38.596 54.492 60.183 1. Vốn chủ sở hữu 2.631 2.809 4.482 4.711 Trong đó: Vốn điều lệ 1.970 2.181 3.635 4.185 - Tỷ trọng (%) 10 7 8 8 - Mức tăng/giảm 1.837 178 1.673 229 - Tốc độ tăng/giảm (%) 231 7 60 5 2. Vốn huy động 22.759 34.606 48.902 54.439 - Tỷ trọng (%) 88 90 90 90 - Mức tăng/giảm 12.824 11.847 14.296 5.537 - Tốc độ tăng/giảm (%) 129 52 41 11 3. Vốn khác 552 1.181 1.108 1.033 - Tỷ trọng (%) 2 3 2 2 - Mức tăng/giảm 308 629 (73) (75) - Tốc độ tăng/giảm (%) 126 114 (6) (7)
Nguồn: Báo cáo thường niên SCB từ năm 2007 đến năm 2010 [7]
Số liệu bảng 2.5 cho thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của SCB trong giai
đoạn 2007-2010 khá cao. Năm 2007, tổng nguồn vốn đạt 25.942 tỷ đồng, tăng 136,4% so với năm 2006. Năm 2008, mặc dù tổng nguồn vốn vẫn tăng 12.654 tỷ đồng nhưng tốc độ tăng chỉ ở mức 48,8%. Năm 2009 tỷ lệ này là 41,2% và năm 2010 là 10,4%. Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động giảm qua các năm là do biến động của nền kinh tế đặc biệt là những biến động trong thị trường tài chính – tiền tệđã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của SCB.
Trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng nhỏ, từ
7% đến 10%. Nguồn vốn chủ sở hữu tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng khá ổn định và tăng khá mạnh qua các năm. Nếu như năm 2007, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 2.631 tỷ đồng thì đến năm 2010 con số này là 4.711 tỷ đồng,
cũng tăng đều qua các năm. Tính đến 31/12/2010, vốn điều lệ của SCB đạt 4.185 tỷ đồng, đáp ứng yêu cầu vốn điều lệ phải đạt 3.000 tỷđồng vào cuối năm 2010 theo nghị định141/2006/NĐ-CP. Việc gia tăng vốn điều lệ đã tạo điều kiện cho SCB nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, mở rộng mạng lưới và đáp ứng các yêu cầu an toàn vốn theo quy định của NHNN.
Tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn đánh giá khả năng huy
động vốn của một ngân hàng. Trong cơ cấu nguồn vốn của SCB, nguồn vốn huy
động chiếm một tỷ trọng rất cao. Qua các năm từ 2007 đến 2010, nguồn vốn huy
động luôn chiếm tỷ trọng từ 88% đến 90% trong tổng nguồn vốn, là nguồn vốn chủ đạo trong hoạt động của SCB. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng nguồn vốn huy động có xu hướng chậm lại do sự cạnh tranh gay gắt với các NHTM khác. Nếu như trong năm 2007, huy động vốn tăng 129% so với năm 2006 thì tỷ lệ này năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 52%, 41% và 11%. Nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng qua các năm đã tạo điều kiện cho SCB nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Biểu đồ 2.1: Quy mô nguồn vốn huy động của SCB từ năm 2007 đến năm 2010
Nguồn: Báo cáo thường niên SCB từ năm 2007 đến năm 2010 [7]
tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của SCB cũng tương đương với mặt bằng tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngành.
Bảng 2.6: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của SCB và ngành ngân hàng ĐVT: % Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 SCB 280,00 54,00 27,00 30,00 Ngành ngân hàng 47,64 22,87 29,88 27,20
Nguồn: Báo cáo thường niên SCB từ năm 2007 đến năm 2010 [7] và Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam [9]
Biểu đồ 2.2: So sánh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của SCB với tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng
0.00% 50.00% 100.00% 150.00% 200.00% 250.00% 300.00% 2007 2008 2009 2010 SCB Ngành Ngân Hàng
Nguồn: Báo cáo thường niên SCB từ năm 2007 đến năm 2010 [7] và Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam [9]