Địa điểm điều tra: ... Ngày: ... Thời gian bắt đầu: ... Thời gian kết thúc: ... Tuyến số: ... Quãng đường đi: ... Người điều tra: ...
Hoạt động 1. Bẫy 2. Súng
3. Chặt cây trồng thảo quả
4. Lều/Trại (săn bắt, khai thác gỗ) 5. Nương rẫy
6. Khai thác gỗ
7. Khai thác lâm sản ngoài gỗ 8. Chăn thả gia súc
9. Xây dựng nhà
10. Đường đi lại trong rừng 11. Những hoạt động khác Thời gian Hoạt động Vị trí* Hoạt động/
Không hoạt động Ghi chú**
.* Kinh độ, vĩ độ (nếu có).
3.4.4 Đánh giá các mối đe dọa
Sau khi xác định và liệt kê các mối đe doạ trong khu bảo tồn tiến hành đánh giá cho điểm theo thứ tự từ 1 đến n điểm, tương ứng với n mối đe dọa tùy từng mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ và tránh cho hai mối đe dọa có số điểm bằng nhau dựa trên 3 tiêu chí: Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa, cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa và tính cấp thiết của mối đe dọa. Theo phương pháp của ( Margoluis and Salafsky, 2001).
Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa: Tỷ lệ diện tích bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa trong khu vực nghiên cứu. Ở đây chúng tôi xem xét mối đe dọa đó ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực nghiên cứu hay chỉ là một phần. Cho điểm cao nhất (n điểm) đối với mối đe dọa mà ảnh hưởng đến diện tích rộng nhất và cho điểm thấp nhất (1 điểm) cho những mối đe dọa ảnh hưởng đến diện tích nhỏ nhất.
Cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa: Mức độ phá hủy của mối đe dọa đối với sinh cảnh. Ở đây chúng tôi xem xét liệu mối đe dọa đó phá hủy toàn bộ sinh cảnh trong khu vực đó hay chỉ ảnh hưởng một phần. Cho điểm cao nhất đối với mối đe dọa nào có mức độ tác động mạnh nhất và cho điểm giảm dần theo cường độ ảnh hưởng của các mối đe.
Tính cấp thiết của mối đe dọa: Mối đe dọa ảnh hưởng hiện tại hay nó sẽ xảy ra trong tương lai. Việc cho điểm tiêu chí này tương tự với tiêu chí trên nghĩa là mối đe dọa nào có tính nguy cấp nhất sẽ cho điểm cao nhất và giảm dần theo tính nguy cấp.