.24 Hành lý đi đào đãi vàng trái phép tại khu vực Lũng Cóm xã Thượng Nung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng khu hệ thú linh trưởng khu BTTN thần sa phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 98)

( Dương Anh Tuấn)

Hậu quả từ việc khai sthác vàng trước kia để lại rất lớn. Biểu hiện của các tác động này là rất nhiều các sinh cảnh sống của thú Linh trưởng bị phá hủy thông qua các hoạt động đường mòn vận chuyển trong rừng và xây dựng lều lán. Ngoài ra, khai thác vàng đã làm gây ô nhiễm nguồn nước sông suối, đặc biệt là

nguồn nước bị nhiễm thủy ngân không những ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân mà con ảnh hưởng rất lớn tới những loài động thực vật phụ thuộc vào nguồn nước.

Hiện việc đào đãi vàng đã được quản lý, chỉ có những công ty Nhà nước mới được tiến hành khai thác song dù ít nhiều thì những tác động của chung tới hệ sinh thái rừng ở đây là không nhỏ.

Ngoài các mối đe dọa chính trên KBTTN Thần Sa – Phượng Hoàng còn chịu các mối đe dọa khác như việc hình thành các con đường mòn trong rừng, các đường mòn trong rừng được hình thành do quá trình đi lại vào rừng để khai thác gỗ, săn thú, khai thác lâm sản ngoài gỗ, đương đi tắt từ bản này sang bản khác… Những con đường mòn này không chỉ làm mất đi sinh cảnh sống của các loài thú mà nó còn gây chia cắt sinh cảnh, tạo ra hiệu ứng vùng biên cũng như làm cho nguồn dịch bệnh từ bên ngoài dễ dàng tiếp cận với động vật hoang dã.

Như vậy, có thể nói các loài động vật hoang dã ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng đang tồn tại cùng nhiều mối đe dọa do con người gây ra. Những mối đe dọa này có mức độ khác nhau nhưng đều ảnh hưởng đến sự tồn tại của các loài động vật hoang dã trong Khu bảo tồn, đặc biệt đối với các loài thú Linh trưởng.

4.3.2 Đánh giá các mối đe dọa

Sau khi xác định và liệt kê được trong Khu bảo tồn có 7 mối đe dọa, tiến hành đánh giá cho điểm theo thứ tự từ 1 đến 7 điểm, tương ứng với 7 mối đe dọa tùy từng mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ và tránh cho hai mối đe dọa có số điểm bằng nhau dựa trên 3 tiêu chí: Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa, cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa và tính cấp thiết của mối đe dọa. Theo phương pháp của (Richard Margoluis and Nick Salafsky, 2001).

Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa: Tỷ lệ diện tích bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa trong khu vực nghiên cứu. Ở đây chúng tôi xem xét liệu mối đe dọa đó ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực nghiên cứu hay chỉ là một phần. Cho điểm cao nhất (7 điểm) đối với mối đe dọa mà ảnh hưởng đến diện tích rộng nhất và cho điểm thấp nhất (1 điểm) cho những mối đe dọa ảnh hưởng đến diện tích nhỏ nhất.

Cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa: Mức độ phá hủy của mối đe dọa đối với sinh cảnh. Ở đây xem xét liệu mối đe dọa đó phá hủy toàn bộ sinh cảnh trong khu vực đó hay chỉ ảnh hưởng một phần. Cho điểm cao nhất đối với mối đe dọa nào có mức độ tác động mạnh nhất và cho điểm giảm dần theo cường độ ảnh hưởng của các mối đe doạ.

Tính cấp thiết của mối đe dọa: Mối đe dọa ảnh hưởng hiện tại hay nó sẽ xảy ra trong tương lai. Việc cho điểm tiêu chí này tương tự với tiêu chí trên nghĩa là mối đe dọa nào có tính nguy cấp nhất sẽ cho điểm cao nhất và giảm dần theo tính nguy cấp.

Kết quả đánh giá và cho điểm các mối đe dọa được nêu trong bảng 4.3

Bảng 4.3 Kết quả đánh giá các mối đe dọa

STT Các mối đe dọa

Tiêu chí xếp hạng Tổng Xếp hạng Diện tích ảnh hưởng Cường độ ảnh hưởng Tính cấp thiết 1 Bẫy bắt 1 1 3 5 VII 2 Súng 5 6 7 18 II

3 Làm nương rãy 6 5 5 16 III

4 Khai thác gỗ 7 7 6 20 I

5 Cháy rừng 3 2 4 9 V

6 Đường đi lại trong rừng 4 4 2 10 IV

7 Hoạt động khác 2 3 1 6 VI

Tổng 28 28 28

Qua kết quả bảng đánh giá các mối đe dọa đối với KBT ta thấy khai thác gỗ là mối đe dọa lớn nhất cho sự tồn tại của hệ sinh thái ở đây cũng đồng

nghĩa với việc đây là mối đe dọa rất lớn cho sự tồn tại của khu hệ thú Linh trưởng trong khu bảo tồn.

Trên cơ sở kết quả đánh giá mức độ đe dọa đối với các loài thú Linh trưởng, tôi xây dựng bản đồ phân bố cho các mối đe dọa săn bắt và nhóm mối đe dọa phá hủy sinh cảnh sống trong Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, theo tiêu chí tỷ lệ số điểm tác động trên chiều dài các tuyến điều tra.

Theo đó khu vực có vòng tròn càng lớn đồng nghĩa với việc các mối đe dọa càng lớn.

Hình 4.26 Bản đồ phân bố mối đe dọa phá hủy sinh cảnh

4.4 Đánh giá giá trị của thú Linh trưởng trong khu vực nghiên cứu

4.4.1 Giá trị về sinh thái

Trước hết thú Linh trưởng là một thành phần cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái rừng. Là một thành phần của quần xã sinh vật, các loài thú Linh trưởng đã và đang góp phần vào quá trình vận chuyển vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái.

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều loài cây rừng nhiệt đới phải được sự hỗ trợ của các vận động vật lý để phát tán hạt của chúng. Thú Linh trưởng là những loài thích ăn quả, đã mang rải các hạt, quả cây rừng khắp trong vùng rừng chúng sinh sống. Chính hoạt động phát tán hạt cây này đã góp phần mở rộng vùng phân bố tự nhiên của các loài cây và dẫn đến làm tăng tính đa dạng sinh học của rừng. Bên cạnh những yếu tố tích cực, thú Linh trưởng trong quá trình vận động của mình, chúng cũng gây ra một số ảnh hưởng xấu đến khả năng tái sinh hạt của cây rừng do chúng bẻ cành, vặt quả lúc quả còn xanh. Tuy nhiên, do trữ lượng các loài và phân loài Linh trưởng trong khu vực hiện nay là rất thấp nên ảnh hưởng có hại của chúng là không đáng kể, nếu không nói là không hại gì đến rừng.

Các loài Cu li, Khỉ còn ăn nhiều loài côn trùng và động vật gây hại cho sản xuất nông nghiệp hàng năm các loài thú Linh trưởng này đã tiêu diệt một lượng không nhỏ các loài Dế dũi, Dế mèn, Cào cào lớn Cào cào nhỏ, Châu chấu lúa, Mối…Tuy số loài và số lượng các loài côn trùng bị thú Linh trưởng ăn chưa đa dạng so với một số nhóm động vật khác, song ít nhiều các loài Linh trưởng này cũng đã tham gia vào hoạt động điều chỉnh lưới thức ăn, kìm hãm sự phát triển của các loài côn trùng gây hại và góp phần duy trì cân bằng sinh thái tự nhiên.[8]

4.4.2 Giá trị về nguồn gen

Khu hệ thú Linh trưởng trong khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc khu hệ động vật vùng Đông Bắc Việt Nam. Đây là hệ động vật đặc trưng cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi. Đa số các loài động vật ở đây có ưu thế là thích nghi với điều kiện địa hình hiểm trở, có khả năng vận động kiếm ăn tốt nơi địa hình phức tạp. Một trong những giá trị quan trọng khác của thú linh trưởng Việt Nam là nguồn gen đặc hữu và quý hiếm (Bảng 4.4)

Bảng 4.4 Phân loại thú Linh trưởng theo NĐ 32/CP và sách đỏ Việt Nam

ST

T Tên Việt Nam Tên khoa học Sách đỏ

Việt nam Nghị định 32/CP/20 06 Ghi chú 1 Cu li lớn Nycticebus coucang VU IB

2 Khỉ vàng Macaca mulatta EN IIB

3 Khỉ mốc Macaca assamensis VU IIB

4 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides VU IIB

5 Voọc đen má trắng

Trachypithecus francoisi

EN IB

6 Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus

CR IB

7 Vượn đen

(Vượn Hải Nam)

Nomascus hainanus CR IB

Qua bảng phân loại thú Linh trưởng tại khu vực nghiên cứu ta thấy theo nghị định 32/CP/2006 thì trong tổng số 7 loài đã có 4 loài và phân loài nằm trong nhóm IB. Đây là nhóm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại gồm những loài thực vật rừng, động vật vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao. 3 loài Khỉ nằm trong nhóm IIB là nhóm hạn chế sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

Theo sách đỏ Việt Nam, trong tổng số

7 loài có mặt tại khu vực nghiên cứu, có 2 loài ở cấp CR là cấp (Rất nguy cấp) 2 loài ở cấp EN là cấp (Nguy cấp) và 2 loài ở cấp VU là cấp (Sẽ nguy cấp),

Thú Linh trưởng trong KBT chủ yếu là yếu tố địa lý Trung Hoa, đó là Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Vượn đen tuyền (Nomascus concolor concolor), Giáo sư Đào Văn Tiến (1985) cho rằng Việt Nam có thể

là trung tâm phát sinh của nhóm Voọc đen Bắc Bộ (Trachypithecus francoisi) và Vượn đen (Nomascus),Hoà Bình có thể là trung tâm phát tán của các phân loài thuộc loài Voọc đen Bắc Bộ. Voọc mông trắng là yếu tố bản địa ở Hoà Bình và loài này phát triển về phía Bắc hình thành Voọc đen má trắng

(Trachypithecus francoisi), Đào Văn Tiến (1985) cũng giả thiết rằng Thanh

Hoá có thể là trung tâm phát sinh của các phân loài thuộc loài Vượn đen

(Hylobates concolor), loài này phát triển về phía Bắc hình thành các loài

Vượn đen tuyền, Vượn đen Hải Nam; về phía Tây hình thành Vượn trắng, và về phía Nam hình thành Vượn siki và Vượn má hung [10].

Theo Hiệp hội bảo tồn thế giới (Conservation international – CI) và Hội Linh Trưởng thế giới (International Primatological Society – IPS), 2000 đã liệt kê 4 loài và phân loài của Việt Nam, đó là Voọc mũi hếch, Voọc đầu trắng, Chà vá chân xám và Vượn Hải Nam. Như vậy trong khu bảo tồn Thần Sa - Phượng Hoàng đã có mặt 2 loài, điều đó chứng tỏ về giá trị nguồn gen quý hiếm của khu bảo tồn.

4.4.3 Giá trị về kinh tế:

Cũng như các tài nguyên thiên nhiên khác, thú Linh trưởng trong khu bảo tồn Thần Sa - Phượng Hoàng có giá trị lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế cộng đồng dân địa phương. Từ xa xưa, con người ở đây đã săn bắt các loài thú Linh trưởng để lấy thịt ăn, xương lấu cao bồi dưỡng cơ thể, đặc biệt là

sản phụ, phụ nữ lớn tuổi. Những năm gần đây, đồng bào các dân tộc còn sử dụng cả thịt, xương để nấu cao toàn tính. Mật Khỉ dùng để chữa bệnh di mộng tinh, ngâm rượi làm thuốc xoa bóp. Thận của Khỉ vàng còn được dùng điều chế vác xin phòng và chữa bệnh bại liệt cho trẻ em.Trong những năm gần đây tình hình buôn bán thú linh tr ưởng đã diễn ra khá phức tạp.

Số lượng thú Linh trưởng buôn bán trái phép bị bắt giữ trong thời gian gần đây đã nói lên giá trị của thú Linh trưởng Việt Nam. Bên cạnh giá trị kinh tế thú Linh trưởng còn có giá trị văn hoá, nghệ thuật và nghiên cứu khoa học. Các loài Khỉ, Vượn được nuôi phục vụ nghiên cứu y sinh học, đặc biệt là hiệu quả của các chế phẩm dược liệu mới. Chúng sẽ là đối tượng để kiểm tra tính năng và tác dụng của thuốc trước khi cho phép con người sử dụng. Khỉ vàng, Khỉ đuôi lợn đã được nhiều đoàn xiếc huấn luyện để phục vụ mục đích nghệ thuật. Khỉ đuôi lợn để đưa vào quỹ đạo trái đất để thăm dò tình trạng sinh lý và thực hiện một số hoạt động trong một số điều kiện bắt buộc ngoài khoảng không vũ trụ.

4.5 Đề xuất một số giải pháp cho bảo tồn khu hệ thú Linh trưởng

4.5.1 Giải pháp bảo vệ rừng

Nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên động thực vật trong khu bảo tồn cần thiết tiến hành các giải pháp chính sau đây:

1- Hoạch định mốc giới trên thực địa khu bảo tồn, cần có đại diện các cấp Tỉnh, Huyện, Xã, Thôn bản và khi cần có cả chủ rừng ở những nơi đã giao rừng và nơi bị lấn chiếm. Cứ 1Km có 1 mốc lớn có đổ bệ xi măng, xen kẽ có 1 - 2 mốc xi măng nhỏ. Những nơi cần ngăn chặn lấn chiếm có thể kết hợp đào hào sâu 1,5m, rộng 1,8m phân ranh giới. Nên loại bỏ các diện tích đã giao đất cho dân ra khỏi khu bảo tồn nếu không có kinh phí thu hồi.

Chống các áp lực bên ngoài vào khu bảo tồn nguyên vẹn nhằm giữ gìn những hệ sinh thái tự nhiên hiện còn, đặc biệt là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi để chúng tự phát triển và không bị phá hoại tiếp.

- Ổn định về cơ cấu tổ chức.

- Giữ gìn các nguồn gen động thực vật hiện có.

- Bảo tồn nội, ngoại vi kết hợp để từng bước phục hồi lại tài nguyên rừng.

- Phát triển bền vững tài nguyên rừng.

- Cải tạo môi trường rừng, tạo không gian sống cho các loài động vật.

- Xây dựng mô hình “đồng quản lý” trong công tác bảo tồn, huy động sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng.

Trong điều kiện địa hình hiểm trở, đồng bào các dân tộc ở đây còn thiếu đất, thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học để sản xuất, chưa có tập quán trồng và bảo vệ rừng, muốn giữ gìn và bảo vệ những phần rừng hiện còn và từng bước phục hồi lại các hệ sinh thái tốt nhất là: ổn định đời sống cư dân trong và xung quanh khu bảo tồn; tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.

2- Khu bảo tồn nên chủ động phối hợp với UBND Huyện sở tại và chính quyền địa phương các xã có chung ranh giới với khu bảo tồn để phối hợp cùng phòng chống cháy, bảo vệ rừng trên khu vực.

3- Tổ chức lại mạng lưới bảo vệ rừng trong nhân dân ở các xã, bảo đảm cho những nơi có nguy cơ bị tàn phá từ bên ngoài cần có người bảo vệ chuyên trách hợp lý, có chế độ đãi ngộ phù hợp. Tiến hành điều tra giám sát động, thực vật và thảm thực vật bằng 3 phương pháp: ô tiêu chuẩn, tuyến điều tra 2 km và chụp ảnh định vị với định kỳ 3 tháng 1 lần. Ở những khu vực nhạy cảm như khu vực khai thác gỗ lậu, làm nương rẫy, khu vực săn bắt, đặt bẫy chim

thú… mỗi tháng giám sát 1 lần để sớm phát hiện và có những giải pháp cụ thể giảm thiểu những tác nhân gây hại, tiến tới giải quyết toàn diện những tác nhân này.

4- Quy hoạch và chuyển dân di cư tự do lấn chiếm vào rừng ra khỏi ranh giới khu bảo tồn về các xóm cũ có hỗ trợ kinh phí di chuyển.

5- Thực hiện giao ban về tình hình rừng theo tuần lễ giữa các trạm kiểm lâm liền nhau thông qua việc đi tuần tra trên các tuyến tuần tra quy định.

6- Phối hợp với địa phương, nâng cấp và sửa chữa đường vào các trạm bảo vệ nhằm tăng cường cơ động bảo vệ rừng.

7- Về phương tiện làm việc và nhân lực tại các trạm kiểm lâm:

- Bảo đảm mỗi trạm kiểm lâm có tối thiểu 4 chiến sỹ, trạm trưởng là kỹ sư chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng hay kỹ sư lâm sinh.

- Phương tiện: Mỗi trạm nhất thiết phải có 1 điện thoại cố định kéo dài tốt để liên lạc trong phạm vi công tác, có 1 súng quân dụng, 1 bình xịt gây mê,1 roi điện, 1 - 2 khoá. Mỗi trạm có 1 bộ dụng cụ chống cháy rừng tối thiểu 15 dao phát, 10 xẻng, 10 cuốc, 1 kẻng báo cháy, 1 bình cứu hoả phòng cứu người, mỗi trạm có 1 tủ thuốc chữa bệnh thông thường có 1 xe máy tốt để cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng khu hệ thú linh trưởng khu BTTN thần sa phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)