Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng khu hệ thú linh trưởng khu BTTN thần sa phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 57)

4.2 Phân bố thú Linh trưởng theo các dạng sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu

4.2.6 Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất

Kiểu phụ này chiếm diện tích không đáng kể trong khu vực nghiên cứu, trạng thái rừng chủ yếu là rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy (IIA) và sau khai thác (IIB), rừng nghèo (IIIA1) chiếm tỷ lệ nhỏ. Rừng có cấu trúc một tầng cây gỗ, đó là tầng tán chính, mật độ cây 750 - 1200 cây/Ha. Thành phần thực vật chủ yếu là các loài cây ưa sáng. Cây to còn sót lại sau khai thác thường thấp và cong queo. Chiều cao của tầng cây gỗ phổ biến từ 8 - 15m. Thành phần thực vật chính là: Bồ đề (Styrax tonkinensis), Ba bét (Mallotus

paniculatus), Thôi lông (Alangium kurzii), Lẩu huyết dạng cầu (Knema globularia), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Xoan nhừ (Chocrospondias axillaris), Ràng ràng mít (Ormosia balansae)... Dưới tán rừng là tầng cây bụi xen lẫn cây tái sinh và tầng thảm tươi. Tổ thành cây tái sinh phần lớn là những loài cây gỗ của tầng tán chính. Tầng cây bụi và tầng thảm tươi phát triển mạnh với các loài chính là: Ngọc anh phổ thông (Tabernaemontana bovina), Quỳnh lãm (Gonocaryum labbianum), Trác trác ngũ giác (Ardisia quinguegona), Chẩn (Microdesmis caseariae folia), Quyết thực vật (Fern), Sẹ (Alpinia globosa), Đông diệp tiêm bao (Phrynium placentarium)...

Hình 4.12 Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất ( Dương Anh Tuấn) ( Dương Anh Tuấn)

Trong quá trình điều tra ngoài thực địa cả 3 đợt không phát hiện thấy loài thú Linh trưởng nào ở đây. Theo thông tin phỏng vấn, dạng sinh cảnh này thường gặp loài Cu li (Nycticebus sp),và họ cũng cho biết thỉnh thoảng thấy xuất hiện loài (Lình căng) Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) xuống kiếm ăn.

Nhận xét

Từ những số liệu quan sát thực địa và các thông tin phỏng vấn, tôi tiến hành lập bản đồ phân bố của các loài Linh trưởng tại khu vực nghiên cứu (Bản đồ 02)

Qua bản đồ phân bố tôi có nhận xét: Các loài Linh trưởng phân bố ở hầu hết các dạng sinh cảnh có mặt trong Khu bảo tồn, tuy nhiên các loài khác nhau có sự phân bố khác nhau trong các dạng sinh cảnh.

Loài khỉ mặt đỏ dường như có phân bố rộng nhất. Tôi đã ghi nhận sự có mặt của loài này tại tất cả các sinh cảnh có mặt trong khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, tùy từng sinh cảnh mà tần số bắt gặp chúng là khác nhau, chẳng hạn sinh cảnh rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới trên đất xương xẩu núi đá vôi tần số bắt gặp loài này cao hơn.

Theo phỏng vấn các thợ săn, loài Cu li lớn trước kia chúng phân bố khá rộng, hầu như có mặt ở tất cả các dạng sinh cảnh nhưng trong một và năm gần đây họ thường chỉ gặp chúng ở dạng sinh cảnh rừng trên núi đất và rừng phục hồi sau khai thác nương rãy.

Đối với các loài Khỉ Vàng và Khỉ mốc theo thông tin phỏng vấn hai loài này hoạt động chủ yếu ở các dạng sinh cảnh rừng trên núi đá vôi từ rừng nguyên sinh đến rừng thứ sinh trên núi đá vôi.

Đối với loài Voọc đen má trắng, tôi chỉ ghi nhận được ở các dạng sinh cảnh đặc trưng rừng trên núi đá vôi, đặc biệt những nơi có các vách đá dựng đứng và trên đó có hang (Bản đồ 03). Những quan sát này cũng phù hợp với đặc điểm về sinh thái của Voọc đen má trắng đã chỉ ra trong các nghiên cứu trước đây.

Hình 4.15 Bản đồ phân bố thú Linh trưởng theo kết quả điều tra thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng khu hệ thú linh trưởng khu BTTN thần sa phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)