Xuất một số giải pháp cho bảo tồn khu hệ thú Linh trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng khu hệ thú linh trưởng khu BTTN thần sa phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 75)

4.5.1 Giải pháp bảo vệ rừng

Nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên động thực vật trong khu bảo tồn cần thiết tiến hành các giải pháp chính sau đây:

1- Hoạch định mốc giới trên thực địa khu bảo tồn, cần có đại diện các cấp Tỉnh, Huyện, Xã, Thôn bản và khi cần có cả chủ rừng ở những nơi đã giao rừng và nơi bị lấn chiếm. Cứ 1Km có 1 mốc lớn có đổ bệ xi măng, xen kẽ có 1 - 2 mốc xi măng nhỏ. Những nơi cần ngăn chặn lấn chiếm có thể kết hợp đào hào sâu 1,5m, rộng 1,8m phân ranh giới. Nên loại bỏ các diện tích đã giao đất cho dân ra khỏi khu bảo tồn nếu không có kinh phí thu hồi.

Chống các áp lực bên ngoài vào khu bảo tồn nguyên vẹn nhằm giữ gìn những hệ sinh thái tự nhiên hiện còn, đặc biệt là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi để chúng tự phát triển và không bị phá hoại tiếp.

- Ổn định về cơ cấu tổ chức.

- Giữ gìn các nguồn gen động thực vật hiện có.

- Bảo tồn nội, ngoại vi kết hợp để từng bước phục hồi lại tài nguyên rừng.

- Phát triển bền vững tài nguyên rừng.

- Cải tạo môi trường rừng, tạo không gian sống cho các loài động vật.

- Xây dựng mô hình “đồng quản lý” trong công tác bảo tồn, huy động sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng.

Trong điều kiện địa hình hiểm trở, đồng bào các dân tộc ở đây còn thiếu đất, thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học để sản xuất, chưa có tập quán trồng và bảo vệ rừng, muốn giữ gìn và bảo vệ những phần rừng hiện còn và từng bước phục hồi lại các hệ sinh thái tốt nhất là: ổn định đời sống cư dân trong và xung quanh khu bảo tồn; tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.

2- Khu bảo tồn nên chủ động phối hợp với UBND Huyện sở tại và chính quyền địa phương các xã có chung ranh giới với khu bảo tồn để phối hợp cùng phòng chống cháy, bảo vệ rừng trên khu vực.

3- Tổ chức lại mạng lưới bảo vệ rừng trong nhân dân ở các xã, bảo đảm cho những nơi có nguy cơ bị tàn phá từ bên ngoài cần có người bảo vệ chuyên trách hợp lý, có chế độ đãi ngộ phù hợp. Tiến hành điều tra giám sát động, thực vật và thảm thực vật bằng 3 phương pháp: ô tiêu chuẩn, tuyến điều tra 2 km và chụp ảnh định vị với định kỳ 3 tháng 1 lần. Ở những khu vực nhạy cảm như khu vực khai thác gỗ lậu, làm nương rẫy, khu vực săn bắt, đặt bẫy chim

thú… mỗi tháng giám sát 1 lần để sớm phát hiện và có những giải pháp cụ thể giảm thiểu những tác nhân gây hại, tiến tới giải quyết toàn diện những tác nhân này.

4- Quy hoạch và chuyển dân di cư tự do lấn chiếm vào rừng ra khỏi ranh giới khu bảo tồn về các xóm cũ có hỗ trợ kinh phí di chuyển.

5- Thực hiện giao ban về tình hình rừng theo tuần lễ giữa các trạm kiểm lâm liền nhau thông qua việc đi tuần tra trên các tuyến tuần tra quy định.

6- Phối hợp với địa phương, nâng cấp và sửa chữa đường vào các trạm bảo vệ nhằm tăng cường cơ động bảo vệ rừng.

7- Về phương tiện làm việc và nhân lực tại các trạm kiểm lâm:

- Bảo đảm mỗi trạm kiểm lâm có tối thiểu 4 chiến sỹ, trạm trưởng là kỹ sư chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng hay kỹ sư lâm sinh.

- Phương tiện: Mỗi trạm nhất thiết phải có 1 điện thoại cố định kéo dài tốt để liên lạc trong phạm vi công tác, có 1 súng quân dụng, 1 bình xịt gây mê,1 roi điện, 1 - 2 khoá. Mỗi trạm có 1 bộ dụng cụ chống cháy rừng tối thiểu 15 dao phát, 10 xẻng, 10 cuốc, 1 kẻng báo cháy, 1 bình cứu hoả phòng cứu người, mỗi trạm có 1 tủ thuốc chữa bệnh thông thường có 1 xe máy tốt để cơ động. Mỗi trạm phải có bộ bản đồ khu vực, có 1 địa bàn, 1ống nhòm, 1 thước dây vải, 1 thước kẹp kính, 1 sổ tay điều tra, 1 quyển nhật ký giao ban hàng ngày và các văn bản hướng dẫn, nội qui công tác.

8- Cơ quan Hạt Kiểm lâm: Tổ chức gọn nhẹ, không chia tổ mà phân công trách nhiệm cá nhân cho mảng công việc: Kỹ thuật lâm sinh, Phòng chống cháy và sâu bệnh, Địa chính, Pháp chế, Hành chính đời sống, Kế toán. Cán bộ ở cơ quan Hạt phải có trình độ đại học Quản lý bảo vệ Tài nguyên

rừng trở lên và phải đảm nhận làm được từ 2 công việc trở lên để giảm biên chế hành chính. Hạt kiểm lâm cần 1 hạt trưởng, 1 hạt phó.

9- Hoàn thiện hệ thống bảng (Xây hay đổ bằng bê tông) thông báo nội quy ra vào khu bảo tồn ở các đường chính từ các thôn, bản quanh khu bảo tồn đi lên rừng (Mỗi thôn, bản 1- 2 bảng). Làm các biển báo nhắc nhở cấm chặt phá, phòng lửa rừng (200 biển tôn).

4.5.2 Giải pháp phục hồi sinh thái

4.5.2.1 Đối với tài nguyên thực vật rừng

Thực hiện các chương trình phục hồi rừng có kiểm soát trên các đối tượng rừng cụ thể mà đối tượng cây trồng là cây bản địa.

Đối với rừng thường xanh trên núi đá vôi với đặc điểm bị tác động nhẹ, hoàn cảnh sinh thái rừng còn tốt thì phương thức phục hồi là bảo vệ nghiêm ngặt.

1- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên trên các đối tượng trảng cây bụi đã có tái sinh (IC, IB) ở cả các xã có trạng thái này. Nhiệm vụ là giám sát, bảo vệ, phòng chống cháy, có thể khoán cho dân bảo vệ.

2- Khoanh nuôi tích cực có xúc tiến tái sinh trên các đối tượng rừng phục hồi sau nương rãy và khai thác (rừng IIA, IIB), mới phục hồi còn thiếu cây giá trị cao. Trồng cục bộ cây bản địa tái sinh nhân tạo có bầu to, cao 1m. (Đinh, Nghiến, Lát hoa, Sến mật, Sấu, Gội nếp, Gội tẻ, Vối Thuốc, Ràng ràng, Phay, Vạng trứng, Giổi xanh, Sưa bắc bộ, Mý, Xoan đào, Trám trắng, Trám đen, Chò nhai, Chò Xanh, Chò nâu…). Nhiệm vụ là giám sát, bảo vệ, phòng chống cháy, trồng và chăm sóc cây trồng bổ sung, có thể khoán cho dân bảo vệ.

3-Trồng rừng mới trên các đối tượng trảng cỏ không có tái sinh (IA, IB) bằng cây bản địa ở vùng Phục hồi sinh thái.

4- Giao khoán bảo vệ rừng cho dân và cộng đồng thôn, bản. Hướng dẫn nhân dân về kỹ thuật lâm nghiệp, đôn đốc, giám sát việc trồng dặm và chăm sóc cây trên phần đất được giao.

5- Không cho làm nương và trồng cây khác, làm nhà tạm trên đất giao khoán trồng rừng và bảo vệ rừng (Tránh lấn chiếm), lấy cộng đồng tổ nhận khoán giám sát chất lượng công việc của từng người để xét thưởng. Trả công khoán 50% bằng tiền mặt và 50% bằng sổ tiết kiệm vào dịp cuối năm khi nghiệm thu.

6- Xây dựng vườn ươn nhỏ tạo cây bản địa tại khu bảo tồn.

- Giải pháp xây dựng vườn cây mẫu và vườn sưu tập.

- Xây dựng vườn cây mẫu và vườn sưu tập theo mục tiêu làm phong phú thành phần loài cây cho khu bảo tồn theo phương châm lợi dụng tối đa cây có tại chỗ, dẫn giống, sưu tập cây các vùng khác.

-Xây dựng phòng bảo tồn bảo tàng thực vật tại khu bảo tồn.

- Giải pháp nghiên cứu khoa học.

- Chương trình điều tra cơ bản + Điều tra thu thập mẫu thực vật + Điều tra và lập bản đồ đất, lập địa

+ Điều tra thành phần và thu mẫu sâu hại động vật 4.5.2.2 Đối với tài nguyên động vật rừng

Theo một cuộc điều tra gần đây nhất của Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế WWF cho thấy việc sử dụng các sản phẩm động vật hoang dã diễn ra rất phổ biến. Gần 50% số người được khảo sát đã sử dụng sản phẩm động vật hoang dã trong đó có đến 45% sử dụng 3 lần trong một năm và 19% sử dụng

trên 3 lần một năm. Điều đáng nói là những người có thu nhập, địa vị càng cao thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ động, thực vật quý hiếm càng lớn. Hầu hết những người được khảo sát cho thấy, việc sử dụng các loại sản phẩm này được họ xem như là một biểu tượng về sự thành đạt, địa vị xã hội của mình.( Nguồn: website:www. thiennhien.net).

Vì vậy, để bảo vệ tốt động vật rừng hoang dã nói chung và các loài thú Linh tr ưởng nói riêng ở khu bảo tồn trong giai đoạn hiện nay, theo chúng tôi cần tăng cường thực hiện các giải pháp sau đây:

- Xây dựng và thực hiện một chương trình giám sát nhằm quản lý bền vững tài nguyên động vật rừng, trước mắt tập trung giám sát đánh giá hiện trạng của những loài động vật có giá trị kinh tế và bảo tồn nguồn gen. Lập chương trình ưu tiên cho những loài thú Linh trưởng đang có nguy cơ bị mất hẳn trong khu bảo tồn, đó là các loài Voọc má trắng (Trachypithecus

francoisi), Vượn đen Đông Bắc (Nomascus nasutus), Voọc mũi hếch

(Rhinopithecus avunculus)....

- Kết hợp với chính quyền các xã, nhất là các trưởng thôn, xóm để có các biện pháp ngăn chặn và đi đến xoá bỏ thói quen thả rông trâu bò trong rừng của người dân địa phương, nhất là thời gian sau mùa vụ cày cấy. Thói quen thả rông trâu bò trong rừng, không có bãi chăn thả riêng đã làm ô nhiễm môi trường làm suy thoái chất lượng rừng. Đặc biệt làm xáo trộn và gây nhiễu loạn những hoạt động sống của động vật rừng, nhất là những loài thú Linh trưởng trong mùa sinh sản của chúng.

- Triển khai nhiều và hiệu quả hơn việc tuyên truyền, giáo dục bảo vệ rừng và động vật rừng theo các văn bản pháp luật hiện hành. Tập trung vào các văn bản cụ thể như sau:

+ Phổ biến Nghị định 32/2006 của Chính phủ về danh mục các loài động thực vật cấm khai thác và hạn chế khai thác: các loài động thực vật trong nhóm I và nhóm II. Luật và các nghị định về bảo vệ rừng, nhằm bảo vệ các loài Thú, Chim, Bò sát, Ếch nhái quí hiếm có giá trị kinh tế và bảo tồn nguồn gen được ghi nhận có ở khu bảo tồn.

+ Phát hành các pa nô, khẩu hiệu, tờ rơi giới thiệu ý nghĩa và hiện trạng của các loài động vật cần ưu tiên bảo tồn ở khu bảo tồn. Tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền và giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên về động thực vật rừng xuống tận các bản của các xã và các xã lân cận của khu bảo tồn. Chú ý đến các trường tiểu học và phổ thông cơ sở.

+ Tổ chức tuần tra kiểm soát nạn săn bắn động vật trái phép, kết hợp giám sát các loài động vật rừng nhất là các loài có giá trị kinh tế và bảo tồn nguồn gen, nhằm đánh giá chính xác diễn biến quần thể của chúng, để có những biện pháp bảo tồn thích hợp.

4.5.3 Giải pháp về kinh tế xã hội

-Tăng cường đầu tư trợ giúp khu vực phát triển kinh tế - xã hội thông qua các dự án đầu tư, dự án Lâm nghiệp xã hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân ý thức bảo vệ rừng.

+ Trước hết cần nâng cao đời sống cho người dân, giảm tỷ lệ các hộ nghèo, phấn đấu không còn các hộ đói bằng các biện pháp cụ thể:

-Tăng cường hỗ trợ vốn, cho vay với thời hạn dài hơn hiện nay (có thể từ 5 - 7 năm, hiện tại là 3 năm) để người dân có kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ giống, kỹ thuật tới tận người dân để họ sử dụng tiền vốn vay có hiệu quả.

- Hỗ trợ cây giống Keo cho các xóm sát rừng để người dân trồng quanh khu gia đình nhằm mục đích lấy củi để phục vụ cuộc sống, giảm áp lực vào rừng.

- Trồng rừng mới hàng năm trên các đối tượng trảng cỏ không có tái sinh (IA, IB) bằng cây bản địa, chương trình do khu bảo tồn khởi xướng.

- Phối hợp với khuyến Lâm, Khuyến nông xây dựng các chương trình tổ chức lại sản xuất theo mô hình VACR.

- Nhà nước và tỉnh cần hỗ trợ để mở mang hệ thống dẫn nước, chứa nước để chủ động tưới tiêu, làm tăng diện tích lúa 2 vụ, hoa màu từ hệ thống kênh mương.

+ Ban quản lý khu bảo tồn và các xã cần giao khoán diện tích rừng cho nhiều hộ dân quản lý bảo vệ, gắn trách nhiệm cụ thể để người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, hạn chế việc phá rừng và khai thác trộm lâm sản của chính những người dân như hiện nay. Về nguyên tắc quản lý đa dạng sinh học, cần khuyến khích việc trồng, nhân giống và phát tán các loài động, thực vật hình thành và sinh trưởng tại chỗ.

+ Để hạn chế một phần việc khai thác gỗ củi từ rừng như hiện nay, cần nghiên cứu đưa các vật liệu ngoài gỗ để thay đổi tập quán dựng nhà sàn bằng gỗ.

+ Xây dựng "Hương ước bảo vệ và phát triển rừng" ở mỗi thôn, bản và hương ước đó sẽ được ban quản lý in và phát đến từng hộ gia đình. Khi việc quản lý rừng đã đi vào hương ước của thôn, bản thì ý thức và hành động của người dân trong việc bảo vệ rừng cũng được nâng cao, người dân sẽ tự kiểm soát lẫn nhau, cùng nhau tố giác mọi hành vi xâm hại làm ảnh hưởng đến rừng, cùng với Ban quản lý - Kiểm lâm - chính quyền xã thực hiện tốt việc duy trì và phát triển bền vững nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, nguồn gen động - thực vật quý hiếm cho thế hệ hôm nay và mai sau.

4.5.4 Giải pháp về khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

- Thực hiện các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát triển một số loài động thực vật quý hiến ở khu bảo tồn.

- Xem phát triển quan hệ hợp tác quốc tế là nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho việc nghiên cứu bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. Phát triển hợp tác quốc tế đi theo các định hướng sau:

- Tạo cơ hội cho các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ vào nghiên cứu về đa dạng sinh học trong khu bảo tồn.

- Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương, đặc biệt các nghiên cứu thuộc lĩnh vực cải thiện giống, lai giống, chế biến lâm sản, môi trường rừng, đa dạng sinh học.

- Đẩy mạnh đào tạo cán bộ thông qua hoạt động hợp tác quốc tế. Khuyến khích xây dựng và tham gia thực hiện các dự án hợp tác quốc tế, coi đó là cơ hội tiếp cận thông tin mới, phương pháp nghiên cứu và công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực.

- Để giảm bớt áp lực của người dân vào khu bảo tồn, cần thay đổi giống mới cho sản xuất nông nghiệp và trong chăn nuôi để nâng cao năng xuất cho người dân địa phương.

- Khu bảo tồn cần kết hợp với sở Khoa học công nghệ, Chi cục Kiểm lâm, Phòng Khuyến nông - Khuyến lâm của huyện để nghiên cứu hay phối hợp nghiên cứu các tính chất sinh học và quy trình gây trồng các cây quý địa phương, góp phần công tác bảo tồn và phát triển các loài và hỗ trợ kỹ thuật, vốn để trồng thử nghiệm các giống cây lương thực có năng suất cao, các loài cây thuốc có giá trị, các loài thực vật đặc hữu núi đá vôi của khu bảo tồn.

4.5.5 Giải pháp về cơ chế chính sách

- Hoàn thiện chính sách đầu tư cho hoạt động của BQL, tạo điều kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng khu hệ thú linh trưởng khu BTTN thần sa phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 75)