( Dương Anh Tuấn)
Chính vì giá trị cao như vậy nên hầu như trong khu vực nghiên cứu số cá thể thành thục gần như không còn hoặc nếu có còn thì chỉ là những cây rỗng ruột, mặt khác khả năng tái sinh tự nhiên của các loài này là thường rất kém nên trong tương lai không xa rất có thể những quần thể này có nguy cơ bị biến mất tại đây.
Hoạt động khai thác gỗ ở đây khá nhộn nhịp và công khai thường bắt đầu từ sáng sớm hàng chục chiếc xe gắn máy các loại không gắn biển số chạy vào một số khu vực dân cư gửi xe và bắt đầu vào rừng khai thác, (Phỏng vấn những người này bình quân một ngày làm gỗ thì được khoảng bao nhiêu? Họ trả lời trừ chi phí ăn uống xăng xe bình quân 250.000- 300.000 VND/người/ngày).
Khác với phương thức khai thác truyền thống trước đây là sử dụng cưa tay. Hiện tại, các đối tượng khai thác trộm chủ yếu dùng cưa máy. Việc sử dụng cưa xăng có ưu điểm là khai thác nhanh mạn trong thời gian ngắn, từ đó có thể tránh được sự kiểm soát của lực lượng Kiểm lâm cũng như các cấp chính quyền. Cưa xăng có thể dễ dàng mua được tại đây. Giá cả của loại công cụ này dao động tùy thuộc vào chất lượng của từng loại cưa. Theo quan sát, các đối tượng khai thác trộm ở đây chủ yếu dùng các loại cưa có nguồn gốc từ Trung Quốc với giá dao động từ 9.000.000 - 15.000.000 VND.
Việc sử dụng cưa xăng không chỉ có công suất phá hủy nhanh và mạnh mà nó còn ảnh hưởng rất lớn tới những loài động vật trong khu vực đặc biệt là những loài thú Linh trưởng khiến cho chúng phải lui sâu vào những khu vực hiểm trở, hoặc chốn chạy đến những khu vực vốn không thuận lợi cho các hoạt động sống của chúng.
- Phá rừng làm nương rãy
Trong khu bảo tồn chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số người Tày, Dao, người H’mông do tập quán của họ sống trên cao, cuộc sống gắn liền với rừng và cái đói nghèo bám dai dẳng qua nhiều thế hệ , mặt khác diện tích đất bằng phẳng khá hạn hẹp những diện tích có thể canh tác được thì chủ yếu để xây dựng nhà ở cho nhân khẩu mới phát sinh, nên việc phá rừng làm nương rẫy là điều không thể tránh khỏi.