Đánh giá giá trị của thú Linh trưởng trong khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng khu hệ thú linh trưởng khu BTTN thần sa phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 75)

4.4.1 Giá trị về sinh thái

Trước hết thú Linh trưởng là một thành phần cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái rừng. Là một thành phần của quần xã sinh vật, các loài thú Linh trưởng đã và đang góp phần vào quá trình vận chuyển vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái.

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều loài cây rừng nhiệt đới phải được sự hỗ trợ của các vận động vật lý để phát tán hạt của chúng. Thú Linh trưởng là những loài thích ăn quả, đã mang rải các hạt, quả cây rừng khắp trong vùng rừng chúng sinh sống. Chính hoạt động phát tán hạt cây này đã góp phần mở rộng vùng phân bố tự nhiên của các loài cây và dẫn đến làm tăng tính đa dạng sinh học của rừng. Bên cạnh những yếu tố tích cực, thú Linh trưởng trong quá trình vận động của mình, chúng cũng gây ra một số ảnh hưởng xấu đến khả năng tái sinh hạt của cây rừng do chúng bẻ cành, vặt quả lúc quả còn xanh. Tuy nhiên, do trữ lượng các loài và phân loài Linh trưởng trong khu vực hiện nay là rất thấp nên ảnh hưởng có hại của chúng là không đáng kể, nếu không nói là không hại gì đến rừng.

Các loài Cu li, Khỉ còn ăn nhiều loài côn trùng và động vật gây hại cho sản xuất nông nghiệp hàng năm các loài thú Linh trưởng này đã tiêu diệt một lượng không nhỏ các loài Dế dũi, Dế mèn, Cào cào lớn Cào cào nhỏ, Châu chấu lúa, Mối…Tuy số loài và số lượng các loài côn trùng bị thú Linh trưởng ăn chưa đa dạng so với một số nhóm động vật khác, song ít nhiều các loài Linh trưởng này cũng đã tham gia vào hoạt động điều chỉnh lưới thức ăn, kìm hãm sự phát triển của các loài côn trùng gây hại và góp phần duy trì cân bằng sinh thái tự nhiên.[8]

4.4.2 Giá trị về nguồn gen

Khu hệ thú Linh trưởng trong khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc khu hệ động vật vùng Đông Bắc Việt Nam. Đây là hệ động vật đặc trưng cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi. Đa số các loài động vật ở đây có ưu thế là thích nghi với điều kiện địa hình hiểm trở, có khả năng vận động kiếm ăn tốt nơi địa hình phức tạp. Một trong những giá trị quan trọng khác của thú linh trưởng Việt Nam là nguồn gen đặc hữu và quý hiếm (Bảng 4.4)

Bảng 4.4 Phân loại thú Linh trưởng theo NĐ 32/CP và sách đỏ Việt Nam

ST

T Tên Việt Nam Tên khoa học Sách đỏ

Việt nam Nghị định 32/CP/20 06 Ghi chú 1 Cu li lớn Nycticebus coucang VU IB

2 Khỉ vàng Macaca mulatta EN IIB

3 Khỉ mốc Macaca assamensis VU IIB

4 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides VU IIB

5 Voọc đen má trắng

Trachypithecus francoisi

EN IB

6 Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus

CR IB

7 Vượn đen

(Vượn Hải Nam)

Nomascus hainanus CR IB

Qua bảng phân loại thú Linh trưởng tại khu vực nghiên cứu ta thấy theo nghị định 32/CP/2006 thì trong tổng số 7 loài đã có 4 loài và phân loài nằm trong nhóm IB. Đây là nhóm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại gồm những loài thực vật rừng, động vật vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao. 3 loài Khỉ nằm trong nhóm IIB là nhóm hạn chế sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

Theo sách đỏ Việt Nam, trong tổng số

7 loài có mặt tại khu vực nghiên cứu, có 2 loài ở cấp CR là cấp (Rất nguy cấp) 2 loài ở cấp EN là cấp (Nguy cấp) và 2 loài ở cấp VU là cấp (Sẽ nguy cấp),

Thú Linh trưởng trong KBT chủ yếu là yếu tố địa lý Trung Hoa, đó là Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Vượn đen tuyền (Nomascus concolor concolor), Giáo sư Đào Văn Tiến (1985) cho rằng Việt Nam có thể

là trung tâm phát sinh của nhóm Voọc đen Bắc Bộ (Trachypithecus francoisi) và Vượn đen (Nomascus),Hoà Bình có thể là trung tâm phát tán của các phân loài thuộc loài Voọc đen Bắc Bộ. Voọc mông trắng là yếu tố bản địa ở Hoà Bình và loài này phát triển về phía Bắc hình thành Voọc đen má trắng

(Trachypithecus francoisi), Đào Văn Tiến (1985) cũng giả thiết rằng Thanh

Hoá có thể là trung tâm phát sinh của các phân loài thuộc loài Vượn đen

(Hylobates concolor), loài này phát triển về phía Bắc hình thành các loài

Vượn đen tuyền, Vượn đen Hải Nam; về phía Tây hình thành Vượn trắng, và về phía Nam hình thành Vượn siki và Vượn má hung [10].

Theo Hiệp hội bảo tồn thế giới (Conservation international – CI) và Hội Linh Trưởng thế giới (International Primatological Society – IPS), 2000 đã liệt kê 4 loài và phân loài của Việt Nam, đó là Voọc mũi hếch, Voọc đầu trắng, Chà vá chân xám và Vượn Hải Nam. Như vậy trong khu bảo tồn Thần Sa - Phượng Hoàng đã có mặt 2 loài, điều đó chứng tỏ về giá trị nguồn gen quý hiếm của khu bảo tồn.

4.4.3 Giá trị về kinh tế:

Cũng như các tài nguyên thiên nhiên khác, thú Linh trưởng trong khu bảo tồn Thần Sa - Phượng Hoàng có giá trị lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế cộng đồng dân địa phương. Từ xa xưa, con người ở đây đã săn bắt các loài thú Linh trưởng để lấy thịt ăn, xương lấu cao bồi dưỡng cơ thể, đặc biệt là

sản phụ, phụ nữ lớn tuổi. Những năm gần đây, đồng bào các dân tộc còn sử dụng cả thịt, xương để nấu cao toàn tính. Mật Khỉ dùng để chữa bệnh di mộng tinh, ngâm rượi làm thuốc xoa bóp. Thận của Khỉ vàng còn được dùng điều chế vác xin phòng và chữa bệnh bại liệt cho trẻ em.Trong những năm gần đây tình hình buôn bán thú linh tr ưởng đã diễn ra khá phức tạp.

Số lượng thú Linh trưởng buôn bán trái phép bị bắt giữ trong thời gian gần đây đã nói lên giá trị của thú Linh trưởng Việt Nam. Bên cạnh giá trị kinh tế thú Linh trưởng còn có giá trị văn hoá, nghệ thuật và nghiên cứu khoa học. Các loài Khỉ, Vượn được nuôi phục vụ nghiên cứu y sinh học, đặc biệt là hiệu quả của các chế phẩm dược liệu mới. Chúng sẽ là đối tượng để kiểm tra tính năng và tác dụng của thuốc trước khi cho phép con người sử dụng. Khỉ vàng, Khỉ đuôi lợn đã được nhiều đoàn xiếc huấn luyện để phục vụ mục đích nghệ thuật. Khỉ đuôi lợn để đưa vào quỹ đạo trái đất để thăm dò tình trạng sinh lý và thực hiện một số hoạt động trong một số điều kiện bắt buộc ngoài khoảng không vũ trụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng khu hệ thú linh trưởng khu BTTN thần sa phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)