Kiểu phụ rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới trên đất xương xẩu đá vôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng khu hệ thú linh trưởng khu BTTN thần sa phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 49)

4.2 Phân bố thú Linh trưởng theo các dạng sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu

4.2.1. Kiểu phụ rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới trên đất xương xẩu đá vôi

Có thể nói đây là dạng sinh cảnh phổ biến nhất trong KBT nó nằm trên các núi đá vôi ở các độ cao khác nhau, có địa hình rất hiểm trở. Tổ thành thực vật cũng khá đa dạng và chủ yếu là các loài chỉ thị cho khu vực núi đá vôi, song cấu trúc tầng thứ lại khá đơn điệu độ che phủ trung bình. Dạng sinh cảnh này ít chịu tác động từ con người hơn do địa hình hiểm trở và trữ lượng gỗ cao, ở một số nơi đã từng xảy ra cháy rừng trong thời gian khoản 3 - 4 năm trở lại đây và rừng vẫn chưa có khả năng phục hồi.

Hình 4.7 Kiểu phụ rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới trên đất xương xẩu đá vôi. ( Dương Anh Tuấn) ( Dương Anh Tuấn)

Đây là một dạng sinh cảnh khá dồi dào về mặt thức ăn, ngoài ra đây còn là dạng sinh cảnh có nguồn nước nên thu hút các loài thú, song độ an toàn đối với chúng không cao do thợ săn dễ tiếp cận.

Ở dạng sinh cảnh này, tôi đã phát hiện ra quần thể loài Voo ̣c đen má trắng (Trachipythecus francoisi ) đang trên đường về hang tại khu vực bãi Đá Ngầm. Ngoài ra, theo kết quả phỏng vấn ở dạng sinh cảnh này còn có mặt các loài: Khỉ vàng (Macaca mulatta) và Khỉ mốc (Maccaca assamensis). Tuy nhiên, trong 3 đợt điều tra không bắt gặp hai loài này ngoài thực địa.

4.2.2 Kiểu phụ rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới trên đất xương xẩu núi đá vôi.

Có thể nói đây là một dạng sinh cảnh khá phổ biến trong khu vực nghiên cứu, nó nằm đan xen trong các thung lũng núi đá vôi. Tổ thành loài cây khá phong phú, các loài ưu thế là những loài chỉ thị của khu vực núi đá vôi như : Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Trai lý (Garnicia fagraeoides), những cây thuộc họ Ôro…Thảm thực vật ở đây có độ che phủ khá cao và cấu trúc tầng thứ cũng khá đa dạng. Ở dạng sinh cảnh này rừng còn chất lượng tốt song do dễ khai thác và rừng có trữ lượng nên nó chịu nhiều tác động từ con người đặc biệt là khai thác gỗ, canh tác nương rẫy và đường đi lại săn bắn.

Ở dạng sinh cảnh này, tôi đã quan sát được một đàn Khỉ mặt đỏ

.

Hình 4.8 Kiểu phụ rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới trên đất xương xẩu núi đá vôi(Dương Anh Tuấn)

Ngoài ra, theo kết quả phỏng vấn thì ở dạng sinh cảnh này còn có mặt các loài: Khỉ vàng (Macaca mulatta), Khỉ mốc (Maccaca assamensis), Voọc đen má trắng (Trachipythecus francoisi). Nhưng trong 3 đợt điều tra thực địa không bắt gặp loài nào.

Theo quan sát, đây là dạng sinh cảnh cũng khá dồi dào thức ăn, lại có các hang đá phù hợp với những loài có tập tính ở hang như Voo ̣c đen má trắng, các loài khỉ. Sinh cảnh này do địa hình hiểm trở nên thợ săn khó tiếp cận để có thể sử dụng súng kíp cũng như đặt bẫy. Mặt khác ở dạng sinh cảnh này cưa xăng của lâm tặc không thể hoạt động nên ít ảnh hưởng tới các loài thú linh

trưởng nên mức độ an toàn cho các loài phân bố ở đây cao hơn so với các dạng sinh cảnh khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng khu hệ thú linh trưởng khu BTTN thần sa phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 49)