Giá trị về nguồn gen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng khu hệ thú linh trưởng khu BTTN thần sa phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 74)

Khu hệ thú Linh trưởng trong khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc khu hệ động vật vùng Đông Bắc Việt Nam. Đây là hệ động vật đặc trưng cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi. Đa số các loài động vật ở đây có ưu thế là thích nghi với điều kiện địa hình hiểm trở, có khả năng vận động kiếm ăn tốt nơi địa hình phức tạp. Một trong những giá trị quan trọng khác của thú linh trưởng Việt Nam là nguồn gen đặc hữu và quý hiếm (Bảng 4.4)

Bảng 4.4 Phân loại thú Linh trưởng theo NĐ 32/CP và sách đỏ Việt Nam

ST

T Tên Việt Nam Tên khoa học Sách đỏ

Việt nam Nghị định 32/CP/20 06 Ghi chú 1 Cu li lớn Nycticebus coucang VU IB

2 Khỉ vàng Macaca mulatta EN IIB

3 Khỉ mốc Macaca assamensis VU IIB

4 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides VU IIB

5 Voọc đen má trắng

Trachypithecus francoisi

EN IB

6 Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus

CR IB

7 Vượn đen

(Vượn Hải Nam)

Nomascus hainanus CR IB

Qua bảng phân loại thú Linh trưởng tại khu vực nghiên cứu ta thấy theo nghị định 32/CP/2006 thì trong tổng số 7 loài đã có 4 loài và phân loài nằm trong nhóm IB. Đây là nhóm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại gồm những loài thực vật rừng, động vật vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao. 3 loài Khỉ nằm trong nhóm IIB là nhóm hạn chế sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

Theo sách đỏ Việt Nam, trong tổng số

7 loài có mặt tại khu vực nghiên cứu, có 2 loài ở cấp CR là cấp (Rất nguy cấp) 2 loài ở cấp EN là cấp (Nguy cấp) và 2 loài ở cấp VU là cấp (Sẽ nguy cấp),

Thú Linh trưởng trong KBT chủ yếu là yếu tố địa lý Trung Hoa, đó là Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Vượn đen tuyền (Nomascus concolor concolor), Giáo sư Đào Văn Tiến (1985) cho rằng Việt Nam có thể

là trung tâm phát sinh của nhóm Voọc đen Bắc Bộ (Trachypithecus francoisi) và Vượn đen (Nomascus),Hoà Bình có thể là trung tâm phát tán của các phân loài thuộc loài Voọc đen Bắc Bộ. Voọc mông trắng là yếu tố bản địa ở Hoà Bình và loài này phát triển về phía Bắc hình thành Voọc đen má trắng

(Trachypithecus francoisi), Đào Văn Tiến (1985) cũng giả thiết rằng Thanh

Hoá có thể là trung tâm phát sinh của các phân loài thuộc loài Vượn đen

(Hylobates concolor), loài này phát triển về phía Bắc hình thành các loài

Vượn đen tuyền, Vượn đen Hải Nam; về phía Tây hình thành Vượn trắng, và về phía Nam hình thành Vượn siki và Vượn má hung [10].

Theo Hiệp hội bảo tồn thế giới (Conservation international – CI) và Hội Linh Trưởng thế giới (International Primatological Society – IPS), 2000 đã liệt kê 4 loài và phân loài của Việt Nam, đó là Voọc mũi hếch, Voọc đầu trắng, Chà vá chân xám và Vượn Hải Nam. Như vậy trong khu bảo tồn Thần Sa - Phượng Hoàng đã có mặt 2 loài, điều đó chứng tỏ về giá trị nguồn gen quý hiếm của khu bảo tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng khu hệ thú linh trưởng khu BTTN thần sa phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)