4.5.2.1 Đối với tài nguyên thực vật rừng
Thực hiện các chương trình phục hồi rừng có kiểm soát trên các đối tượng rừng cụ thể mà đối tượng cây trồng là cây bản địa.
Đối với rừng thường xanh trên núi đá vôi với đặc điểm bị tác động nhẹ, hoàn cảnh sinh thái rừng còn tốt thì phương thức phục hồi là bảo vệ nghiêm ngặt.
1- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên trên các đối tượng trảng cây bụi đã có tái sinh (IC, IB) ở cả các xã có trạng thái này. Nhiệm vụ là giám sát, bảo vệ, phòng chống cháy, có thể khoán cho dân bảo vệ.
2- Khoanh nuôi tích cực có xúc tiến tái sinh trên các đối tượng rừng phục hồi sau nương rãy và khai thác (rừng IIA, IIB), mới phục hồi còn thiếu cây giá trị cao. Trồng cục bộ cây bản địa tái sinh nhân tạo có bầu to, cao 1m. (Đinh, Nghiến, Lát hoa, Sến mật, Sấu, Gội nếp, Gội tẻ, Vối Thuốc, Ràng ràng, Phay, Vạng trứng, Giổi xanh, Sưa bắc bộ, Mý, Xoan đào, Trám trắng, Trám đen, Chò nhai, Chò Xanh, Chò nâu…). Nhiệm vụ là giám sát, bảo vệ, phòng chống cháy, trồng và chăm sóc cây trồng bổ sung, có thể khoán cho dân bảo vệ.
3-Trồng rừng mới trên các đối tượng trảng cỏ không có tái sinh (IA, IB) bằng cây bản địa ở vùng Phục hồi sinh thái.
4- Giao khoán bảo vệ rừng cho dân và cộng đồng thôn, bản. Hướng dẫn nhân dân về kỹ thuật lâm nghiệp, đôn đốc, giám sát việc trồng dặm và chăm sóc cây trên phần đất được giao.
5- Không cho làm nương và trồng cây khác, làm nhà tạm trên đất giao khoán trồng rừng và bảo vệ rừng (Tránh lấn chiếm), lấy cộng đồng tổ nhận khoán giám sát chất lượng công việc của từng người để xét thưởng. Trả công khoán 50% bằng tiền mặt và 50% bằng sổ tiết kiệm vào dịp cuối năm khi nghiệm thu.
6- Xây dựng vườn ươn nhỏ tạo cây bản địa tại khu bảo tồn.
- Giải pháp xây dựng vườn cây mẫu và vườn sưu tập.
- Xây dựng vườn cây mẫu và vườn sưu tập theo mục tiêu làm phong phú thành phần loài cây cho khu bảo tồn theo phương châm lợi dụng tối đa cây có tại chỗ, dẫn giống, sưu tập cây các vùng khác.
-Xây dựng phòng bảo tồn bảo tàng thực vật tại khu bảo tồn.
- Giải pháp nghiên cứu khoa học.
- Chương trình điều tra cơ bản + Điều tra thu thập mẫu thực vật + Điều tra và lập bản đồ đất, lập địa
+ Điều tra thành phần và thu mẫu sâu hại động vật 4.5.2.2 Đối với tài nguyên động vật rừng
Theo một cuộc điều tra gần đây nhất của Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế WWF cho thấy việc sử dụng các sản phẩm động vật hoang dã diễn ra rất phổ biến. Gần 50% số người được khảo sát đã sử dụng sản phẩm động vật hoang dã trong đó có đến 45% sử dụng 3 lần trong một năm và 19% sử dụng
trên 3 lần một năm. Điều đáng nói là những người có thu nhập, địa vị càng cao thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ động, thực vật quý hiếm càng lớn. Hầu hết những người được khảo sát cho thấy, việc sử dụng các loại sản phẩm này được họ xem như là một biểu tượng về sự thành đạt, địa vị xã hội của mình.( Nguồn: website:www. thiennhien.net).
Vì vậy, để bảo vệ tốt động vật rừng hoang dã nói chung và các loài thú Linh tr ưởng nói riêng ở khu bảo tồn trong giai đoạn hiện nay, theo chúng tôi cần tăng cường thực hiện các giải pháp sau đây:
- Xây dựng và thực hiện một chương trình giám sát nhằm quản lý bền vững tài nguyên động vật rừng, trước mắt tập trung giám sát đánh giá hiện trạng của những loài động vật có giá trị kinh tế và bảo tồn nguồn gen. Lập chương trình ưu tiên cho những loài thú Linh trưởng đang có nguy cơ bị mất hẳn trong khu bảo tồn, đó là các loài Voọc má trắng (Trachypithecus
francoisi), Vượn đen Đông Bắc (Nomascus nasutus), Voọc mũi hếch
(Rhinopithecus avunculus)....
- Kết hợp với chính quyền các xã, nhất là các trưởng thôn, xóm để có các biện pháp ngăn chặn và đi đến xoá bỏ thói quen thả rông trâu bò trong rừng của người dân địa phương, nhất là thời gian sau mùa vụ cày cấy. Thói quen thả rông trâu bò trong rừng, không có bãi chăn thả riêng đã làm ô nhiễm môi trường làm suy thoái chất lượng rừng. Đặc biệt làm xáo trộn và gây nhiễu loạn những hoạt động sống của động vật rừng, nhất là những loài thú Linh trưởng trong mùa sinh sản của chúng.
- Triển khai nhiều và hiệu quả hơn việc tuyên truyền, giáo dục bảo vệ rừng và động vật rừng theo các văn bản pháp luật hiện hành. Tập trung vào các văn bản cụ thể như sau:
+ Phổ biến Nghị định 32/2006 của Chính phủ về danh mục các loài động thực vật cấm khai thác và hạn chế khai thác: các loài động thực vật trong nhóm I và nhóm II. Luật và các nghị định về bảo vệ rừng, nhằm bảo vệ các loài Thú, Chim, Bò sát, Ếch nhái quí hiếm có giá trị kinh tế và bảo tồn nguồn gen được ghi nhận có ở khu bảo tồn.
+ Phát hành các pa nô, khẩu hiệu, tờ rơi giới thiệu ý nghĩa và hiện trạng của các loài động vật cần ưu tiên bảo tồn ở khu bảo tồn. Tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền và giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên về động thực vật rừng xuống tận các bản của các xã và các xã lân cận của khu bảo tồn. Chú ý đến các trường tiểu học và phổ thông cơ sở.
+ Tổ chức tuần tra kiểm soát nạn săn bắn động vật trái phép, kết hợp giám sát các loài động vật rừng nhất là các loài có giá trị kinh tế và bảo tồn nguồn gen, nhằm đánh giá chính xác diễn biến quần thể của chúng, để có những biện pháp bảo tồn thích hợp.