Phương pháp điều tra thành phần loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng khu hệ thú linh trưởng khu BTTN thần sa phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 34)

3.4.1.1 Phỏng vấn

- Đối tượng phỏng vấn và mục đích phỏng vấn

- Mục đích phỏng vấn là thu thập được thông tin sơ bộ về sự có mặt của các loài thú Linh trưởng và số lượng của chúng. Ngoài ra, qua phỏng vấn để biết

được các hoạt động có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên của người dân mà có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới khu hệ thú Linh trưởng tại đây. - Đối tượng phỏng vấn là người dân địa phương, thợ săn tại địa phương, là những người dân sống quanh vùng đệm của khu bảo tồn và thường xuyên vào rừng để săn thú, kiếm củi, chăn trâu bò, lấy mật ong, lấy thuốc…

- Nội dung phỏng vấn dưới dạng câu hỏi chính sau đây:

1.Anh/chị đã từng gặp loài khỉ nào tại khu bảo tồn ? tên địa phương? số lượng ? 2. Lần gặp gần đây nhất là khi nào?

3. Loài nào dễ săn bắn nhất?

4. Người dân ở đây thường sử dụng dụng cụ nào để săn bắt? 5. Bác đã từng đi săn loài khỉ nào chưa?

6. Săn thú mùa nào hiệu quả nhất?

7. Loài nào trước kia ở đây có mà bây giờ không còn?

8. Giá bán loài nào đắt nhất (bán thịt theo kg, theo da lông)?

9. Những loài săn được thường được sử dụng vào mục đích gì? (làm cảnh, nấu cao, làm thức ăn, ngâm rượu)

10. Ở nhà có những di vật về các loài này không (xương sọ, xương chi và các bộ phận khác của cơ thể)?

Bảng 3.1 Kết quả phỏng vấn người dân địa phương

Người điều tra: ... Ngày điều tra: ... Tên thợ săn: ... Tuổi: ... Địa điểm: ...

TT Tên loài

Mẫu vật Số lượng Ghi chú

Các thông tin thu được từ quá trình phỏng vấn chỉ để tham khảo hỗ trợ cho các hoạt động điều tra thực địa.

3.4.1.2 Công tác chuẩn bị - Dụng cụ chuẩn bị: Bản đồ khu bảo tồn tỷ lệ 1/25000. Máy đinh vị GPS. Địa bàn. Ống nhòm. Đèn pin + pin đèn. Máy ảnh kỹ thuật số. Lều + Bạt Dây đánh dấu.

Để điều tra hiện trạng và phân bố của quần thể thú Linh trưởng, chúng tôi đã tiến hành lập các tuyến điều tra trong khu vực nghiên cứu. Trước hết sử dụng bản đồ hiện trạng rừng kết hợp với phân bố của thảm thực vật và kết quả phỏng vấn phân chia ra các dạng sinh cảnh (ở đây đồng nghĩa với kiểu rừng theo các cách phân chia của Tiến sĩ Thái Văn Trừng (1978) khác nhau và đánh dấu trên bản đồ.Chúng tôi chia làm 3 đợt điều tra, đợt 1 từ ngày16/3/2010 đến ngày 28/3/2010, đợt 2 từ ngày 3/4/2010 đến ngày13/4/2010 đợt 3 từ ngày 15 tháng 7 năm 2010 đến ngày 20 tháng 7/2010.

Nguyên tắc lập tuyến: Dựa trên bản đồ địa hình, phân bố thảm thực vật, khảo sát thực tế, tôi tiến hành lập 13 tuyến điều tra. Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng được chia làm hai khu vực, khu vực 1 là xã Thượng Nung chúng tôi tiến hành lập 7 tuyến điều tra, khu vực 2 là xã Thần Sa chúng tôi tiến hành lập 6 tuyến điều tra và ở mỗi tuyến đều nhờ người dân địa phương dẫn đường, số tuyến điều tra được tổng hợp ở bảng 3.2 và bảng 3.3

Bảng 3.2 Tổng hợp số tuyến điều tra khu vực 1( Xã Thượng Nung đợt 01)

Tuyến số Tọa độ xuất phát

Tọa độ kết thúc Chiều dài tuyến (km) Các dạng sinh cảnh Tuyến 01 0601476/2413429 0599748/2413429

2.5km Rừng thứ sinh trên núi đá vôi, rừng nguyên sinh trên núi đá vôi Tuyến 02 0598513/2413817

0598715/2413599 5km

Rừng thứ sinh trên núi đá vôi, rừng nguyên sinh trên núi đá vôi Tuyến 03 0602718/2413486

0603813/2413772

4 km Rừng thứ sinh trên núi đá vôi, rừng nguyên sinh trên núi đá vôi

Tuyến 04 0602888/2416237

0602498/2415874 4.5 km

Rừng thứ sinh trên núi đá vôi, rừng nguyên sinh trên núi đá vôi

Rừng phục hồi sau khai thác nương rãy.

Bảng 3.3 Tổng hợp số tuyến điều tra khu vực 2 (Xã Thần Sa đợt 1)

Tuyến số Tọa độ xuất phát

Tọa độ kết thúc

Chiều dài

tuyến(km) Các dạng sinh cảnh

Tuyến 01 0592758/2410797

0592198/2410322 4.5 km

Rừng thứ sinh trên núi đá vôi, rừng nguyên sinh trên núi đá vôi

Tuyến 02

0593567/2412473

0594663/2411482 4km

Rừng thứ sinh trên núi đá vôi, rừng nguyên sinh trên núi đá vôi

Bảng 3.2 Tổng hợp số tuyến điều tra khu vực 1 ( Xã Thượng Nung đợt 2)

Tuyến số Tọa độ xuất phát

Tọa độ kết thúc Chiều dài tuyến (km) Các dạng sinh cảnh Tuyến 01 0603019/2413132 0604889/2414892 6.5km

Rừng thứ sinh trên núi đá vôi, rừng nguyên sinh trên núi đá vôi Tuyến 02 0599227/2412625

0598060/2412588 5km

Rừng thứ sinh trên núi đá vôi, rừng nguyên sinh trên núi đá vôi

Bảng 3.3 Tổng hợp số tuyến điều tra khu vực 2 (Xã Thần Sa đợt 2)

Tuyến số Tọa độ xuất phát

Tọa độ kết thúc

Chiều dài

tuyến(km) Các dạng sinh cảnh

Tuyến 01 0593212/2415439

0594210/2416156 4.5 km

Rừng thứ sinh trên núi đá vôi, rừng nguyên sinh trên núi đá vôi

Tuyến 02 0594506/2410608

0595258/2413001 4km

Rừng thứ sinh trên núi đá vôi, rừng nguyên sinh trên núi đá vôi

và rừng thứ sinh trên núi đất.

Bảng 3.2 Tổng hợp số tuyến điều tra khu vực 1 ( Xã Thượng Nung đợt 3)

Tuyến số Tọa độ xuất phát

Tọa độ kết thúc

Chiều dài

tuyến (km) Các dạng sinh cảnh

Tuyến 01 0603392/2414149 0607503/2415548

2.5km Rừng thứ sinh trên núi đá vôi, rừng nguyên sinh trên núi đá vôi

Bảng 3.3 Tổng hợp số tuyến điều tra khu vực 2 (Xã Thần Sa đợt 3)

Tuyến số Tọa độ xuất phát

Tọa độ kết thúc

Chiều dài

tuyến(km) Các dạng sinh cảnh

Tuyến 01 0593789/2409632

0593415/2409370 4.5 km

Rừng thứ sinh trên núi đá vôi, rừng nguyên sinh trên núi đá vôi

Tuyến 02 0593789/2409632

0593425/2409355 4km

Rừng thứ sinh trên núi đá vôi, rừng nguyên sinh trên núi đá vôi

Hình 3.1: Bản đồ tuyến điều tra Quan sát và ghi chép trên tuyến

Các loài thú Linh trưởng có thời điểm hoạt động kiếm ăn khác nhau. Chẳng hạn các loài Khỉ, Voọc và Vượn hoạt động kiếm ăn ngày, còn các loài Cu li hoạt động kiếm ăn đêm. Nên thời gian quan sát trên tuyến cũng được bố trí theo các pha khác nhau trong ngày, có thể quan sát ngày hoặc quan sát đêm. Đối với các loài Cu li chúng ta phải quan sát vào ban đêm, còn lại các loài Khỉ, Voọc và Vượn ta quan sát vào ban ngày.

Vận động trên tuyến nhẹ nhàng, không nói chuyện, không hút thuốc và di chuyển với tốc độ 1,5-2,5 km/giờ. Chú ý quan sát, cẩn thận lắng nghe hai bên tuyến để phát hiện con vật. Tập trung hơn vào các khu vực có nhiều khả năng xuất hiện các loài Linh trưởng.

Các ghi nhận về thú Linh trưởng thu thập thông qua quan sát trực tiếp bằng mắt thường hoặc ống nhòm, tiếng kêu và các dấu vết khác như: Dấu chân, dấu phân, dấu ăn, nơi ngủ... các thông tin quan sát trong quá trình điều tra theo tuyến được ghi vào mẫu bảng sau:

Hình 3.2 dựng lán ngủ trong rừng ( Dương Anh Tuấn)

Bảng 3.4 Kết quả điều tra thực địa

Người điều tra: ... Ngày điều tra: ... Thời tiết: ... Địa điểm điều tra: ... Tuyến điều tra: ... Chiều dài tuyến: ... Thời gian bắt đầu: ... Thời gian kết thúc: ... Sinh cảnh: ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng khu hệ thú linh trưởng khu BTTN thần sa phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 34)