Kiểu phụ rừng kín thường xanh ẩ má nhiệt đới trên đất xương xẩu đá vôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng khu hệ thú linh trưởng khu BTTN thần sa phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 52)

4.2 Phân bố thú Linh trưởng theo các dạng sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu

4.2.5 Kiểu phụ rừng kín thường xanh ẩ má nhiệt đới trên đất xương xẩu đá vôi

Kiểu rừng này chiếm 3,4% diện tích khu bảo tồn. Do phân bố ở trên những ngọn núi đá cao trên 700m, địa hình hiểm trở nên cây rừng ở đây ít hoặc chưa bị tác động. Tầng cây gỗ có hai tầng tán nhưng cũng không phân biệt rõ ràng. Tầng vượt tán có mật độ cây thưa, không kín tán. Tầng ưu thế sinh thái có mật độ cây dầy hơn, tán của chúng tạo thành tán chính của rừng nhưng nhiều chỗ cũng không kín tán. Mặt khác, do ở địa thế cao, gió mạnh, ánh sáng trực xạ nhiều với lớp nền vật chất là đá xương xẩu, khô hạn, khả năng giữ nước kém đã tạo nên những đặc trưng khác biệt về hình thái cây rừng: cây lệch tán, thân vặn vẹo cong queo, lá dày, vỏ xù xì. Ở độ cao này, tổ thành loài cây đã có những thay đổi. Nhiều loài có mặt ở đai rừng nhiệt đới (độ cao dưới 700m) đã không còn xuất hiện, thay vào đó là sự gia tăng của các loài thực vật á nhiệt đới như Re, Dẻ, Chè... Mặt khác, do địa hình dốc đứng với nền đá là chính, đất đai kiệt nước nên phần lớn cây rừng có kích thước nhỏ và thấp hơn ở đai rừng nhiệt đới. Tuy nhiên vẫn bắt gặp những cá thể có đường kính lớn gần 100cm. Tầng dưới tán gồm một số loài cây gỗ nhỏ, cây tái sinh sống xen với cây bụi. Chiều cao thường đạt 5 – 7m. Tầng thảm tươi chủ yếu là những loài dây leo và một số loài cây thân thảo như: Thuỷ giá thảo (Apluda mutica), Đấu kê thảo (Cynodon dactylon), Bạch mao (Imperata cylindrica)...

Hình 4.11 Kiểu phụ rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới trên đất xương xẩu đá vôi. ( Dương Anh Tuấn) ( Dương Anh Tuấn)

Trong quá trình khảo sát ngoài thực địa cả 3 đợt ở dạng sinh cảnh này chúng tôi chưa quan sát, bắt gặp loài Linh trưởng nào. Nhưng theo phỏng vấn thợ săn và người đi rừng thì ở dạng sinh cảnh này họ thường thấy xuất hiện các loài Khỉ Mốc (Macaca assamensis), và loài Khỉ vàng (Macaca mulatta)

theo họ thì chúng thường đi kiếm ăn ở sinh cảnh này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng khu hệ thú linh trưởng khu BTTN thần sa phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)