Giải pháp bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng khu hệ thú linh trưởng khu BTTN thần sa phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 78)

Nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên động thực vật trong khu bảo tồn cần thiết tiến hành các giải pháp chính sau đây:

1- Hoạch định mốc giới trên thực địa khu bảo tồn, cần có đại diện các cấp Tỉnh, Huyện, Xã, Thôn bản và khi cần có cả chủ rừng ở những nơi đã giao rừng và nơi bị lấn chiếm. Cứ 1Km có 1 mốc lớn có đổ bệ xi măng, xen kẽ có 1 - 2 mốc xi măng nhỏ. Những nơi cần ngăn chặn lấn chiếm có thể kết hợp đào hào sâu 1,5m, rộng 1,8m phân ranh giới. Nên loại bỏ các diện tích đã giao đất cho dân ra khỏi khu bảo tồn nếu không có kinh phí thu hồi.

Chống các áp lực bên ngoài vào khu bảo tồn nguyên vẹn nhằm giữ gìn những hệ sinh thái tự nhiên hiện còn, đặc biệt là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi để chúng tự phát triển và không bị phá hoại tiếp.

- Ổn định về cơ cấu tổ chức.

- Giữ gìn các nguồn gen động thực vật hiện có.

- Bảo tồn nội, ngoại vi kết hợp để từng bước phục hồi lại tài nguyên rừng.

- Phát triển bền vững tài nguyên rừng.

- Cải tạo môi trường rừng, tạo không gian sống cho các loài động vật.

- Xây dựng mô hình “đồng quản lý” trong công tác bảo tồn, huy động sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng.

Trong điều kiện địa hình hiểm trở, đồng bào các dân tộc ở đây còn thiếu đất, thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học để sản xuất, chưa có tập quán trồng và bảo vệ rừng, muốn giữ gìn và bảo vệ những phần rừng hiện còn và từng bước phục hồi lại các hệ sinh thái tốt nhất là: ổn định đời sống cư dân trong và xung quanh khu bảo tồn; tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.

2- Khu bảo tồn nên chủ động phối hợp với UBND Huyện sở tại và chính quyền địa phương các xã có chung ranh giới với khu bảo tồn để phối hợp cùng phòng chống cháy, bảo vệ rừng trên khu vực.

3- Tổ chức lại mạng lưới bảo vệ rừng trong nhân dân ở các xã, bảo đảm cho những nơi có nguy cơ bị tàn phá từ bên ngoài cần có người bảo vệ chuyên trách hợp lý, có chế độ đãi ngộ phù hợp. Tiến hành điều tra giám sát động, thực vật và thảm thực vật bằng 3 phương pháp: ô tiêu chuẩn, tuyến điều tra 2 km và chụp ảnh định vị với định kỳ 3 tháng 1 lần. Ở những khu vực nhạy cảm như khu vực khai thác gỗ lậu, làm nương rẫy, khu vực săn bắt, đặt bẫy chim

thú… mỗi tháng giám sát 1 lần để sớm phát hiện và có những giải pháp cụ thể giảm thiểu những tác nhân gây hại, tiến tới giải quyết toàn diện những tác nhân này.

4- Quy hoạch và chuyển dân di cư tự do lấn chiếm vào rừng ra khỏi ranh giới khu bảo tồn về các xóm cũ có hỗ trợ kinh phí di chuyển.

5- Thực hiện giao ban về tình hình rừng theo tuần lễ giữa các trạm kiểm lâm liền nhau thông qua việc đi tuần tra trên các tuyến tuần tra quy định.

6- Phối hợp với địa phương, nâng cấp và sửa chữa đường vào các trạm bảo vệ nhằm tăng cường cơ động bảo vệ rừng.

7- Về phương tiện làm việc và nhân lực tại các trạm kiểm lâm:

- Bảo đảm mỗi trạm kiểm lâm có tối thiểu 4 chiến sỹ, trạm trưởng là kỹ sư chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng hay kỹ sư lâm sinh.

- Phương tiện: Mỗi trạm nhất thiết phải có 1 điện thoại cố định kéo dài tốt để liên lạc trong phạm vi công tác, có 1 súng quân dụng, 1 bình xịt gây mê,1 roi điện, 1 - 2 khoá. Mỗi trạm có 1 bộ dụng cụ chống cháy rừng tối thiểu 15 dao phát, 10 xẻng, 10 cuốc, 1 kẻng báo cháy, 1 bình cứu hoả phòng cứu người, mỗi trạm có 1 tủ thuốc chữa bệnh thông thường có 1 xe máy tốt để cơ động. Mỗi trạm phải có bộ bản đồ khu vực, có 1 địa bàn, 1ống nhòm, 1 thước dây vải, 1 thước kẹp kính, 1 sổ tay điều tra, 1 quyển nhật ký giao ban hàng ngày và các văn bản hướng dẫn, nội qui công tác.

8- Cơ quan Hạt Kiểm lâm: Tổ chức gọn nhẹ, không chia tổ mà phân công trách nhiệm cá nhân cho mảng công việc: Kỹ thuật lâm sinh, Phòng chống cháy và sâu bệnh, Địa chính, Pháp chế, Hành chính đời sống, Kế toán. Cán bộ ở cơ quan Hạt phải có trình độ đại học Quản lý bảo vệ Tài nguyên

rừng trở lên và phải đảm nhận làm được từ 2 công việc trở lên để giảm biên chế hành chính. Hạt kiểm lâm cần 1 hạt trưởng, 1 hạt phó.

9- Hoàn thiện hệ thống bảng (Xây hay đổ bằng bê tông) thông báo nội quy ra vào khu bảo tồn ở các đường chính từ các thôn, bản quanh khu bảo tồn đi lên rừng (Mỗi thôn, bản 1- 2 bảng). Làm các biển báo nhắc nhở cấm chặt phá, phòng lửa rừng (200 biển tôn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng khu hệ thú linh trưởng khu BTTN thần sa phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 78)