- Hoàn thiện chính sách đầu tư cho hoạt động của BQL, tạo điều kiện về kinh phí để Ban quản lý của khu bảo tồn. Xây dựng chương trình giám sát tài nguyên động, thực vật của khu bảo tồn, đặc biệt là những loài quý hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen và giá trị kinh tế cao, đồng thời xây dựng bộ cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học cho khu bảo tồn.
- Xây dựng một cơ chế chính sách về định canh định cư, ổn định cuộc sống cho người dân sống trong khu bảo tồn.
- Hoàn thiện chương trình giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn cụ thể là bảo tồn đa dạng sinh học đối với cộng đồng dân cư địa phương. Một vấn đề rất quan trọng là giáo dục cho người dân đang sống trong các khu vực hiểu rõ được vai trò, vị trí của các khu vực này trong khu bảo tồn. Vai trò, nhiệm vụ và quyền lợi của họ đối với các khu vực mà họ đang sống. Qua đó làm cho họ thấy được những hoạt động sống của họ có lợi, hại và có hay không việc vi phạm pháp luật hiện hành đối với một khu bảo tồn thiên nhiên. Một điều quan trọng hơn là làm cho họ hiểu chính xác ranh giới giữa phần đất họ được quyền sử dụng và đất của phân khu trong khu bảo tồn, giúp họ không vi phạm vào diện tích đất của khu bảo tồn.
Chương 5
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
1- Tại KBTTN Thần Sa- Phương Hoàng, tôi đã ghi nhận được 7 loài thú Linh trưởng từ các nguồn thông tin khác nhau. Trong đó, có 2 loài quan sát trực tiếp, 2 loài ghi nhận được từ mẫu vật và 3 loài qua điều tra phỏng vấn. 2- Đã xác định và mô tả được các dạng sinh cảnh đó là:
+ Kiểu phụ rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới trên đất xương xẩu đá vôi. + Kiểu phụ trảng cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới trên đất xương xẩu núi đá vôi.
+ Kiểu phụ trảng cây to, cây bụi, khô nhiệt đới trên núi đất.
+ Kiểu phụ rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới trên đất xương xẩu núi đá vôi.
+ Kiểu phụ rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới trên đất xương xẩu núi đá vôi.
+ Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất.
3- Xác định khu vực phân bố của hai loài Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) và Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi), đồng thời thể hiện trên bản đồ phân bố các loài thú Linh trưởng tại Khu vực nghiên cứu.
4- Thể hiện sự phân bố các loài Linh trưởng của khu vực trên bản đồ căn cứ vào quan sát thực tế và thông tin từ người dân.
5- Đề tài đã đánh giá được giá trị của thú Linh trưởng, dựa vào sách đỏ Việt Nam 2007, và Nghị định 32/2006/NĐ- CP.
6- Thú Linh trưởng của khu vực có giá trị khoa học và trị bảo tồn cao, cả 7 loài đều có tên trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007, và Nghị định 32/2006/NĐ- CP, trong đó 2 loài ở cấp CR (Rất nguy cấp) 2 loài ở cấp EN
(Nguy cấp) và 3 loài ở cấp VU (Sẽ nguy cấp), 3 loài thuộc Phụ lục IIB, 4 loài thuộc Phụ lục IB.
7- Các mối đe dọa chính đến đa dạng sinh học của KBTTN Thần Sa – Phượng Hoàng là:
+ Săn bắt động vật hoang dã (súng và bẫy) + Khai thác gỗ
+ Phá rừng làm nương rẫy + Cháy rừng
+ Chăn thả gia súc tự do
+ Các hoạt động khác ( đào đãi vàng, xây dựng nhà cửa….)
Trong đó, khai thác gỗ và săn thú bằng súng là 2 mối đe dọa ảnh hưởng nghiêm trọng đến quần thể thú Linh trưởng trong Khu bảo tồn.
8 - Đã xây dựng bản đồ phân cấp mức độ đe dọa đối với các loài động vật hoang dã nói chung và thú Linh trưởng nói riêng của khu vực.
9 - Đã đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu các mối đe dọa, và các giải pháp Bảo tồn thú Linh trưởng tại KBTTN Thần Sa – Phượng Hoàng.
5.2 Tồn tại
- Do kinh nghiệm điều tra thực địa và nhân lực hạn chế, diện tích khu vực lớn, địa hình phức tạp nên chưa khảo sát hết được toàn bộ Khu bảo tồn.
5.3 Kiến nghị
- Để có kết quả đầy đủ hơm cần có thêm những cuộc điều tra về các loài động vật hoang dã nói chung và các loài thú Linh trưởng nói riêng trong toàn khu vực.
- Tăng cường số lượng cán bộ quản lý cũng như lực lượng kiểm lâm của khu bảo tồn.
- Đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý, đặc biệt cán bộ phòng Khoa học của Ban quản lý có được một số cán bộ có trình độ Thạc sỹ để triển khai và quản lý tốt các dự án đầu tư vào lĩnh vực chuyên môn sâu về tài nguyên động, thực vật quí hiếm của khu bảo tồn.
- Tăng cường các trang thiết bị cần thiết cho lực lượng Kiểm lâm - Ủng hộ và tạo điều kiện về kinh phí để Ban quản lý của khu bảo tồn, xây dựng chương trình giám sát tài nguyên động, thực vật của khu bảo tồn, đặc biệt là tình trạng của những loài quý hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen và giá trị kinh tế cao, đồng thời xây dựng bộ cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học cho khu bảo tồn. - Đẩy mạnh hơn nữa chương trình giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn cụ thể là bảo tồn đa dạng sinh học đối với cộng đồng dân cư địa phương. Một vấn đề rất quan trọng là giáo dục cho người dân đang sống trong các khu vực hiểu rõ được vai trò, vị trí của các khu vực này trong khu bảo tồn. Vai trò, nhiệm vụ và quyền lợi của họ đối với các khu vực mà họ đang sống. Qua đó làm cho họ thấy được những hoạt động sống của họ có lợi, hại và có hay không việc vi phạm pháp luật hiện hành đối với một khu bảo tồn thiên nhiên. Một điều quan trọng hơn là làm cho họ hiểu chính xác ranh giới giữa phần đất họ được quyền sử dụng và đất của phân khu trong khu bảo tồn, giúp họ không vi phạm vào diện tích đất của khu bảo tồn.
- Đẩy mạnh hơn nữa các dự án phát triển kinh tế xã hội cho người dân sống ở các khu vực, cụ thể đối với người dân vùng lõi và vùng đệm chăn nuôi một số loài động vật có giá trị kinh tế cao. Trồng và phát triển thêm một số loài thực vật như cây làm thuốc, cây ăn quả... để nâng cao thu nhập kinh tế cho các gia đình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2007), Sách Đỏ Việt Nam - Phần Động vật, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ- CP, ngày 30/3/2006 của Thủ tướng chính phủ về: Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, Hà Nội.
3.
4.
Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009), Phân loại học lớp thú (Mamamlia), Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
Lê Hiền Hào, ( 1994). Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam, tập 1.Nxb khoa
học và kỷ thuật. Hà Nội.
5. Đỗ Quang Huy, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Đồng Thanh Hải, Nguyễn Đắc Mạnh (2009), Đa dạng sinh học, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội
6. Đỗ Quang Huy (1997), Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ thú linh trưởng
Việt Nam. (Luận văn thạc sỹ lâm nghiệp, Đại học Lâm nghiệp), Hà
Tây.
7. Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh và Phạm Trọng Ảnh (2009), Động vật chí Việt Nam-Phần lớp thú, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
8. Nguyễn Thi Tuyết Mai (1999), Tính đa dạng khu hệ thú, ảnh hưởng của con người và các giải pháp quản lý tài nguyên thú rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha- Quảng Bình. Luận văn thạc sỹ khoa học
Lâm nghiệp, Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
9. Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng (2002), Sổ tay ngoại nghiê ̣p nhận diê ̣n thú khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, Nxb Lao động xã hội, Hà Nô ̣i.
10. Phạm Nhật (2002), Thú Linh trưởng của Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Thần Sa - Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Chi cục
kiểm lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên.
12. Phaula & Florab internatioal (2000) Tình trạng bảo tồn linh trưởng Việt Nam, Hà Nội.
13. Richard B, Primack (1999). Cơ sở sinh học bảo tồn (bản dịch và biên soạn lại của Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng), Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
14. Đào Văn Tiến, 1985. Khảo sát thú miền Bắc Việt Nam. Nxb, KHKT, Hà
Nội: 195-247.
15. Traffic và Cục kiểm lâm (2000) Nhận dạng động vật hoang dã bị buôn bán, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
16. Thái Văn Trừng (1978) Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
17. Viện ĐTQHR (2000) Báo cáo tổng kết chương trình theo dõi và đánh giá diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn (1996 – 2000), Hà Nội.
Phụ biểu 01. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
stt Ngày/tháng/năm Nội dung công việc Người thực hiên Ghi
chú
1
05/3/2010 Gặp thầy giáo phổ biến đề cương thực tập
Học viên Dương Anh Tuấn thầy Đồng Thanh Hải 2 06 - 13/3/2010 Viết đề cương chi tiết Dương Anh Tuấn 3 14/3/2010 Gặp thầy giáo sửa đề
cương chi tiết lần 1
Dương Anh Tuấn
4
16/3-18/3/2010 Chuẩn bị dụng cụ, các vật dụng liên quan cho
thực tập
Dương Anh Tuấn
5 17/3/2010 Di chuyển đến địa điểm thực tập
Dương Anh Tuấn
6 18/3/2010 Làm việc với ban quản lý KBTTN
Dương Anh Tuấn
7 18/3/2010 đến 28/3
Bắt đầu tiến hành điều tra ngoại nghiệp
Dương Anh Tuấn
8 28/3 đến 1/4 Xử lý số liệu và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp
Dương Anh Tuấn
9
2/4/2010 Gặp thầy giáo sửa báo cáo lần 1
Dương Anh Tuấn và thầy giáo hướng dẫn
10 3/4/2010 đến 13/4
Điều tra ngoại nghiệp lần 2
Dương Anh Tuấn
stt Ngày/tháng/năm Nội dung công việc Người thực hiên Ghi chú
cáo thực tập tốt nghiệp 12 16/4/2010 Gặp thầy giáo sửa báo
cáo lần 2
Dương Anh Tuấn và thầy hướng dẫn 13 17/4/2010 đến
13/7
Xử lý số liệu và sửa báo cáo
Dương Anh Tuấn
14 15/7 đến 20/7 Điều tra ngoại nghiệp lần 3
Dương Anh Tuấn
15 22/7/2010 đến 30/8
Xử lý số liệu và sửa báo cáo
Dương Anh Tuấn
16 1/9 đến 15/9/2010
Gặp thầy sửa báo cáo và nộp báo cáo
Dương Anh Tuấn và Thầy hướng dẫn
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá tính đa dạng khu hệ thú Linh Trưởng tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng - Thái Nguyên” ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của Khoa sau đại học , trường Đại học Lâm nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Tiến sỹ Đồng Thanh Hải, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này.
Ngoài ra, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của tập thể Cán bộ nhân viên PHÂN VIỆN ĐTQHR TÂY BẮC BỘ và tập thể cán bộ nhân viên Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng - Thái Nguyên, cán bộ hạt Kiểm lâm Võ Nhai. Ủy ban nhân dân các xã Thượng Nung, Thần Sa, Vũ Chấn, và nhân dân địa phương tại khu vực nghiên cứu và bạn bè. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, của tôi đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi cả về tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành đề tài này.
Đến nay, đề tài đã hoàn thành. Cho phép tôi được bày tỏ lòng trân trọng cảm ơn sâu sắc tới toàn thể sự giúp đỡ quý báu đó.
Do thời gian nghiên cứu cũng như trình độ bản thân còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin cam đoan số liệu trong đề tài là số liệu thu thập thực tế, nếu có sai sót gì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2010
Học viên thực hiện
MỤC LỤC
Trang
ĐĂT VẤN ĐỀ ... 1
Chương 1 ... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3
1.1 Đặc điểm chung của thú bộ Linh trưởng (Primates) ở Việt Nam ... 3
1.2 Phân loại học Linh trưởng ở Việt Nam ... 4
1.3 Phân bố Linh trưởng Viê ̣t Nam ... 6
1.4 Tình trạng các loài Linh trưởng Việt Nam ... 9
1.5 Khu hệ thú, Linh trưởng ... 10
1.6 Các mối đe dọa đối với khu hệ thú Linh trưởng ... 10
1.6.1. Ở Việt Nam ... 10
1.6.2 Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng ... 13
Chương 2 ... 14
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI ... 14
2.1 Điều kiện tự nhiên ... 14
2.1.1 Vị trí địa lý ... 14
2.1.2 Địa hình, địa chất và thổ nhưỡng ... 14
2.1.3 Khí hậu thủy văn ... 15
2.2 Về điều kiện dân sinh kinh tế xã hội ... 16
2.2.1 Dân số, lao động và dân tộc ... 16
2.2.2 Thực trạng kinh tế ... 17
2.2.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng xã hội ... 17
2.3 Đặc điểm đa dạng sinh học ... 18
2.4 Đa dạng thảm thực vật ... 19
2.5 Đa dạng hệ động vật ... 19
Chương 3 ... 21
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG ... 21
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 21
3.1 Mục tiêu ... 21
3.2 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ... 21
3.3 Nội dung ... 21
3.4 Phương pháp ... 21
3.4.1 Phương pháp điều tra thành phần loài ... 21
3.4.2 Phân chia sinh cảnh và xác đinh phân bố của các loài ... 29
3.4.3. Các mối đe doạ ... 30
3.4.4 Đánh giá các mối đe dọa ... 31
3.4.5. Đánh giá giá trị của thú Linh trưởng tại khu vực nghiên cứu ... 32
3.4.6. Phương pháp nội nghiệp ... 32
Chương 4 ... 33
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ... 33
4.1 Thành phần khu hệ thú Linh trưởng ... 33
4.2 Phân bố thú Linh trưởng theo các dạng sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu ... 40
4.2.2 Kiểu phụ rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới trên đất xương xẩu núi đá vôi.
... 42
4.2.3 Kiểu phụ trảng cây to, cây bụi, khô nhiệt đới trên núi đất. ... 44
4.2.4 Kiểu phụ trảng cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới trên đất xương xẩu ... 45
núi đá vôi. ... 45
4.2.5 Kiểu phụ rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới trên đất xương xẩu đá vôi. ... 46
4.2.6 Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất ... 47
4.3 Xác định, đánh giá các mối đe dọa đối với khu hệ thú Linh trưởng trong khu vực nghiên cứu ... 52
4.3.1 Các mối đe dọa ... 52
4.3.2 Đánh giá các mối đe dọa ... 63
4.4 Đánh giá giá trị của thú Linh trưởng trong khu vực nghiên cứu ... 66
4.4.1 Giá trị về sinh thái ... 66
4.4.2 Giá trị về nguồn gen ... 67
4.4.3 Giá trị về kinh tế: ... 69
4.5 Đề xuất một số giải pháp cho bảo tồn khu hệ thú Linh trưởng... 70
4.5.1 Giải pháp bảo vệ rừng ... 70
4.5.2 Giải pháp phục hồi sinh thái ... 73
4.5.3 Giải pháp về kinh tế xã hội ... 76
4.5.4 Giải pháp về khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế ... 78
4.5.5 Giải pháp về cơ chế chính sách ... 79
Chương 5 ... 80
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ... 80
5.1 Kết luận ... 80
5.2 Tồn tại ... 81
5.3 Kiến nghị ... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 83
PHỤ LỤC ... 85