.Vai trò của ngân hàng chính sách xã hội trong xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 26)

Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, có nguyên nhân cơ bản và chủ yếu là do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Vốn, kĩ thuật, kiến thức làm ăn là chìa khóa để thoát nghèo. Do không đáp ứng đủ vốn nhiều người rơi vào vòng luẩn quẩn, làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, vay nặng lãi, cầm cố ruộng đất mong được đảm bảo cuộc sống tối thiểu h ng ngày, nhưng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe dọa. Mặt khác do thiếu kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi mới tư duy làm ăn, bảo thủ với phương thức làm ăn truyền thống, sản phẩm sản xuất ra kém hiệu quả. Thiếu kiến thức và kỹ thuật là lực cản làm hạn chế tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Khi giải quyết được vốn cho người nghèo có tác động hiệu quả thiết thực.

* Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói

Người nghèo đói do nhiều nguyên nhân như: Già yếu, ốm đau, không còn sức lao động, do đông con, do mắc tệ nạn xã hội, do lười lao động, do thiếu kiến thức làm ăn sản xuất kinh doanh, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, do không được đầu tư, do thiếu vốn… Trong thực tế ở nông thôn Việt Nam bản chất của những người nông dân là cần c chịu khó tiết kiệm, nhưng nghèo đói là do không có vốn để tổ chức sản xuất, tổ chức kinh doanh hợp lý. Vì vậy, vốn đối với họ là điều kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên gi p họ vượt qua khó khăn để thoát kh i nghèo đói. Khi có vốn trong tay, với bản chất cần c chịu khó của người nông dân, b ng chính sức lao động của bản thân và gia đình họ có điều kiện mua sắm vật tư, phân bón,

cây con giống để tổ chức sản xuất thực hiện thâm canh tạo ra năng xuất và sản phẩm hàng hóa cao hơn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

* Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, hiệu quả hoạt động kinh tế được nâng cao:

Những người nghèo đói do hoàn cảnh bắt buộc để tiếp tục duy trì cuộc sống họ b ng lòng đi vay nặng lãi với mức lãi suất cao, đây chính là động lực đầu tiên gi p họ vượt qua khó khăn để thoát kh i nghèo đói. Khi có vốn trong tay, với bản chất cần c chịu khó của người nông dân, b ng chính sức lao động của bản thân và gia đình họ có điều kiện mua sắm vật tư, phân bón, cây con giống để tổ chức thực hiện sản xuất thâm canh tạo ra năng suất và sản phẩm hàng hóa cao hơn, tăng thu nhập hoặc để chi d ng cho sản xuất hoặc để duy trì cho cuộc sống họ. Chính vì thế nguồn vốn tín dụng đến tận tay người nghèo với số lượng khách hàng lớn thì các chủ cho vay nặng lãi s không có thị trường hoạt động.

* Giúp người nghèo nâng cao với kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh:

Cung ứng vốn người nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tư cho sản xuất kinh doanh để xóa đói giảm nghèo thông qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi đã bắt buột người vay phải có tính toán để hiệu quả kinh tế cao. Để làm được điều đó họ phải học h i, tìm tòi, sáng tạo trong lao động sản xuất, tích lũy kinh nghiệm. Sản phẩm làm ra được trao đổi trên thị trường làm cho họ tiếp cận được với nền kinh tế thị trường một cách trực tiếp.

* Góp phần trực tiếp vào cơ cấu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện lại phân công lao động trên xã hội.

Với nền kinh tế thị trường, đòi h i phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất. Điều này đòi h i phải có một lượng lớn vốn thực hiện được khuyến nông, lâm, ngư…những người nghèo phải được đầu tư vốn mới có khả năng thực hiện được. Như vậy, thông qua công tác tín dụng đẩu tư cho những người nghèo, đã trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nông thôn, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong

nông nghiệp đã góp phần trực tiếp vào cơ cấu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện lại phân công lao động trên xã hội.

* Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới

Xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp các ngành. Tín dụng cho người nghèo thông qua các qui định về mặt nghiệp vụ, cụ thể của nó như việc bình xét công khai những người được vay vốn, việc thực hiện các tổ tiết kiệm và vay vốn, tạo ra sự tham gia phối hợp chặt ch giữa các đoàn thể chính trị xã hội, của cấp ủy, của chính quyền đã có tác dụng:

- Tăng cường hiệu lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế ở địa phương.

- Tạo ra sự gắn bó giữa hội viên, đoàn viên với các tổ chức hội, đoàn thể của mình thông qua việc hướng dẫn gi p đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế gia đình, quyền lợi tổ chức hội thông qua việc vay vốn.

- Thông qua các tổ chức tương trợ tạo điều kiện để những người vay vốn có hoàn cảnh gần gũi, nêu cao tính tương thân tương ái, gi p đỡ lẩn nhau tăng cường tình làng, nghĩa xóm tạo niềm tin ở dân đối với Đảng, Nhà nước.

Kết quả phát triển kinh tế đã làm thay đổi đời sống kinh tế ở nông thôn, an ninh trật tự, an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế những mặt tiêu cực tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn.

1.1.6. Vai trò các tổ chức chính trị xã hội trong công cuộc xóa đói giảm nghèo

Xóa đói, giảm nghèo nói riêng và giải quyết các vấn đề xã hội nói chung được Đảng Cộng sản Việt Nam đặt trong mối quan hệ phát triển kinh tế. Đó là chăm lo phát triển kinh tế đồng thời phải ch trọng giải quyết những vấn đề xã hội, đảm bảo công b ng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí và sức kh e nhân dân (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1992). Với quan điểm chuyển từ cách trợ gi p b ng bao cấp sang giáo dục, thuyết phục, kiềm cặp, hỗ trợ để người nghèo c ng cộng đồng tự chủ vươn lên làm ăn khá gi i. Đảng ta chủ trương đổi mới và phát huy vai trò của các đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cụ thể là xây dựng Hội Nông dân đáp ứng yêu cầu trong xây dựng nông thôn mới. Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu

chiến binh dựa theo chức năng của tổ chức mình thực hiện vận động, tổ chức hội viên, đoàn viên thi đua làm giàu, gi p đỡ tương trợ người nghèo về vốn, kinh nghiệm sản xuất, xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án ph hợp với điều kiện từng v ng, từng địa bàn, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1993). Như vậy, Đảng đã nêu r yêu cầu về đổi mới các tổ chức chính trị - xã hội cũng như xác định r chức năng, nhiệm vụ của tổ chức chính trị - xã hội trong tham gia xóa đói, giảm nghèo bao gồm tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân tham gia xóa đói, giảm nghèo, gi p đỡ, hỗ trợ vốn, kinh nghiệm sản xuất cho người nghèo và tham gia xây dựng, thực hiện các chương trình dự án liên quan đến xóa đói, giảm nghèo.

Chương trình xóa đói, giảm nghèo được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, một chương trình quốc gia độc lập với hệ thống giải pháp tổng thể và được triển khai trên phạm vi toàn quốc nh m tập trung nguồn lực cho xóa đói, giảm nghèo. Trong quá trình triển khai nghị quyết Đại hội, trên cơ sở tổng kết thực ti n công tác xóa đói, giảm nghèo, Đảng ta bổ sung chức năng các tổ chức chính trị - xã hội, đó là tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo nghề và y tế phục vụ người nghèo. Đồng thời chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức chính trị - xã hội đã được Đảng xác định r ràng hơn trong mối quan hệ với các bộ phận của hệ thống chính trị trong xóa đói, giảm nghèo: Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cần phát huy tốt vai trò của mình, phối hợp với cấp ủy, chính quyền tổ chức thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, trực tiếp hỗ trợ các thành viên của mình thoát kh i đói nghèo (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1997). Như vậy, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội là vai trò đồng chủ thể phối hợp với chủ thể Nhà nước trong tham gia quản lý chương trình xóa đói, giảm nghèo.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó quy định nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội nói chung, xóa đói, giảm nghèo nói riêng. Nhiệm vụ của Mặt trận là tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,

giám sát hoạt động cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; c ng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Trách nhiệm và quyền hạn của Mặt trận là tham gia tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phối hợp tham gia với cơ quan nhà nước tổ chức cuộc vận động các phong trào thi đua yêu nước, vận động nhân dân đoàn kết, gi p đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội; tham gia với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân c ng cấp tổ chức vận động nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở; tổng hợp nghiên cứu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1999).

1.2. Ho t động t n dụng củ Ngân hàng Chính sách X hội

1.2.1. Khái niệm

1.2.1.1. Tín dụng ngân hàng

Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả.

Tính chất của tín dụng : Tín dụng truớc hết là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác chứ không làm thay đổi quyền sở hữu ch ng. Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải đuợc “hoàn trả” ; Giá trị của tín dụng không những đuợc bảo tồn mà còn đuợc nâng cao nhờ lợi tức tín dụng.

Tín dụng là mối quan hệ vay mượn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn đó s được hoàn lại vào một ngày nhất định trong tương lai.

Như vậy, quan hệ tín dụng phải th a mãn những đặc trưng sau: Thứ nhất, là quan hệ chuyển nhượng mang tính chất tạm thời. Thứ hai, tính hoàn trả. Thứ ba, quan hệ tín dụng dựa trên sự tin tưởng giữa người đi vay và người cho vay. Từ các khái niệm trên cho thấy bản chất tín dụng là một giao dịch về tiền hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền dựa trên cơ sở có khả năng hoàn trả. Cơ sở để quyết định một khoản tín dụng là lòng tin của chủ nợ về khả năng thanh toán của con nợ, là sự tín

nhiệm, tin tuởng lẫn nhau.Trong đó, hành động hoàn trả là đặc trưng bản chất của tín dụng, là dấu hiệu tiêu biểu để phân biệt tín dụng với các dạng hỗ trợ tài chính không phải hoàn trả gốc và lãi.Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, các tổ chức và cá nhân đựơc thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn b ng tiền và cho vay (Cấp tín dụng) đối với các đối tuợng nói trên. Tín dụng ngân hàng có thể mở rộng cho mọi đối tượng trong xã hội, nó có thể xâm nhập vào các ngành, với nhiều loại hình và quy mô hoạt động lớn, vừa và nh , không những xâm nhập vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà còn xâm nhập vào nhiều lĩnh vực như dịch vụ, đời sống. Tính dụng ngân hàng có tác dụng rất lớn trong việc th c đẩy sự phát triển của nền kinh tế, xã hội.

1.1.2.2. Tín dụng Ngân hàng Chính sách Xã hội

Tín dụng chính sách là công cụ tài chính quan trọng, là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của chính phủ để thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. NHCSXH đuợc nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện chương trình tín dụng cho vay ưu đãi đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

1.2.2. Đặc điểm tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội

- Ngân hàng chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

- Khách hàng là những hộ gia đình nghèo, các đối tượng chính sách gặp khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống không đủ điều kiện để vay vốn từ các ngân hàng thương mại, các đối tượng sinh sống ở những xã thuộc v ng khó khăn (theo quyết định số 30/2007/QĐ- TTg ngày 05/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ).

- Lãi suất cho vay ưu đãi cho từng chương trình theo chỉ định của Chính phủ. - Mức vay theo quy định của hội đồng quản trị và khả năng đáp ứng của nguồn vốn từng thời kỳ của Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Phương thức cho vay: NHCSXH thực hiện phương thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức Đoàn thể chính trị xã hội gồm Hội nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; thực hiện ủy nhiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn với thủ tục đơn giản, người vay

không phải thế chấp tài sản, người vay được nhận vốn vay, trả nợ trả lãi, gửi tiết kiệm ngay tại các diểm giao dịch xã.

1.2.3. Đối tượng phục vụ của Ngân hàng Chính sách Xã hội

Theo quyết định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác thì đối tượng phục vụ của ngân hàng chính sách xã hội là người nghèo và các đối tượng chính sách khác gồm:

- Hộ nghèo.

- Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.

- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ).

- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;

- Các đối tượng kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền n i và chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền n i, v ng sâu, v ng xa (chương trình 135).

- Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

1.3. Hiệu quả t n dụng t i Ng n h ng Ch nh s ch X hội

1.3.1. Khái niệm hiệu quả tín dụng

Hiệu quả tín dụng là một trong những biểu hiện hiệu quả về mặt kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, nó phản ánh chất lượng của các hoạt động tín dụng ngân hàng. Đó là khả năng cung ứng vốn tín dụng ph hợp với yêu cầu phát triển của các mục tiêu kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng đảm bảo nguyên tắc hoàn trả nợ vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 26)