Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 75)

2.4.2.1. Hạn chế

Tất cả hộ nghèo và các đối tượng chính sách vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn vay của Ngân hàng, cụ thể năm 2011 có 60,42% hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn; năm 2016 có khoảng 91% hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận vốn vay của Ngân hàng. Nguyên nhân làm cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách vẫn chưa tiếp cận được vốn vay từ NHCSXH là do họ không biết nhà nước có hỗ trợ vốn cho người nghèo hoặc những hộ gia đình không đủ điều kiện vay vốn,…

Từ năm 2011 đến năm 2016 tại Chi nhánh thì dư nợ cho vay chiếm trên 90% trong tổng nguồn vốn nên muốn mở rộng hoạt động cho vay thì Ngân hàng cần phải huy động được nguồn vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn cho vay tại Ngân hàng trong khoảng thời gian này chủ yếu từ nguồn vốn cấp phát của trung ương, do đó trong điều hành hoạt động cho vay tại địa phương thường bị động về nguồn vốn. Từ đó, làm ảnh hưởng đến tính chủ động thực hiện và tiến độ mở rộng dư nợ tại Chi nhánh. Vốn tín dụng ưu đãi đã tăng trưởng ở mức cao trong những năm gần đây, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, vẫn còn tình trạng cho vay dàn trải, cho vay món nh , mang tính “cào b ng”, mức cho vay thực tế bình quân đối với các hộ nghèo tăng nhưng còn thấp, một bộ phận hộ nghèo chưa tiếp cận với vốn tín dụng ưu đãi.

Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách gặp nhiều rủi ro do tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có tính chất khách quan, nên Ngân hàng cần có cơ chế xử lý rủi ro ph hợp để tránh thất thoát vốn nh m đảm bảo sự bền vững của chính sách tín dụng ưu đãi.

Chủ yếu nợ quá hạn của Ngân hàng là các khoản nợ do hoạt động ủy thác cho vay các tổ chức chính trị xã hội. Do đó, cần có sự phối hợp tốt giữa Ngân hàng và tổ chức chính trị xã hội trong việc thẩm định hồ sơ và ra quyết định cấp tín dụng để tránh rủi ro trong việc thu hồi nợ vay sau này. Cụ thể, hoạt động cho vay của Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên dư nợ cho vay không cao nhưng dư nợ quá hạn khá cao. Ngoài ra hoạt động cho vay xuất khẩu lao động có dư nợ thấp trong tổng dư nợ cho vay nhưng lại tạo ra nợ quá hạn quá cao. Vai trò kiểm soát, giám sát cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách của các cấp, các ngành ở địa phương còn hạn chế, cơ chế giám sát cho vay đối với hộ nghèo chưa được cụ thể. Tính ràng buộc vật chất, liên đới pháp lý đối với ban xóa đói giảm nghèo xã, thị trấn chưa cụ thể cho nên việc phối hợp trong thu nợ, thu lãi vay gặp nhiều khó khăn.

Quy chế cho vay được ban hành và tổ chức thực hiện đảm bảo nợ vay đảm bảo đầy đủ các yếu tố pháp lý chặt ch . Tuy nhiên, các quy định về chế tài tín dụng chưa thật sự có hiệu quả. Cần có quy định xử lý mạnh m các trường hợp khó đòi để lập

lại trật tự, tránh tâm lý sợ trách nhiệm trong xem xét đề nghị cho hộ nghèo vay vốn. Hoạt động của Ngân hàng ngày càng mở rộng, lượng khách hàng giao dịch ngày càng đông, khối lượng công việc phát sinh ngày càng nhiều nhưng lực lượng cán bộ điều hành tác nghiệp vẫn chưa phát huy được sức mạnh của tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, tổ Tiết kiệm và vay vốn cho nên để công việc điều hành trôi chảy nên hầu hết các cán bộ phải làm thêm giờ kể cả một số ngày nghỉ trong tuần mỗi khi vào đợt triển khai các yêu cầu nhiệm vụ do Ngân hàng cấp trên chỉ đạo.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên

 Xuất phát từ bản thân của người vay vốn

Bản thân hộ nghèo và các đối tượng chính sách nhận được sự hỗ trợ vốn từ Ngân hàng thông qua các tổ chức chính trị xã hội như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, giống như nhà nước trợ cấp vốn cho người nghèo nên họ nghĩ không cần thực hiện việc hoàn trả. Ngoài ra hộ nghèo vay vốn để xản xuất kinh doanh, họ thiếu kiến thức về khuyến nông, khuyến ngư,… nên sản xuất không hiệu quả. Ngoài ra, khi nhận được sự hỗ trợ vốn, các hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn tới gặp khó khăn trong việc hoàn trả nợ vay.

Ngoài ra, do bản thân các hộ nghèo không đủ điều kiện để được vay vốn như mất khả năng lao động, không có đất đai canh tác,… nên từ đó ảnh hưởng đến việc tài trợ vốn vay của Ngân hàng. Do đó, toàn bộ các hộ nghèo ở địa phương không thể tiếp cận vốn vay. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng mở rộng doanh số cho vay, mở rộng dư nợ vay của Ngân hàng.

 Xuất phát từ các tổ chức chính trị xã hội và tổ tiết kiệm và vay vốn

Các tổ chức chính trị xã hội chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin liên quan đến việc hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo và gia đình chính sách tại địa phương.

Tổ chức chính trị xã hội và tổ tiết kiệm và vay vốn chính là người trực tiếp đứng ra cho vay, thu nợ,… nên đòi h i nhân viên trong các tổ chức này cần phải có những kiến thức chuyên môn liên quan tới nghiệp vụ cho vay, giám sát khoản vay,

cũng như những kiến thức cơ bản để hướng dẫn người vay vốn thực hiện đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu nhập để trong tương lai thực hiện hoàn trả nợ cho Ngân hàng

 Xuất phát từ bản thân Ngân hàng

Do nguồn vốn cho vay tại Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn từ trung ương cấp, còn nguồn vốn tại địa phương huy động được chỉ chiếm một tỷ trọng nh . Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng doanh số cho vay, mở rộng dư nợ vay tại Chi nhánh.

Dư nợ cho vay tại Ngân hàng chủ yếu thông qua hoạt động ủy thác nhưng do chưa có sự phối hợp tốt giữa Ngân hàng và các tổ chức chính trị xã hội trong việc xét duyệt, quyết định tài trợ vốn cho hộ nghèo và đối tượng chính sách nên tạo ra những khoản nợ quá hạn làm thất thoát, thiệt hại về vốn của Ngân hàng.

Mỗi chương trình cho vay thì Ngân hàng khống chế số tiền cho vay tối đa và thời hạn cho vay tối đa. Tuy nhiên, mức cho vay có thể không đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay thực tế của hộ nghèo và các đối tượng chính sách, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay tại Ngân hàng. Thời hạn cho vay quá ngắn nên khách hàng không thể thực hiện việc hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng từ đó s tạo ra những khoản nợ quá hạn trong cho các chương trình cho vay.

Kết luận chƣơng 2

Trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2016, nhìn chung hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre mang lại hiệu quả, điều này thể hiện ở chỗ nhờ Ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, cung ứng vốn vay đ ng đối tượng nên đã đưa hơn 31.000 hộ thoát nghèo, tỷ lệ thu hồi vốn của Ngân hàng ngày càng tăng nên kéo tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống, năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,16% đến năm 2016 tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn 0,4%. Từ đó ảnh hưởng đến mức thu nhập và chi phí của Ngân hàng luôn có mức chênh lệch dương, chứng t việc thu lãi từ hoạt động cho vay đủ b đắp chi phí. Bên cạnh những kết quả đạt được thì Chi nhánh cũng gặp phải những trở ngại khó khăn cần những giải pháp khắc phục s trình bày trong chương 3 để hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn nữa.

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE

3.1 Chƣơng trình mục tiêu quốc gi giảm nghèo ền vững gi i đo n 2017 - 2020

3.1.1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2017 - 2020 theo Nghị quyết Quốc hội đề ra.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% - 1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3% - 4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020;

- Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần);

- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo;

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nh , nước sinh hoạt; tạo điều kiện để người dân tham gia thực hiện các hoạt động của Chương trình để tăng thu nhập thông qua tạo việc làm công nh m phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận thị trường.

3.1.3. Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2020

- Phấn đấu 50% số huyện nghèo thoát kh i tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; 30% số xã đặc biệt khó khăn v ng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát kh i tình trạng đặc biệt khó khăn; 20 - 30% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn v ng dân tộc và miền n i thoát kh i tình trạng đặc biệt khó khăn.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh trên địa bàn các huyện, xã, thôn thuộc Chương trình ph hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản xuất của người dân:

+ Từ 80% - 90% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

+ Từ 70% - 80% thôn, bản có đường trục giao thông được cứng hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

+ Từ 60% - 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, từ 80% - 90% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

+ 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; 80% số xã có cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn nông thôn mới;

+ 75% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;

+ Các công trình thủy lợi nh được đầu tư đáp ứng 75% - 80% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng h ng năm.

- Thu nhập của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tăng 20% - 25%/năm; bình quân mỗi năm có ít nhất 15% hộ gia đình tham gia dự án thoát nghèo, cận nghèo.

- Hỗ trợ đào tạo nghề và giáo dục định hướng cho khoảng 20.000 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, trong đó từ 60% - 70% lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn, bản được tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia; xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng.

- 100% cán bộ cấp xã làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền cổ động; 50% các xã nghèo có điểm thông tin, tuyên truyền cổ động ngoài trời; có 100 huyện và khoảng 600 xã được trang bị bộ phương tiện tác nghiệp tuyên truyền cổ động; thiết lập ít nhất 20 cụm thông tin cơ sở tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trung tâm giao thương.

- 90% các hộ dân thuộc địa bàn huyện nghèo, xã nghèo được tiếp cận, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất; tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua các hình thức báo chí, các xuất bản phẩm và các sản phẩm truyền thông khác; Hỗ trợ phương tiện nghe - xem cho khoảng 10.000 hộ nghèo sống tại các đảo xa bờ; hộ nghèo thuộc các dân tộc rất ít người; hộ nghèo sống tại các xã đặc biệt khó khăn.

3.2. Định hƣớng ho t động t n dụng t i Ng n h ng Ch nh s ch X hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020

NHCSXH tỉnh Bến Tre cần phải thực hiện theo định hướng của chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và mục tiêu hoạt động của NHCSXH Việt Nam, do đó cần phải xác định r kế hoạch phải thực hiện trong tương lai như sau:

- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn do Hội sở chính, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh giao. Chấp hành nghiêm Quyết định 86/QĐ-NHCS vá Quỹ an toàn chi trả. Tổ chức tuyên truyền, triển khai các chương trình tín dụng mới và thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đảm bảo các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đủ điều kiện vay và có nhu cầu vay được tiếp cận nguồn vốn NHCSXH.

- Tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư, Công văn số 2447-CV/TU của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với tín dụng chính sách. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp về việc dành một phần vốn ngân sách ủy thác qua NHCSXH để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác và hỗ trợ cơ sở vật chất, nguồn lực, phương tiện giao dịch, điều kiện làm việc cho NHCSXH.

- Tham mưu UBND củng cố, kiện toàn Ban đại diện HĐQT các cấp khi có thay đổi nhân sự, phân công nhiệm vụ các thành viên theo đ ng quy chế. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện HĐQT và các cấp Hội nhận ủy thác.

- Tham mưu cho Trưởng Ban đại diện HĐQT các cấp, UBND cấp xã phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng kịp thời; phối hợp với chính quyền, các cấp Hội nhận ủy thác, Tổ Tiết kiệm và vay vốn bình xét cho vay công khai, dân chủ, đ ng đối tượng thụ hưởng; hoàn thiện hồ sơ tín dụng, khẩn trương giải ngân các chương trình tín dụng, không để tồn đọng nguồn vốn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT; của các cấp Hội nhận ủy thác; kiểm tra, kiểm soát nội bộ và kiểm tra chuyên đề sớm phát hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 75)