Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 45 - 48)

2.1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển

Nh m tách tín dụng chính sách ra kh i tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, ngày 04 tháng 10 năm 2002 Thủ tướng Chính

phủ đã ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả cũng như vai trò của ngân hàng đối với người nghèo, NHCSXH đã mở rộng mạng lưới hoạt động, mỗi một tỉnh thành đều có chi nhánh.

NHCSXH Bến Tre được thành lập theo quyết định số 74/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện các chương trình dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Bến Tre, chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 11 tháng 3 năm 2003 với trụ sở chính đặt tại 176A4 đường Đoàn Hoàng Minh, phường 6, thành phố Bến Tre (Điện thoại: 84-075-3816259, Fax: 84-075-3826203) và 8 Phòng giao dịch ở 8 huyện (Phòng giao dịch huyện Châu Thành, Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Thạnh Ph , M Cày Nam, M Cày Bắc và Chợ Lách). Với mạng lưới này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở các huyện, xã v ng sâu v ng xa đến giao dịch với ngân hàng và cũng là mục tiêu đi sâu, đi sát vào cuộc sống của người dân, gi p người dân vượt qua cảnh đói nghèo.

Qua hơn 10 năm hoạt động gắn bó với người nghèo và các đối tượng chính sách, với những chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, không thế chấp, cầm cố tài sản, thủ tục cho vay đơn giản thông qua các Tổ tiết kiệm và vay vốn ở các xã, phường, thị trấn. Hàng trăm ngàn người nghèo đã được hỗ trợ vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống và làm quen với dịch vụ ngân hàng. Hàng chục ngàn hộ vay vốn đã thoát kh i ngưỡng nghèo. Mặc d mới hoạt động trong thời gian ngắn nhưng Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre đã huy động được sức người và sức của để xác lập một hệ thống tín dụng chính sách riêng nh m hỗ trợ cho vay gia đình nghèo và các đối tượng chính sách. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội góp phần đắt lực vào việc thực hiện chương trình quốc gia về giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Với mô hình tổ chức hiện tại, ngân hàng thực hiện ủy thác cho vay thông các tổ chức chính trị - xã hội (Hội nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh), ủy nhiệm thông qua các tổ Tiết kiệm và vay vốn, thực hiện giao dịch tại xã vào một ngày cố định hàng tháng nên tiết kiệm

được nhiều chi phí cho hộ vay. Vốn của ngân hàng đã trực tiếp đến với người cần vốn. Vốn vay cũng đã được sử dụng đ ng mục đích, và đang phát huy hiệu quả kinh tế to lớn. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các địa phương lồng ghép chương trình kinh tế xã hội khác như khuyến nông, khuyến ngư, nâng cao dân trí,…

2.1.4.2. Mô hình bộ máy tổ chức

Ban đại diện Hội đồng quản trị

- Ban đại diện HĐQT- NHCSXH toàn tỉnh có 100 người; trong đó: Ban đại diện HĐQT- NHCSXH tỉnh có 12 người và Ban đại diện HĐQT- NHCSXH các huyện, thành phố có 89 người.

- Ban đại diện HĐQT tỉnh 12 người, gồm các đại diện: Trưởng ban là Phó chủ tịch UBND tỉnh; 01 phó ban là Giám đốc Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh; 10 thành viên gồm: Chánh văn phòng HĐND&UBND tỉnh, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ Nữ tỉnh; Chủ tịch Hội Nông Dân tỉnh; Chủ tịch Hội cựu chiến binh tỉnh, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư; Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Sở tài chính, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

- Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện có 10 người, gồm các đại diện: Trưởng ban là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp huyện; 09 thành viên là Chánh Văn phòng UBND, Trưởng hoặc Phó phòng Tài chính, Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh xã hội, Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Nông Dân, Hội Phụ Nữ, Hội Cựu Chiến Binh, Bí thư Đoàn Thanh Niên, Giám đốc phòng giao dịch NHCSXH. Riêng địa bàn Thành phố Bến Tre có 9 người.

Bộ phận điều hành tác nghiệp

Biên chế bộ máy hoạt động của NHCSXH tỉnh Bến Tre đến cuối năm 2015 có 113 người; trong đó, có 94 lao động không xác định thời hạn được phân bổ khắp các khâu nghiệp vụ, có 19 lao động là bảo vệ và tạp vụ. Tại Hội sở NHCSXH tỉnh có 28 người, ở phòng giao dịch huyện, thị xã có 85 người, mỗi phòng giao dịch có số lượng nhân viên dao động từ 10 đến 11 người.

- Tại NHCSXH tỉnh Ban Giám đốc gồm 03 người: Giám đốc, 02 Phó Giám đốc (Giám đốc phụ trách chung và phụ trách Kiểm tra-Kiểm soát nội bộ, Hành chính tổ chức; 01 Phó giám đốc phụ trách Kế toán, Tin học; 01 Phó giám đốc phụ trách Tín dụng).

- Các phòng nghiệp vụ gồm: Phòng Kế toán - ngân quỹ; phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng; phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ; phòng Hành chính tổ chức, phòng Tin học.

- Tại cấp huyện có 8 phòng giao dịch: Phòng giao dịch Châu Thành, Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Thạnh Ph , M Cày Nam, M Cày Bắc, Chợ Lách. Ngoài ra nh m phục vụ tốt nhất cho các đối tượng vay vốn, hiện nay chi nhánh có 158/164 điểm giao dịch tại xã, phường và 3.387 tổ tiết kiệm và vay vốn tại các xã, phường, thị trấn. NHCSXH đã thực hiện phương thức uỷ thác cho vay thông qua 04 tổ chức chính trị xã hội: Hội nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đã sử dụng được bộ máy của các tổ chức này trong việc thực hiện tín dụng chính sách ưu đãi tại địa bàn tỉnh tạo mọi điều kiện để đưa vốn đến các hộ và đối tượng chính sách khác ở tận v ng sâu, v ng xa nh m phát huy hết mọi năng lực thực hiện tốt vai trò giảm số hộ nghèo trong tỉnh. Mỗi Phòng giao dịch huyện đều có một Giám đốc và đây cũng là đơn vị hoạt động như NHCSXH tỉnh nhưng ở cấp độ thu nh .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 45 - 48)