Nhóm giải pháp giảm thiểu rủi ro trong quá trình chovay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 84 - 88)

Trong địa bàn tỉnh có một số địa phương chưa xác định rõ ràng được đối tượng vay vốn, nên đã đưa cả những hộ nghèo có sức lao động nhưng không có khả năng sử dụng vốn tín dụng hoặc những hộ già cả neo đơn không có sức lao động,… vào danh sách hộ nghèo được vay vốn. Điều này đã dẫn đến quan niệm sai lầm coi tín dụng đối với hộ nghèo là hình thức cấp phát, mang tính trợ cấp xã hội làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Theo quy định chung về cho vay hộ nghèo của NHCSXH, thì NHCSXH cấp tín dụng trên nguyên tắc “cho vay hộ nghèo có sức lao động, có khả năng sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn”. Như vậy cho vay hộ nghèo cần lựa chọn người vay có điều kiện sử dụng vốn, có điều kiện hoàn trả, để có thể thu hồi vốn vay trong tương lai tránh gây thiệt hại thất thoát về vốn của Ngân hàng.

* Xác định mức vay, thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ phù hợp

Mức cho vay phải được xác định dựa vào nhu cầu sản xuất, chăn nuôi của hộ nghèo (giống, cây, con…) và giá cả trên thị trường, nguồn vốn của Ngân hàng chính sách, nguồn trả nợ của người vay. Như vậy, mới đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng.

Thời hạn cho vay và kỳ hạn thu nợ phải xác định rõ dựa vào chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi. Thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ sản xuất theo công thức sau:

Thời h n cho vay = Chu kỳ sản xu t + thời gian tiêu thụ sản phẩm.

Áp dụng chính xác công thức trên thì các hộ nghèo mới đảm bảo được thời gian thu hồi vốn để trả nợ.

Điều kiện để thực hiện giải pháp: Cán bộ tín dụng phải có kiến thức, kinh nghiệm về cây trồng, vật nuôi,… đồng thời phải tâm huyết với hộ nghèo.

* Nâng cao chất lượng tín dụng tổ nhóm

NHCSXH tỉnh Bến Tre cho vay trực tiếp tới hộ nghèo thông qua mô hình tổ nhóm, hoạt động của tổ nhóm vay vốn giữ một vai trò đặc biệt quan trọngtrong công tác cấp tín dụng cho hộ nghèo.Vì vậy, NHCSXH tỉnh Bến Tre cầnphối hợp với chính quyền địa phương các cấp để chỉ đạo, nâng cao chất lượnghoạt động tổ nhóm b ng các biện pháp:

- Thực hiện bình xét công khai, dân chủ để lựa chọn tổ trưởng và lãnh đạo tổlà những người có năng lực, có đạo đức và tâm huyết đối với hộ nghèo.

- Duy trì và củng cố các tổ nhóm nh m nâng cao chất lượng hoạt động b ng cách thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho tổ nhóm, để tăng nhậnthức và nâng cao trách nhiệm.

- Chi trả đầy đủ kịp thời hoa hồng cho tổ trưởng nh m động viên họ thựchiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Tăng cường kiểm tra giám sát tổ trưởng tránh tình trạng tổ trưởng thu nợ,thu lãi không nộp vào Ngân hàng.

* Cấp tín dụng phải kết hợp với các hình thức chuyển giao kỹ thuật

Việc cấp tín dụng cho hộ nghèo muốn đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo và đảm bảo khả năng thu hồi nợ của Ngân hàngthì cần phải nâng cao trình độ sản xuất, chăn nuôi của hộ nghèo. Thực tế chovay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Bến Tre cho thấy: việc cấp tín dụng cho hộnghèo không được kết nối các chương trình chuyển giao kỹ thuật do vậy đemlại hiệu quả chưa cao. Vì vậy đồng thời với việc cấp tín dụng cho hộ nghèocần phải ch ý đến những vấn đề sau:

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về sản xuất, chăn nuôi.

- Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận khoa học kỹ thuật, phương thức sản xuất.

- Kết hợp đồng thời việc cấp tín dụng với hướng dẫn khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, cách làm ăn, sử dụng vốn vay. Thực hiện đồng bộ các chính sách xóa đói giảm nghèo, lồng ghép chương trình tín dụng với chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,… và một trong những giải pháp có hiệu quả nhất là: Thực hiện chuyển vốn cho nông dân nghèo qua các dự án khả thi, các dự án này phải phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương.

* Đẩy mạnh công tác đào tạo

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào, trên mọi lĩnh vực. Trong hoạt động tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo thì yếu tố con người lại càng đóng vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng, hiệu quả tín dụng, uy tín và vị thế của NHCSXH. Vì vậy, để tín dụng hộ nghèo có hiệu quả cao, thì việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH là công tác phải làm thường xuyên, liên tục. Tập huấn nghiệp vụ đối với cán bộ NHCSXH, cán bộ tổ chức nhận uỷ thác, ban quản lý tổ vay vốn.

 Đào tạo cán bộ NHCSXH

- Đối với cán bộ NHCSXH ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ gi i phải có chuyên môn về sản xuất kinh doanh, để giúp hộ nghèo sử dụng vốn đ ng mục đích và có hiệu quả, tư vấn cho khách hàng của mình nên vay vốn để làm gì? Số tiền vay bao nhiêu?,...

- Coi trọng công tác đào tạo cán bộ ngân hàng, làm cho tất cả cán bộ nhân viên ngân hàng đều tinh thông nghiệp vụ, nắm vững các chủ trương của Đảng và nhà nước về tín dụng chính sách. Đặc biệt là phải nắm vững quy trình nghiệp vụ giao dịch trong quy trình hiện đại hóa ngân hàng Core Banking và nâng cao trình độ tin học. Hàng tuần cán bộ NHCSXH học nghiệp vụ, hàng quý tập huấn các nghiệp vụ như: Tín dụng, kế toán, kiểm tra, tin học.

 Đào tạo ban quản lý tổ vay vốn

Để ban quản lý tổ vay vốn hoạt động tốt NHCSXH cùng các tổ chức hội thường xuyên tập huấn cho ban quản lý tổ về nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, ghi chép sổ sách của tổ; thành thạo việc tính lãi của các thành viên, trích hoa hồng...; làm sao để thành viên ban quản lý tổ nắm vững nghiệp vụ tín dụng của NHCSXH như cán bộ ngân hàng. Đào tạo ban quản lý tổ vay vốn thành cán bộ NHCSXH “không chuyên” và thực sự là cánh tay nối dài của NHCSXH. Từ đó, hướng dẫn hộ vay làm các thủ tục liên quan đến vay vốn, trả nợ, xử lý nợ quá hạn, xử lý nợ gặp rủi ro,... Đồng thời, các thành viên ban quản lý tổ là cán bộ tuyên truyền về chính sách cho vay của NHCSXH. Ban quản lý tổ phải được thường xuyên dự các lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Các văn bản nghiệp vụ mới ban hành có liên quan đến cho vay, thu nợ của NHCSXH, tổ chức hội cùng NHCSXH huyện sao gửi kịp thời đến tất cả tổ trưởng tổ vay vốn. Hình thức đào tạo cán bộ tổ nên theo hình thức cầm tay chỉ việc, hướng dẫn trực tiếp việc ghi chép, lưu trữ hồ sơ sổ sách, chỉ ra những sai sót kịp thời.

 Đào tạo cán bộ nhận ủy thác

Trong thời gian qua, việc tập huấn nghiệp vụ cho vay của NHCSXH đối với đội ngũ cán bộ nhận làm dịch vụ ủy thác cấp huyện, xã được thực hiệnthường xuyên hàng năm. Tuy nhiên, trong số cán bộ được đào tạo với nhiều lý do khác nhau, có một số người hiện nay không làm nữa. Nên việc đào tạo cho cán bộ nhận ủy thác vẫn phải làm thường xuyên; đồng thời với việc mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, định kỳ hàng quý thông qua cuộc họp giao ban giữa NHCSXH với các tổ chức hội cấp huyện, xã; ngân hàng thông báo các chính sách tín dụng mới cho cán bộ hội biết.

* Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát

Công tác kiểm tra, giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động tín dụng, nó là một trong những điều kiện để đảm bảo hiệu quả tín dụng. Đối với NHCSXH hiện nay, cơ chế cho vay hộ nghèo thực hiện ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn; việc bình xét hộ vay, mức vay, thời hạn vay được thực

hiện tại tổ vay vốn; có sự kiểm tra của tổ chức hội và phê duyệt của UBND cấp xã; hộ nhận tiền vay, trả nợ (gốc),... trực tiếp tại điểm giao dịch của NHCSXH tại xã. Do đó, việc kiểm tra giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động của NHCSXH, việc kiểm tra giám sát s đánh giá thực trạng quá trình triển khai của các tổ chức chính trị - xã hội khi thực hiện các công việc ủy thác. Nó giúp ngân hàng ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong hoạt động tín dụng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan giám sát, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT các cấp, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và người dân s gi p cho hoạt động tín dụng chính sách hiệu quả hơn, hạn chế nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)