2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bến Tre là tỉnh thuộc v ng đồng b ng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, được hợp thành bởi c lao An Hóa, c lao Bảo, c lao Minh và do ph sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên). Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, cách thành phố Cần Thơ 120 km, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, phía Đông giáp biển Đông.
Tỉnh Bến Tre được chia thành 9 đơn vị hành chính gồm: thành phố Bến Tre và 8 huyện: M Cày Bắc, M Cày Nam, Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, Chợ Lách, Thạnh Ph , với 164 xã, phường và thị trấn. Ngày 02/9/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP về việc thành lập thành phố Bến Tre trực thuộc tỉnh Bến Tre, đây là động lực để th c đẩy kinh tế của tỉnh khởi sắc trong thời gian không xa. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 10%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là 790 USD, chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2010 đứng thứ 10/63 tỉnh thành cả nước
(http://www.congthuongbentre.gov.vn/home/tong-quan-ve-ben-tre-W29.htm). 2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Bến Tre là tỉnh có nhiều lợi thế về nguồn lợi thủy sản, với 65 km chiều dài bờ biển nên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển phong ph với các loại tôm, cua, cá, mực, nhuy n thể…Đây còn là v ng đất ph sa tr ph , sản sinh ra vựa l a lớn của đồng b ng sông Cửu Long và nhiều loại nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Những vườn hoa kiểng, cây trái nổi tiếng ở v ng Cái Mơn- Chợ Lách hàng năm cung ứng cho thị trường nhiều loại trái cây và hàng triệu giống cây trồng, cây
cảnh nổi tiếng. Đặc biệt, Bến Tre- xứ sở dừa Việt Nam, nơi có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước khoảng 51.560 ha. Cây dừa đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, có thể nói là cây xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, gi p nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời góp một phần đáng kể vào ngân sách địa phương.
- Toàn tỉnh hiện có trên 2.886 doanh nghiệp và hơn 44.000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động trên các lĩnh vực. Bến Tre đã hình thành Khu công nghiệp Giao Long và Khu công nghiệp An Hiệp đưa vào hoạt động thu h t nhiều dự án đầu tư vào tỉnh. Hiện tỉnh đang tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái, sông nước. Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp phát triển khá ổn định, thương mại - du lịch phong ph , đa dạng ngày càng sôi động, tạo tiền đề cho bước đột phá tăng trưởng kinh tế của địa phương trong thời gian tới. Đặc biệt, cống đập Ba Lai, cầu Rạch Mi u hoàn thành và đưa vào sử dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra tương lai phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, đưa Bến Tre thoát kh i thế “ốc đảo”, nhanh chóng hòa nhập với các tỉnh đồng b ng sông Cửu Long, tạo đà phát triển các mặt kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng cho toàn v ng.
- Dân cư và nguồn lao động: tỉnh Bến Tre có khoảng 1,255 triệu người với 64,5% dân số trong độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, tỉnh có hai trường Cao đẳng và trên 60 cơ sở dạy nghề. Hàng năm tỉnh đã đào tạo và giới thiệu việc làm cho khoảng 30.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 36%. Bến Tre hiện có 31 trường trung học với 40.000 học sinh, trong đó có khoảng 12.000 học sinh trung học phổ thông tốt nghiệp hàng năm và khoảng 3.000 học sinh bước vào các trường Đại học, Cao đẳng.
Trong những năm gần đây, Bến Tre đã ban hành nhiều chính sách đầu tư trên các lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt là tỉnh dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với những lợi thế về giao thương và tiềm năng kinh tế hiện có, Bến Tre luôn mở rộng vòng tay mời gọi và hân hoan chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Bến Tre hợp tác mở rộng giao thương để c ng phát triển. Sở Công Thương Bến Tre sẳn sảng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đối tác triển khai thực
hiện các dự án có hiệu quả (http://www.congthuongbentre.gov.vn/home/tong-quan- ve-ben-tre-W29.htm).