Các tổ chức chính trị xã hội tại tỉnh Bến Tre trong công cuộc xóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 43 - 45)

các chương trình phát triển kinh tế xã hội của từng địa phuơng.

Mô hình câu lạc bộ giảm nghèo đuợc tỉnh quan tâm thực hiện, tạo điều kiện cho người nghèo tích cực, chủ động tham gia vào công cuộc giảm nghèo và phát triển kinh tế gia đình bền vững.

2.1.2.3. Khó khăn

Việc giảm nghèo ở tỉnh nhà vẫn còn yếu kém: nhiều địa phuơng đề ra mục tiêu giảm nghèo nhưng không có kế hoạch, giải pháp một cách cụ thể, Ban chỉ đạo hoạt động không hiệu quả. Mặt khác, phải thấy r ng việc giảm nghèo càng về sau càng khó.Chỉ ch trọng về thu nhập,việc làm, mức sống mà ít quan tâm để người nghèo có cơ hội bình đẳng trong các lĩnh vực khác.

Hầu hết người nghèo ở Bến Tre là không đất hoặc rất ít đất sản xuất (khoảng 65%) số hộ, không có tay nghề, trình độ văn hóa thấp, không muốn hoặc không thể đi làm ăn xa...

2.1.3. Các tổ chức chính trị xã hội tại tỉnh Bến Tre trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo giảm nghèo

Theo ông Nguy n Minh Lập, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre cho biết: "Hiện nay, số hộ nghèo, cận nghèo của địa phương đã có bước chuyển về nhận thức, tự vươn lên thoát nghèo thông qua việc tận dụng cơ hội và sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng để phát triển kinh tế. Nếu năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo của Bến Tre là 15,6% thì đến cuối năm 2015, giảm xuống còn gần 6%, thu nhập bình quân đạt 34,7 triệu đồng/người/năm".

Có được kết quả trên, Bến Tre đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tập trung sức dân, phát huy tinh thần đoàn kết, huy động các nguồn lực cho công tác giảm nghèo, gi p người nghèo có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Trong phong trào giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bến Tre xuất hiện nhiều mô

hình giảm nghèo hiệu quả như Hội Cựu chiến binh (CCB) với mô hình "5+1"; Hội Phụ nữ với mô hình nuôi dê, phát triển kinh tế hộ ở huyện Giồng Trôm; Hội Nông dân với mô hình Câu lạc bộ nuôi bò, Dự án "Cải thiện sinh kế hộ nghèo" tại huyện Bình Đại,...

Mô hình giảm nghèo được nhắc đến nhiều nhất ở Bến Tre là mô hình "5+1" do Hội CCB khởi động và thực hiện b ng cách vận động 5 hội viên khá giả gi p 1 hội viên nghèo con giống, ngày công lao động, Hội tương trợ, tạo việc làm… Trong đó, các CCB được phân công gi p đỡ những CCB nghèo là những cán bộ, hội viên gương mẫu, tâm huyết, luôn sâu sát, gần gũi hội viên để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cũng như những điều kiện khó khăn cụ thể để đề xuất những giải pháp hỗ trợ thiết thực nhất.

Để hỗ trợ về vốn, Hội CCB đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội gi p họ vay được vốn mở rộng sản xuất và sớm thoát nghèo. Từ mô hình "5+1", Hội CCB tỉnh Bến Tre đã gi p cho gần 1.000 hộ CCB thoát nghèo và hàng nghìn hộ CCB vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong CCB từ 6,38% cuối năm 2012 xuống còn 2,32% cuối năm 2014. Đến hết năm 2015, cơ bản không còn hộ nghèo.

Ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch Hội CCB tỉnh Bến Tre cho biết: Ngoài mô hình "5+1", các cấp Hội CCB Bến Tre đã vận động nguồn lực tài chính từ nhiều nguồn xã hội hóa, xây dựng được 1.067 căn nhà, trong tổng số 10.000 căn nhà của các gia đình diện chính sách bị xuống cấp hoặc tạm bợ, với tổng giá trị gần 40,5 tỷ đồng. "Không chỉ xây nhà, Hội CCB còn vận động các nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới mang lại nhiều kết quả thiết thực. Các CCB tham gia trên 47.500 ngày công lao động xây dựng cầu, làm đường, đóng góp trên 121.000m2 đất và cây trái, hoa màu trị giá gần 5 tỷ đồng. C ng với việc đóng góp tiền mặt trên 8,7 tỷ đồng, Hội CCB đã đứng ra vận động nhân dân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ cho địa phương trên 16,8 tỷ đồng, vận động và tham gia xây dựng 315 cây cầu, làm mới, mở rộng, nâng cấp trên 431km đường giao thông nông thôn,…"

Bến Tre hiện có trên 246.000 hội viên phụ nữ, h ng năm, các cấp Hội luôn hỗ trợ với nhiều hình thức, nguồn vốn khác nhau như: Sử dụng Quỹ hỗ trợ phụ nữ thoát nghèo, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, vốn từ các tổ chức quốc tế,…Đến nay, thông qua các nguồn vốn, Hội đã hỗ trợ trên 70.600 phụ nữ phát triển kinh tế gia đình. Theo bà Phạm Thị Thanh Thảo, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre: 5 năm qua, những mô hình, việc làm hiệu quả đã gi p trên 10.000 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo. Trong thời gian tới, Hội Phụ nữ các cấp trong tỉnh s tiếp tục thực hiện tốt ba khâu đột phá là vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững,… nh m giảm tỷ lệ hộ nghèo bền vững ở xứ dừa thời hội nhập.

Trong thời gian qua, tỉnh đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảm nghèo phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan, tổ chức thành viên c ng nhau hỗ trợ và chăm lo cho người nghèo, người yếu thế, người khuyết tật và trẻ mồ côi. Tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc mi n phí cho hơn 113 ngàn lượt người, phẫu thuật mổ tim, mổ mắt cho người nghèo. Ngoài ra, còn vận động nhiều nguồn kinh phí hỗ trợ xe lăn, xe lắc, dụng cụ phục hồi chức năng cho 231 người khuyết tật. Tặng quà vào dịp Tết Nguyên đán cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Với tổng kinh phí hỗ trợ trên 30,73 tỷ đồng.

Bên cạnh những chính sách hỗ trợ tỉnh không ngừng cải tiến và thực hiện nhiều giải pháp trong công tác nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân ý thức muốn vươn lên thoát nghèo không ỷ lại vào Nhà nước. Huy động tổng hợp mọi nguồn lực đảm bảo đủ nguồn vốn để tổ chức thực hiện các chính sách, dự án, hoạt động thuộc chương trình. Tạo cơ chế thông thóang, phân cấp mạnh m cho cơ sở đi đôi với hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chặt ch . Phân công, phân cấp quản lý điều hành theo hướng giảm thủ tục không cần thiết, nâng cao trách nhiệm cho cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 43 - 45)