PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Trang 42)

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung vào việc trả lời một số các câu hỏi chính sau:

- Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Lào Cai là gì? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Lào Cai?

- Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào Cai như thế nào? Chẳng hạn: Vốn đầu tư là ao nhiêu qua các năm? Vốn đầu tư tập trung vào các ngành nào là chủ yếu qua các năm? Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào khu vực nào của tỉnh Lào Cai? Hình thức đầu tư như thế nào?

- Việc thu hút vốn FDI vào Lào Cai trong thời gian qua đạt được những thành tựu gì? Những mặt hạn chế còn tồn tại là gì? Nguyên nhân của các hạn chế là gì?

- Để tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tỉnh Lào Cai cần thực hiện những biện pháp nào?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ lệu

Nghiên cứu này dựa trên bộ dữ liệu chuỗi thời gian hàng năm ở Lào Cai từ năm 2010 đến năm 2019. Số liệu do Tổng cục Thống kê (GSO), Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam thu thập và tính toán. và các Chỉ số Phát triển Thế giới do Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố cho Việt Nam. Do số liệu vốn FDI đăng ký ằng đô la Mỹ nên chúng được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái ình quân hàng năm. Các tác giả phân tích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào Cai giai đoạn 2010 - 2019 bằng cách áp dụng kỹ thuật phân tích chuỗi thời gian và phương pháp thống kê.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ.

Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng

32

biểu, đồ thị. Dữ liệu được phân tích với sự hỗ trợ của SPSS 20 và dữ liệu được xử lý bằng mô hình ARIMA. Để từ đó đưa ra được dự áo cho xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào Cai. Muijs (2010) cho rằng SPSS không phải là công cụ tốt nhất, nhưng nó là phần mềm phổ biến nhất trong nghiên cứu học thuật.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. hương pháp thống kê mô tả

Trình bày lại một cách có hệ thống những thông tin thu thập được làm cho dữ liệu gọn lại và thể hiện được tính chất nội dung nghiên cứu. Phương pháp thông kê mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu nhu giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác, trình độ học vấn, chức danh, các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng quản lý, khả năng sử dụng ngoại ngữ, ồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng nguồn nhân lực,…

2.2.3.2. hương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau. Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu.

2.2.3.3. hương pháp dự báo

Hai tác giả George Box & Gwilym Jenkins (1976) đã nghiên cứu mô hình tự hồi quy tích hợp trung ình trượt (Autoregressive Integrated Moving Average), viết tắt là ARIMA. Tên của họ (Box-Jenkins) được dùng để gọi cho các quá trình ARIMA tổng quát áp dụng vào phân tích và dự báo các chuỗi thời gian. Mô hình tự tương quan ậc p (viết tắt là AR(p)) là quá trình phụ thuộc tuyến tính của các giá trị trễ và sai số ngẫu nhiên được diễn giải như sau:

Yt = φ1 Yt-1 + φ2 Yt-2 +… + φp Yt-p + δ + εt (1) Mô hình trung ình trượt bậc q, viết tắt là MA(q), là quá trình được mô tả hoàn toàn bằng phương trình tuyến tính có trọng số của các sai số ngẫu nhiên hiện hành và các giá trị trễ của nó. Mô hình được viết như sau:

Yt = μ + εt − θ1 εt-1 − θ2 εt-2 − ... − θq εt-q (2) Mô hình tự tương quan tích hợp với trung ình trượt có dạng ARIMA (p,d,q), được xây dựng dựa trên hai quá trình (1) và (2) được tích hợp. Phương trình tổng quát là:

33

Yt = φ1 Yt-1 +...+ φp Yt-p + δ + εt − θ1 εt-1 − ... − θq εt-q (3) Phương pháp Box-Jenkins gồm bốn ước lặp là (i) Nhận dạng mô hình thử nghiệm, (ii) Ước lượng, (iii) Kiểm định bằng chẩn đoán và (iv) Dự áo, được trình ày dưới đây:

Bước 1: Nhận dạng mô hình Nhận dạng mô hình ARIMA (p,d,q) là việc tìm

các giá trị thích hợp của p, d và q. Với d là bậc sai phân của chuỗi thời gian được khảo sát, p là bậc tự hồi quy và q là bậc trung ình trượt. Việc xác định p và q sẽ phụ thuộc vào các đồ thị SPAC = f(t) và SAC = f(t), với SAC là hàm tự tương quan của mẫu (Sample Autocorrelation) và SPAC là hàm tự tương quan từng phần của mẫu (Sample Partial Autocorrelation).

Việc lựa chọn mô hình AR(p) phụ thuộc vào đồ thị SPAC nếu nó có giá trị cao tại các độ trễ 1, 2,..., p và giảm đột ngột sau đó, đồng thời dạng hàm SAC tắt lịm dần. Tương tự, việc chọn mô hình MA(q) dựa vào đồ thị SAC nếu nó có giá trị cao tại độ trễ 1, 2,..., q và giảm mạnh sau q, đồng thời dạng hàm SPAC tắt lịm dần.

Bước 2: Ước lượng các thông số của mô hình ARIMA (p, d, q)

Các tham số của mô hình ARIMA sẽ được ước lượng theo phương pháp ình phương nhỏ nhất.

Bước 3: Kiểm tra chẩn đoán mô hình

Sau khi xác định các tham số của quá trình ARIMA, điều cần phải làm là tiến hành kiểm định xem số hạng sai số et của mô hình có phải là một nhiễu trắng (white noise) hay không. Đây là yêu cầu của một mô hình tốt (Wang & Lim, 2005).

Bước 4: Dự báo.

Dựa trên phương trình của mô hình ARIMA, tiến hành xác định giá trị dự áo điểm và khoảng tin cậy của dự báo.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1 Các chỉ tiêu liên quan đến nguồn vốn FDI

Phân loại các phương thức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Lào Cai + Thu hút FDI theo nguồn vốn đầu tư: Vốn mua cổ phần doanh nghiệp: Nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia quản lý các doanh nghiệp, công ty thông qua hình thức mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do công ty ở trong nước phát

34

hành ở một mức đủ lớn. Để từ đó điều hành doanh nghiệp trong vùng.

Vốn tái đầu tư: Khi các nhà đầu tư nước ngoài có nguồn vốn đầu tư trực tiếp tại các nước đầu tư có thể sử dụng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để tái đầu tư.

+ Thu hút FDI theo lĩnh vực đầu tư: để đánh giá tác động tới các ngành nghề, lĩnh vực đang là thế mạnh và thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư tại tỉnh Lào Cai.

+ Thu hút FDI theo đối tác đầu tư: nhằm đưa ra được định hướng phù hợp với quốc gia tới đầu tư, xác định được mục tiêu và mối quan hệ với các quốc gia tới đầu tư.

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá việc thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Một là, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của bản thân khu vực FDI.

- Chỉ tiêu 1: Năng suất lao động của khu vực FDI (hay nói cách khác là hiệu suất sử dụng một lao động của khu vực FDI) hoặc thu nhập ình quân 1 lao động.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ suất lợi nhuận trước hoặc sau thuế.

Hai là, đóng góp của khu vực FDI cho nền kinh tế quốc gia.

- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng kinh tế.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào độ mở của nền kinh tế hay đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của quốc

- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách nhà nước.

- Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào tạo việc làm cho người lao động.

Ngoài những chỉ tiêu trên, nếu thu thập và tính toán được số liệu khác thì có thể tính thêm cả mức độ đóng góp vào hiện đại hóa nền kinh tế (thông qua chỉ tiêu tỷ trọng đóng góp vào hiện đại công nghệ của nền kinh tế), số người được nuôi sống do lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI.

35

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2010 – 2019 3.1. Tổng quan về tỉnh Lào Cai

3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Hiện nay có diện tích tự nhiên là 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước). Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đường biên giới.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai

Địa hình của tỉnh Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Tỉnh Lào Cai với hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các

36

vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra, tại Lào Cai còn rất nhiều những dãy núi nhỏ hơn phân ố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Do địa hình của tỉnh bị chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300 m - 1.000 m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143 m so với mặt nước biển, đây cũng được coi là nóc nhà Đông Dương. Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn, địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp.

Thương mại – kinh tế cửa khẩu

Tỉnh Lào Cai với vị trí trung tâm, một nút giao thông quan trọng của chiến lược phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”; đồng thời, là “cửa ngõ” quan trọng nối liền thị trường Việt Nam với thị trường phía Tây Nam - Trung Quốc. Lào Cai là trung tâm trung chuyển hàng hóa, dịch vụ, mậu dịch của Trung Quốc với thị trường Việt Nam và mở rộng ra thị trường các nước ASEAN. Cùng với đó, tỉnh lại có cửa khẩu Quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu với 3 điểm thông quan bao gồm Ga quốc tế Lào Cai, cầu đường bộ qua sông Nậm Thi, cầu đường bộ qua sông Hồng (là điểm nối giữa đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai (Việt Nam) với đường cao tốc Hà Khẩu - Côn Minh (Trung Quốc). Với vị trí địa lý như này, Lào Cai có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế thương mại - cửa khẩu.

Trong tiến trình xây dựng và phát triển Khu KTCK Lào Cai, ngay từ những ngày đầu, Lào Cai đã định vị vai trò, vị trí “địa kinh tế, địa chính trị” của khu kinh tế này trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Khu KTCK Lào Cai cũng là khu KTCK duy nhất ở phía Bắc có cửa khẩu quốc tế nằm trong thành phố, có kết cấu hạ tầng, hệ thống dịch vụ khá phát triển, phục vụ thuận lợi cho nhu cầu giao thương xuất nhập khẩu, du lịch và dịch vụ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Tính đến nay, đã có 216 dự án được đầu tư tại Khu KTCK Lào Cai với tổng vốn đăng ký trên 15.000 tỷ đồng. Ngoài ra, khu kinh tế cửa khẩu này có 2.161

37

doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký kinh doanh với nhiều loại hình khác nhau. Tốc độ tăng trưởng bình quân tại các khu, cụm công nghiệp luôn đạt trên 20%/năm.

Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng năm của Khu KTCK Lào Cai đứng thứ 3 trong các cửa khẩu quốc tế phía Bắc Việt Nam (sau cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn). Khu KTCK Lào Cai hoạt động sôi nổi đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của Tỉnh. Cũng nhờ lợi thế về cửa khẩu mà dịch vụ, du lịch của tỉnh Lào Cai được khai thác hiệu quả, đã và đang tạo ước phát triển mạnh mẽ cho tỉnh nhà.

Tài nguyên nước

Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng (130 km chiều dài chảy qua tỉnh) và sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) có chiều dài đoạn chảy qua tỉnh là 124 km. Ngoài hai con sông lớn, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ (trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên).

Sông Hồng có diện tích 4.494 km2 và chiều dài sông chảy qua tỉnh là 120 km, sông Chảy có diện tích 1.850 km2 chiều dài sông chảy qua tỉnh là 122 km chiếm 40,4% toàn bộ diện tích lưu vực. Mật độ sông suối trung ình toàn lưu vực là 1,16 km/km2 thuộc loại lớn phù hợp với địa hình đồi núi cao, mưa nhiều, nhất là thượng lưu của lưu vực sông suối phát triển hơn với mật độ đạt 1,5-1,67 km/km2.

Ngoài các sông trên còn có hệ thống sông suối nhỏ khá dầy, mật độ lưới sông khá dày đạt 1,5 - 1,7 km/km2, vùng thung lũng có độ cao 300 m trở xuống có mạng lưới sông suối thưa thớt đạt 0,3 - 0,5 km/km2. Những phụ lưu chính trong lưu vực sông Hồng gồm: Ngòi Nhù với diện tích lưu vực 1550 km2 có chiều dài sông chảy qua tỉnh là 68 km; Ngòi Bo với diện tích lưu vực 587 km2; Ngòi Phát với diện tích lưu vực 512 km2; Ngòi Đum với diện tích lưu vực 156 km2

; Ngòi San với diện tích lưu vực 140 km2

.

Do lượng mưa phong phú, kết hợp với yếu tố địa lý, cảnh quan khác nên Lào Cai có nguồn nước khá dồi dào. Đây là một thuận lợi cơ ản cho sự phát triển các ngành kinh tế của tỉnh.

38

Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho tỉnh Lào Cai phát triển các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Trên địa bàn tỉnh hiện đang có ốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng (Đài khí tượng thủy văn Lào Cai). Tuy nhiên, tỉnh cũng phải đối mặt với hiện tượng sạt lở đất khi bên phía Trung Quốc thực hiện xả lũ hay mưa lớn, mưa đá xảy ra bất ngờ vào mùa mưa.

Nông nghiệp

Tỉnh Lào Cai với 2 vùng khí hậu đặc trưng là nhiệt đới và ôn đới. Vì vậy, đất đai của tỉnh màu mỡ, độ phì nhiêu cao, phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Đất đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó: đất nông nghiệp có 84.181 ha, đất lâm nghiệp 334.301 ha, đất chuyên dùng 20.404 ha, đất ở 3.895 ha, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)