Thu hút FDI theo lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Trang 60 - 63)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Thu hút FDI theo lĩnh vực đầu tư

Giai đoạn 2010 – 2019 các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào tỉnh Lào Cai ở các ngành lĩnh vực được quan tâm lớn ao gồm: thương mại dịch vụ, y tế, nông lâm nghiệp và công nghiệp, khai thác, chế iến khoáng sản…với tổng số vốn đăng ký đạt tới 546,295 triệu USD.

FDI tại tỉnh Lào Cai đã góp phần quan trọng hình thành nhiều ngành kinh tế như khai thác, chế biến khoáng sản, thuỷ điện, sắt thép cũng như góp phần hình thành một số khu nghỉ dưỡng cao cấp, khách sạn 4, 5 sao, dịch vụ du lịch... đã du nhập phương thức kinh doanh hiện đại, công nghệ tiên tiến, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp dân cư. Các dự án FDI trên địa àn Lào Cai đã góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh theo hướng phát triển mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Có thể nói rằng, những thành tựu trong công tác thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã tác động rõ nét tới diện mạo kinh tế - xã hội từ thành thị tới nông thôn.

49

Bảng 3.3. FDI theo lĩnh vực đầu tƣ tại Lào Cai

Lĩnh vực Số dự án Tổng vốn đăng k (triệu USD) Tổng số 20 546,295

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 4 3,725

Khai khoáng 2 338,75

Công nghiệp chế iến, chế tạo 4 13,66

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,

hơi nước và điều hòa không khí 2 85,64

Xây dựng 1 3,5

Bán uôn và án lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe

máy và xe có động cơ khác 2 0.53

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 5 100.49

Nguồn: Sở KH&ĐT tỉnh Lào Cai

Các dự án trọng điểm trong các lĩnh vực như chế biến khoáng sản, luyện kim, xây dựng khách sạn cao cấp đã hoàn thành và đi vào sản xuất kinh doanh, góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp - thương mại, dịch vụ chung của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân. Nổi bât như dự án Nhà máy thủy điện Cốc San do Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Lào Cai, Việt Nam làm chủ đầu tư, được xây dựng trên địa bàn huyện Bát Xát. Công trình có tổng vốn đầu tư 50 triệu USD, công suất lắp máy 29,7 MW và sản lượng điện đạt trên 120 triệu kWh/năm. Nhà máy được khởi công ngày 30 tháng 09 năm 2010, đến ngày 08 thắng 06 năm 2016 chính thức đi vào hoạt động. Đây là dự án đầu tiên có nguồn vốn nước ngoài (từ Chính phủ Anh, Thụy Sĩ và Australia) đầu tư vào lĩnh vực thủy điện tại tỉnh vùng núi phía bắc của Việt Nam. Khi đi vào hoạt động, thủy điện Cốc San sẽ cung cấp nguồn năng lượng sạch, tái tạo, giúp cho 130.000 người dân có điều kiện tiếp cận với nguồn điện bền vững, tin cậy với giá cả hợp lý, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

50

Thương mại, dịch vụ

Thương mại dịch vụ là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm nhất của các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 50% tổng số dự án FDI cấp mới trên địa àn tỉnh Lào Cai. Như dự án kinh doanh nhập khẩu thực phẩm và hàng tiêu dùng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Kam Thanh (số vốn đăng ký 0,6 triệu USD), dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Chúng tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai (số vốn đăng ký là 0,26 triệu USD)… Ngoài ra, Công ty liên doanh khách sạn quốc tế Lào Cai thực hiện hai dự án lớn tại Lào Cai trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đang còn hiệu lực hoạt động là dự án cải tạo Khách sạn Duyên Hải cũ thành khách sạn 4 sao và dự án Khách sạn Aristo và khu vui chơi giải trí giành cho người nước ngoài với số vốn cộng dồn đến hết năm 2015 đã lên tới 56,2 triệu USD.

Nhờ lợi thế về du lịch, lĩnh vực thương mại dịch vụ trở thành lĩnh vực nhiều tiềm năng và thu hút nhất với các nhà đầu tư nước ngoài. Khởi đầu với dự án xây dựng khách sạn Victoria Sapa của tập đoàn xuyên quốc gia chuyên kinh doanh khách sạn với thương hiệu Victoria đến nay tổng vốn thực hiện cộng dồn đã lên tới 7 triệu USD. Lào Cai đã thu hút được các dự án đầu tư với quy mô nhỏ tập trung vào các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn... Một số dự án đang hoạt động hiệu quả như dự án Khu nghỉ dưỡng sinh thái của Công ty liên doanh Topas Ecolodge, Khách sạn Dragon Vilage của Công ty TNHH Dragon Vilage… tập trung chủ yếu tại vùng đất du lịch Sapa.

Công nghiệp

Công nghiệp là lĩnh vực được quan tâm thứ hai sau thương mại dịch vụ với 2 dự án. Tuy nhiên vốn đăng ký của dự án ở lĩnh vực này đạt cao nhất với 6,2 triệu USD (chiếm 63,3% tổng vốn đăng ký đầu tư) gấp gần 8 lần so với vốn đăng ký vào lĩnh vực thương mại dịch vụ. Trong đó dự án Nhà máy xử lý và chế iến chất thải rắn tại KCN Tằng Loỏng có số vốn đầu tư cao nhất với 1,5 triệu USD. Lượng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công nghiệp đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế địa phương từ nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và dịch vụ.

51

Các dự án trọng điểm trong các lĩnh vực như chế biến khoáng sản, luyện kim, xây dựng khách sạn cao cấp đã hoàn thành và đi vào sản xuất kinh doanh, góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ chung của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân. Điển hình là hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả trong năm của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh như: Công ty TNHH khoáng sản và luyện kim Việt Trung doanh thu đạt 2.797 tỷ đồng, tăng gấp 7,7 lần so với năm 2014; Công ty TNHH liên doanh khách sạn quốc tế Lào Cai doanh thu tăng từ 233 tỷ đồng năm 2014 lên thành 355 tỷ đồng năm 2015.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)