Những hạn chế, khó khăn còn tồn tại

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Trang 87 - 90)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.3. Những hạn chế, khó khăn còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, cũng tồn tại những khó khăn, hạn chế trong công tác thu hút và quản lý các dự án FDI của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2010 – 2019.

3.4.3.1. Chưa thu hút được các dự án đầu tư lớn

Tỉnh Lào Cai chưa thu hút được các dự án đầu tư lớn từ các nước phát triển (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ…) hoạt động trên các lĩnh vực khuyến khích đầu tư có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao. Các dự án hoạt động tại tỉnh Lào Cai chủ yếu là những dự án với quy mô vừa và nhỏ.

3.4.3.2. Cơ cấu đầu tư theo ngành chưa cân đối

Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Lào Cai thu hút chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp với số lượng dự án trong lĩnh vực này có xu hướng tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2010 – 2019. Trong khi dự án nông nghiệp có số lượng và quy mô giảm dần trong thời gian này.

76

Mặc dù, đạt được những kết quả đáng khích lệ ước đầu, song Lào Cai vẫn còn nhiều hạn chế cần tháo gỡ và sớm khắc phục. Để đạt được các mục tiêu về phát triển du lịch, phát huy tiềm năng, lợi thế về công nghiệp, dịch vụ, cửa khẩu, tạo ra đột phá cho khu vực; kết nối vùng Tây Bắc với cả nước và quốc tế, trong đó du lịch Sa Pa, Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai được xác định là trung tâm tạo ra sự lan tỏa.

3.4.3.3. Cơ chế, chính sách đầu tư c n nhiều vướng mắc

Một số dự án lớn được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, mong muốn được đầu tư vào tỉnh Lào Cai, song còn vướng các quy định của Chính phủ, các cơ chế, chính sách đặc thù của Trung ương. Cơ chế giải phóng mặt bằng còn chậm, quản lý hoạt động đầu tư chưa đáp ứng được các nhu cầu hiện nay. Các vướng mắc thường tập trung chủ yếu ở việc phân bổ kế hoạch vốn, thời gian hoàn tất thủ tục hồ sơ, áo cáo số liệu ghi thu - ghi chi, quy trình thanh toán vốn đầu tư theo cam kết quốc tế, thu hồi tạm ứng vốn đầu tư...

Về thời gian phê duyệt quyết định đầu tư đối với các dự án khởi công mới còn kéo dài, chưa thu hút được nhà đầu tư đến với Lào Cai. Quy trình đầu tư với rất nhiều trình tự thủ tục đã được rà soát theo Đề án 30 nhưng vẫn còn nhiều khiếm khuyết, chưa thiết lập và vận hành hợp lý chặt chẽ và hiệu quả. Một số trường hợp việc triển khai cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn còn thiếu những thông tin hướng dẫn; có dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng vẫn chưa nắm rõ về mô hình quản lý, địa phương xin ý kiến của Bộ chức năng, Bộ cũng gặp nhiều khó khăn, không hướng dẫn được.

Việc đầu tư cho một số ngành, lĩnh vực, nhất là các chương trình mục tiêu cũng chưa hợp lý. Đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ theo cơ chế đấu thầu công trình, yêu cầu liệt kê tính toán từng loại hóa chất tham gia… nên không khuyến khích được các nhà khoa học tìm đến và nghiên cứu những loại khoáng sản là thế mạnh của tỉnh Lào Cai.

3.4.3.4. Tiến độ giải ngân vốn chậm

Tại Lào Cai, một số dự án có quy mô nhỏ thường có tiến độ giải ngân chậm. Hoạt động giải ngân đạt 40% tổng số vốn mà các doanh nghiệp FDI đã đăng ký. Các dự án quy mô nhỏ do các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc thường có tiến độ giải

77 29,1 36,7 25 21,4 26,5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2012 2013 2014 2015 2016

ngân thực hiện dự án chậm nhất trong tổng số các dự án đang hoạt động trên địa àn tỉnh Lào Cai.

Tại các dự án FDI đang hoạt động trên địa àn Lào Cai, nguồn vốn giải ngân có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2012 – 2016. Lượng vốn giải ngân năm 2014 giảm mạnh chỉ ằng 68% so với cùng kỳ năm 2013. Giải ngân vốn FDI năm 2015 đã giảm 24,46% so với năm 2012 đã tác động lớn đến quá trình thực hiện các dự án. Tuy nhiên đến năm 2016, tình hình giải ngân vốn FDI có dấu hiệu khởi sắc ằng 124% (26,5 triệu) so với năm 2015 (21,4 triệu USD). Điều này là do công tác kiểm soát hoạt động các dự án FDI của UBND và sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai.

Đơn vị: Triệu USD

Hình 3.8. Giải ng n vốn FDI tại Lào Cai

Nguồn: h ng Kinh tế đối ngoại - ở KH&ĐT tỉnh Lào Cai

Cho dù số lượng thu hút dự án mới suy giảm, song điều đáng quan tâm ở đây là chất lượng giải ngân các dự án. Đến thời điểm hiện nay, tổng vốn giải ngân của các dự án FDI trên địa àn đạt 205 triệu USD, đạt gần 40% tổng vốn đăng ký. Trong đó có 12 dự án đã hoàn thành giải ngân, hoạt động ổn định, 12 dự án đã hoàn thành giải ngân nhưng hoạt động cầm chừng và 12 dự án đang thực hiện giải ngân. Nhìn chung, hoạt động giải ngân vốn của tỉnh Lào Cai còn nhiều hạn chế, điều này đã làm giảm hiệu quả hoạt động của các dự án FDI tại địa phương.

78

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Trang 87 - 90)