5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Tỉnh Lào Cai, với đặc điểm là một tỉnh vùng cao Tây Bắc, có đến 64,09% dân số trong tỉnh là dân tộc thiểu số, nhận thức còn hạn chế, nhiều hủ tục lạc hậu. Chất lượng lao động trong tỉnh cũng vì thế mà còn thấp. Để thu hút được nhiều hơn nữa những nhà đầu tư nước ngoài tới đầu tư tại Lào Cai thì việc cần thiết là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đa dạng mà công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành đề ra.
Cụ thể, tỉnh cần tiến hành rà soát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh giai đoạn 2020 – 2025, nhằm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Thực hiện sáp nhập và nâng cao chất lượng Trung tâm giáo dục thường xuyên - dạy nghề; đồng thời đẩy nhanh các hoạt động tách, nhập các trường chuyên nghiệp theo quy hoạch đã đề ra, nhằm ổn định tình hình dạy và học cho các cơ sở đào tạo, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh.
91
Tạo điều kiện liên kết, hợp tác đào tạo nghề giữa nhà đầu tư với các trường, các trung tâm dạy nghề; Nhà đầu tư được ưu tiên tuyển lao động đã qua đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Dạy nghề trên địa bàn thuộc tỉnh quản lý để phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Mở rộng thêm quy mô của các Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tại thành phố Lào Cai và các huyện đặc biệt là huyện Văn Bàn (địa phương có KCN Tằng Loỏng).
Tăng cường dạy nghề theo nhu cầu thị trường theo hình thức đào tạo tại chỗ và tăng cường liên kết đào tạo với các trung tâm có uy tín trong và ngoài nước để đào tạo và nâng cao chất lượng lao động, đội ngũ công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, triển khai thực hiện tốt dạy nghề cho lao động nông thôn, vùng tái định cư; gắn đào tạo với giải quyết việc làm. Tập trung đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ các ngành công nghiệp và một số ngành, lĩnh vực: Cơ khí, khai thác và chế biến khoáng sản, luyện kim, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, xây dựng công nghiệp và xây dựng các công trình công cộng, du lịch, khách sạn, nhà hàng… những ngành đang là thế mạnh của tỉnh Lào Cai. Nâng cao hiệu quả hoạt động Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai.
Đầu tư, nâng cấp trường học, cơ sở đào tạo, trang thiết ị giảng dạy, đưa máy tính và mạng internet tới các trường ở xã vùng sâu, vùng xa như Bản Lầu, Mường Khương, Tả Van, Tằng Loỏng… Cải cách hệ thống giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, đánh giá theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Cơ sở đào tạo tăng cường hoạt động thực hành trong công tác giảng dạy để nâng cao tay nghề cho người lao động, liên kết với các doanh nghiệp để học viên có cơ hội tiếp xúc với thực tiễn. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các trường học, cơ sở đào tạo dân lập, tư thục... đáp ứng tốt nhu cầu học tập của mọi lứa tuổi.
Khi năng lực của lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh tăng lên sẽ tạo điệu kiện mãnh mẽ để thu hút được nhiều hơn nữa các nhà đầu tư đến với tỉnh Lào Cai.