5. Kết cấu của luận văn
3.4.4. Nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại
Bên cạnh những thành công đạt được, còn những khó khăn và tồn tại trong công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài kể trên chủ yếu đến từ những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan trong hoạt động quản lý đầu tư và điều kiện tự nhiên của tỉnh Lào Cai.
Điều kiện tự nhiên – xã hội của tỉnh Lào Cai còn nhiều hạn chế
Lào Cai là một tỉnh iên giới nằm ở phía Tây Bắc với địa hình nhiều đồi núi xen kẽ, bị chia cắt lớn; các xã, huyện nằm bao quanh trung tâm của tỉnh gồm nhiều dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập. Cùng với đó, Lào Cai nằm cách xa trung tâm kinh tế của cả nước đã gây ra rất nhiều khó khăn cho việc đi lại, trao đổi, buôn hàng hóa.
Thị trường tiêu thụ hàng hóa còn hạn chế với một tỉnh nghèo nên sức mua trong dân không lớn, chi tiêu ình quân đầu người ở mức 1.300 nghìn đồng/người/tháng cũng là yếu tố làm cho các nhà đầu tư chưa mạnh dạn đầu tư vào tỉnh Lào Cai. Hơn nữa, các dịch vụ trong tỉnh mới chỉ bắt đầu phát triển nhưng với tốc độ phát triển chậm, thiếu đồng bộ làm cho quá trình thu hút vốn FDI vào tỉnh Lào Cai trở nên khó khăn.
Cơ sở vật chất, hạ tầng ở mức thấp
Kết cấu hạ tầng của tỉnh Lào Cai, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt của tỉnh còn nghèo nàn chính là trở ngại lớn nhất làm cho các tỉnh Tây Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng chưa thể kéo được các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư.
Với những khó khăn vốn có của tỉnh miền núi, điều kiện khó khăn, cách xa các trung tâm đô thị lớn (Hà Nội), hệ thống cảng biển (Hải Phòng) nên mặc dù đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đã đi vào vận hành, song chi phí vận chuyển vẫn tương đối cao. Đến nay, tỉnh còn chưa xây dựng được các tuyến đường liên thôn, liên xã đã gây khó khăn trong quá trình đi lại, vận chuyển hàng hóa, đặc iệt đối với ngành khai khoáng. Đây là một trong những “vướng mắc” rất lớn đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Lào Cai.
79
Lào Cai còn chưa hoàn thiện, hạ tầng kỹ thuật yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư. Cá dự án đầu tư trước đây vào các khu công nghiệp chủ yếu là các thiết bị, công nghệ của Trung Quốc. Đây phần lớn là các thiết bị, công nghệ sản xuất cũng như thiết bị công nghệ xử lý môi trường tương đối lạc hậu và năng suất thấp.
Cụ thể, quá trình phát triển khu công nghiệp Tằng Loỏng đã gây tác động không nhỏ đến môi trường. Ô nhiễm không khí tại đây chủ yếu bởi bụi, ô nhiễm CO, SO2, NH3, H2S, hơi axit, hơi kiềm… và tiếng ồn; Lượng chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh tại khu công nghiệp có xu hướng ngày càng gia tăng với mức độ khá cao. Với những điều kiện về cơ sở vật chất – hạ tầng như vậy, các nhà đầu tư khó lòng có thể lựa chọn đầu tư vào khu vực này.
Trình độ lao động c n hạn chế, năng lực quản lý chưa cao
Lào Cai một là tỉnh miền núi với xuất phát điểm thấp, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến 64%, tỷ lệ hộ nghèo cao, vì vậy nguồn nhân lực mặc dù rất dồi dào, song sự thiếu hụt trầm trọng người lao động đã qua đào tạo, kỹ sư, cán ộ quản lý, tiếp tục là rào cản đối với công tác thu hút đầu tư nước ngoài.
Công tác quản lý tài chính, phản ánh nghiệp vụ thu chi của các cơ quan trong tỉnh chưa được thực hiện tốt, ý thức chấp hành chế độ áo cáo kém. Năng lực của cấp quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Thực tế cho thấy, công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh thời gian qua vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ cán ộ có trình độ sau đại học hiện nay còn ít, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý. Công tác phát hiện cán bộ trẻ, chuyên gia giỏi và thu hút nhân tài về làm việc ở tỉnh còn nhiều hạn chế. Nhân lực chất lượng cao phân bố không đồng đều giữa các vùng và các ngành, nhất là một số ngành trọng điểm chưa có hoặc có rất ít nhân lực trình độ sau đại học. Chưa có cơ chế cụ thể gắn công tác đào tạo với sử dụng nhân lực. Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn giỏi, tay nghề giỏi còn thấp, chỉ chiếm 0,42% số người đang làm việc. Tỷ lệ lao động có trình độ cao là người dân tộc thiểu số còn thấp, chiếm 5,1% số người có trình độ sau đại học, thiếu các chuyên gia đầu ngành, công nhân kỹ thuật giỏi và các nghệ nhân.
Một số dự án đầu tư chưa hoạt động hiệu quả
80
án nhà đầu tư chưa nghiên cứu kỹ thị trường, trình độ quản lý hạn chế, không nắm vững các quy định của pháp luật Việt Nam.
Những rào cản về ngôn ngữ, sự khác biệt về quy định pháp luật của Việt Nam với nước ngoài đã gây khó khăn trong công tác đăng ký và hoạt động của một số dự án FDI tại Lào Cai. Một số nhà đầu tư khi lập dự án không nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường nên khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Một số nhà đầu tư quy mô nhỏ, năng lực tài chính, hạn chế, trình độ quản lý yếu, không nắm vững các quy định pháp luật của Việt Nam, do đó khi triển khai thực hiện dự án gặp nhiều vướng mắc, hiệu quả đầu tư thấp.
Chính sách về đầu tư của Nhà nước chưa đủ tính hấp d n
Nhiều dự án tại tỉnh Lào Cai đã thực hiện đầu tư, song hầu như không hoạt động, hiệu quả sử dụng đất kém, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư, tuy nhiên các cơ chế, chính sách và áp dụng các chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn, lúng túng.
Về cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động FDI của Việt Nam đã có rất nhiều lần thay đổi, do đó ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư và nắm bắt thông tin của các nhà đầu tư. Các quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai và các Văn ản quy phạm pháp luật khác có liên quan tới việc thu hồi giấy CNĐT, thu hồi đất, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư còn chưa cụ thể, chế tài xử lý chưa nghiêm; giữa các luật này còn nhiều điểm bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo nên chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư khi đến với Lào Cai.
Quỹ đất để vận động, giới thiệu cho các Nhà đầu tư còn hạn chế, nhất là quỹ đất tại các khu công nghiệp, các trung tẩm phát triển của tỉnh như thành phố Lào Cai, thị trấn Sapa. Quy hoạch của tỉnh chưa rõ ràng, cơ chế giải phóng mặt bằng tiến hành chậm làm giảm sức hút đầu tư của tỉnh.
Thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả
Công tác xúc tiến đầu tư cũng được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo tốt, tuy nhiên việc triển khai thực hiện còn chậm đổi mới, thiếu các giải pháp mang tính đột phá trong việc tiếp cận, vận động các dự án lớn, phù hợp với định hướng khuyến khích, ưu đãi của tỉnh.
81
Hoạt động quảng á, thực hiện các chương trình xúc tiến của các cơ quan trong tỉnh còn kém hiệu quả. Chưa khai thác được thế mạnh của một tỉnh Biên giới trong việc kết nối trao đổi thông tin về đầu tư với nước láng giềng. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương còn khiêm tốn nên hạn chế tính phong phú và chuyên sâu; chưa tranh thủ thêm được nguồn kinh phí từ các tổ chức khác để bổ sung vào nguồn kinh phí xúc tiến đầu tư. Đội ngũ thực hiện công tác xúc tiến đầu tư đều kiêm nhiệm, khối lượng công việc chuyên môn tương đối lớn.